Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 81)

5. Ket cấu của đề tài

1.3. Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay Doanh nghiệp xây lắp tại Ngân

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng

hàng thương mại đối với Doanh nghiệp xây lắp

Để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM, có thể đánh giá thông quá các chỉ tiêu đo lường như sau:

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM là các chỉ tiêu rất khó xác định, thường chỉ mang tính tương đối để

các NHTM tham khảo, đánh giá so với thực tế hoạt động của mình để có những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Các chỉ tiêu thường được sử dụng:

- Mức độ hài lòng của khách hàng: Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM sử dụng nhiều nhất, chỉ tiêu này cho biết mức độ hài lòng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tác phong của nhân viên, tốc độ xử lý công việc ... nhằm đưa ra các giải pháp mang tính chủ động của các NHTM để nâng cao hiệu quả xử lý công việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Mức độ tuân thủ các quy định, quy chế của NHNN và chính phủ: Các quy định, quy chế của NHNN và chính phủ đưa ra đều nhằm mục đích hoàn thiện hành lang pháp lý giúp các NHTM nâng cao chất lượng, tính an toàn trong hoạt động của mình. Tuy nhiên các quy định đưa ra không thể tránh khỏi có những kẽ hở, thiếu sót có thể gây ra hiện tượng lách luật trong thực tế. Việc tuân thủ các quy chế, quy định cho biết mức độ áp dụng các quy định, khuyến nghị của NHNN và chính phủ, cũng chính là việc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và chất lượng tín dụng của chính NHTM.

- Mức độ tối giản hồ sơ và quy trình cấp tín dụng: Hoạt động tín dụng của NHTM luôn đòi hỏi sự chặt chẽ đầy đủ về cả hồ sơ và quy trình theo đúng quy định, tuy nhiên cũng cần tối giản hóa và loại bỏ những hồ sơ, thủ tục không cần thiết để rút ngắn tối đa thời gian tác nghiệp, gia tăng thời gian thẩm định tín dụng, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Đối với các chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu thường xuyên được các NHTM sử dụng chính là mức độ hài lòng của khách hàng bởi đây là yếu tố đánh giá chất lượng tín dụng trực tiếp từ các khách hàng. Trên cơ sở đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, các NHTM đề xuất, xây dựng những giải pháp kế

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi vốn từ việc cho vay DNXL. Chỉ

tiêu này càng xấp xỉ 1 càng tốt. Khi ngân hàng thực hiện thẩm định, cho vay 1 khoản vay đối với DNXL, Ngân hàng phải tính toán, xem xét khả năng trả nợ của DNXL. Điều này thể hiện ở việc sau khi hết thời gian vay vốn, nguồn vốn thanh toán khoản nợ đến hạn có được đảm bảo hay không. Chỉ tiêu này chứng

hoạch để nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng tín dụng tại chính ngân hàng.

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá chất lượng tín dụng đối với các DNXL, một số chỉ tiêu có thể được sử dụng như sau:

- Chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay cho vay DNXL:

+ Dư nợ của các DNXL: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn vay của DNXL cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng của ngân hàng.

+ Tỷ trọng dư nợ DNXL / Tổng dư nợ: chỉ tiêu này cho thấy mức độ tập trung về cho vay của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng là DNXL.

Chỉ tiêu tình hình cho vay DNXL phản ánh quy mô cho vay các DNXL (số tuyệt đối và số tương đối). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ quy mô cho vay các DNXL trong ngân hàng càng lớn.

- Cơ cấu cho vay đối với DNXL: Chi tiêu này được tính toán như sau:

Cơ cấu cho vay đối với DNXL = D" , ' nh'" ; ™ch yDNXL__x 100% Tông Doanh sô cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tổng số tiền cho vay đối với các DNXL so với tổng số tiền chi nhánh cho vay đối với tất cả khách hàng doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng tăng, chứng tỏ quy mô cho vay DNXL tăng lên, xét trong 1 năm tài chính, chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn đối với DNXL. Điều này thể hiện ở chỗ, nếu DNXL kinh doanh có hiệu quả, vòng quay vốn tín dụng tăng lên, nhu cầu vay vốn tăng lên, Ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân, doanh số cho vay tăng lên.

- Doanh số thu hồi nợ DNXL: Chi tiêu này được tính toán như sau:

Chi tiêu này được tính toán như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNXL = _______D 1 1D nỢ quá hạn D DNNXL

x 100% Tổng dư nợ của DNXL

Theo thông tư 02 ngày 21/01/2013 của NHNN: “ Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Một khoản vay không trả đầy đủ, đúng hạn như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì trở thành nợ quá hạn. Ngân hàng sẽ chuyển khoản vay đó thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ, cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt, không để xảy ra nợ quá hạn các khoản vay và ngược lại.

Thực tế cho thấy hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nói chung không thể không có nợ quá hạn. Ngân hàng phải chấp nhận nợ quá hạn, cố gắng kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ hợp lý. Tỷ lệ nợ quá hạn được xem là cao hay thấp cần so sánh với tỷ lệ chung của ngành và tỷ lệ chấp nhận của chính ngân hàng cho vay. Qua chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xem xét đánh giá khả năng trả nợ của từng khách hàng, trên cơ sở đó có những chính sách cho vay thích hợp đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

- Tỷ lệ nợ xấu đối với DNXL: Chi tiêu này được tính toán như sau:

Tỷ lệ nợ xấu đối với DNXL = ____ DD X nợ ' xiu DNXL

______ x 100% Tổng dư nợ của DNXL

Tỷ lệ nợ xấu của khách hàng: nợ ngân hàng được chia làm 5 nhóm nợ trong đó nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng, phản ánh khả năng thu hồi nợ của khoản cho vay. Một ngân hàng có dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng được đánh giá là thấp bởi điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng mất vốn cao. Chất lượng tín dụng cao phải đồng nghĩa với nợ xấu thấp và nợ nhóm 2 ở mức độ chấp nhận được vì nợ nhóm 2 tuy chưa được coi là nợ xấu nhưng luôn có nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Do đó, các ngân hàng luôn có ý thức kiểm soát tỷ lệ dư nợ nhóm 2.

1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các Doanh nghiệp xây lắp

Chất lượng hoạt động tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng, bao gồm các nhân tố bên trong Ngân hàng và các nhân tố bên ngoài. Để quản lý được chất lượng tín dụng đòi hỏi phải xác định được các nhân tố gây ảnh hưởng. Các nhân tố này bao gồm:

1.3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố xuất phát từ phía chi nhánh NHTM:

- Chất lượng cán bộ QLKH của chi nhánh NHTM: Trong bất kỳ hoạt động của tổ chức nào, yếu tố con người cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tổ chức đó. Trong hoạt động ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, con người, cụ thể là các cán bộ kinh doanh trực tiếp, sẽ quyết định sự thành bại của hệ thống ngân hàng và của chi nhánh

NHTM. Trong hoạt động cấp tín dụng, cán bộ QLKH là người trực tiếp tiếp làm việc với khách hàng, thu thập hồ sơ, thẩm định cho vay, tuân thủ quy trình, quy định, kiểm tra trước, trong và sau cho vay, thu nợ khoản cấp tín dụng. Do đó, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, kiến thức của cán bộ QLKH là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng và từng chi nhánh. Ngày nay, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng, cùng với đó là sự tinh vi của rất nhiều các thủ đoạn đến từ bên ngoài như môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật và từ chính khách hàng. Chính điều này đòi hỏi cán bộ QLKH cần phải có phẩm chất đạo đức, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh: một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh NHTM là quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hoạt động này giúp chi nhánh phát hiện kịp thời những sai sót, từ đó có biện pháp sớm khắc phục, sửa chữa, tránh ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đây có thể cói là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong hoạt động của ngân hàng. Hoạt động kiểm tra được thực hiện trong tất cả các bước của quá trình cấp tín dụng, đó là kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Chi nhánh ngân hàng có thể thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

- Chất lượng thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Cán bộ QLKH ngoài việc thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, cần tìm hiểu thêm các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, điều kiện kinh tế xã hội và các yếu tố khác. Trong một số trường hợp nhất định, thông tin phi tài chính lại là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay và chất lượng tín dụng của

khoản vay đó. Thông tin có thể thu thập được như hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các cán bộ, thông tin từ khách hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ là hạn chế được rủi ro có thể xảy ra đối với việc cấp tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

- Trang thiết bị, công nghệ ngân hàng: giúp giảm khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian của cán bộ QLKH, hỗ trợ cán bộ trong việc thu thập thông tin, thẩm định, đánh giá nội dung công việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, công nghệ hiện đại cũng giúp cho ngân hàng quản lý khách hàng chặt chẽ hơn, kịp thời phát hiện ra sai sót, đảm bảo chất lượng khoản cấp tín dụng.

1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Đây là nhóm các nhân tố xuất phát từ Hội sở chính và NHNN, bao gồm:

- Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ đối với khách hàng nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng cho ngân hàng. Nó được bắt đầu từ khi thẩm định khoản vay, giải ngân, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay tới thu hồi nợ nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Chất lượng cho vay có được đảm bảo hay không phụ thuộc vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các bước trong quy trình cho vay. Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng: là hệ thống các văn bản về định hướng, biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay hạn chế cho vay loại hình doanh nghiệp này cũng như hình thức vay để đạt được mục tiêu đã được hoạch định, hạn chế rủi ro và bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay. Chính sách cho vay là một nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay

thất bại của một NHTM trong cho vay. Một chính sách cho vay đúng đắn và linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả cho vay, thu hút thêm khách hàng, phân tán rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng.

Ngoài ra, các chính sách về tiếp thị khách hàng lãi suất, thời hạn cho vay hay chính sách về bảo đảm tiền vay cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Những chính sách cấp tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Hệ thống thông tin, văn bản, quy định và công tác kiểm tra kiểm soát của NHNN đối với các NHTM:

Hệ thống thông tin của NHNN giúp cho các NHTM có thể thực hiện hiện tra cứu thông tin, nắm bắt được các thông tin liên quan đến khách hàng, khoản vay, thị trường, rủi ro...Từ đó, có những đánh giá, cập nhật đầy đủ, đảm bảo khoản cấp tín dụng an toàn, chất lượng.

Các văn bản, quy định của NHNN cần được hệ thống hóa một cách hợp lý, tránh chồng chéo, thực tế và cần có thông tư hướng dẫn kịp thời, đảm bảo việc thực hiện, tuân thủ của NHTM một cách nhanh chóng nhất.

Việc kiểm tra, kiểm soát các NHTM giúp NHNN có thể đánh giá được tính thực tế của các văn bản, quy định ban hành, quản lý được rủi ro hệ thống, phát hiện sớm những vi phạm có thể xảy ra, từ đó chất lượng tín dụng mới được kiểm soát.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN

HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Tên tiếng Anh: Joint stock commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam - Hanoi branch).

Tên viết tắt: BIDV Hà Nội

Trụ sở: Số 4B Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 60 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam.

Đến năm 1981, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và tách khỏi Bộ Tài Chính, trực thuộc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 259-CP 24 tháng 6 năm 1981, trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Từ năm 1981-1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững

và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trong thời kỳ này và với mục đích hoàn thiện hệ thống

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w