Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp xây lắp tạ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

5. Ket cấu của đề tài

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp xây lắp tạ

Nội

3.2.1. Định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng tín dụng đốivới Doanh nghiệp xây lắp. với Doanh nghiệp xây lắp.

Đối với ngành ngân hàng trong thời kỳ hiện nay, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được an toàn và phát triển bền vững. Các chiến lược cụ thể cũng đã được BIDV Hà Nội xây dựng và áp dụng thực hiện:

- Duy trì việc theo sát, đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng để nắm bắt và xử lý nhu cầu, khó khăn trong từng giai đoạn, bên cạnh đó luôn tiếp cận, tiếp thị các sản phẩm, chương trình ưu đãi mới để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.

- Đẩy mạnh việc phát triển quan hệ tín dụng đối với nhóm khách hàng tốt, có xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên, có năng lực và nguồn lực đảm bảo thông qua việc bám sát khách hàng, tiếp cận các dự án mà khách hàng đang tham gia, đầu tư. Bên cạnh việc mở rộng, gia tăng quy mô, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, thẩm định nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ quá hạn, đặc biệt là tránh phát sinh nợ xấu.

- Đặt an toàn tín dụng là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, có kế hoạch giảm dần dư nợ đối với các khách hàng suy giảm năng lực tài chính, có nguy cơ xảy ra nợ quá hạn và nợ xấu.

- Đặt giới hạn tăng trưởng tín dụng từ 15-18% nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng ở mức cao nhất, ưu tiên tiếp cận, đặt quan hệ tín dụng đối với

khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp.

- Đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 0,6%. Đảm bảo tính riêng biệt, độc lập giữa hoạt động tiếp cận, đề xuất cấp tín dụng và thẩm định tín dụng.

- Gia tăng tối tỷ trọng của hoạt động phi tín dụng, dịch vụ - đây là hoạt động có ít rủi ro, có tính bền vững khá cao nhằm giảm bớt áp lực về lợi nhuận của hoạt động tín dụng.

- Theo dõi, quản lý chặt dòng tiền từ hoạt động xây lắp của khách hàng theo từng công trình nhằm đảm bảo khách hàng không phát sinh nợ quá hạn.

- Tích cực xử lý tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng nhằm thu hồi tối đa nợ, giảm thiểu thiệt hại của ngân hàng.

- Chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp theo định hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro mất vốn.

- Khuyến khích, định hướng cho khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm nhằm nâng cao tỷ trọng dư nợ có TSBĐ, nâng cao chất lượng an toàn tín dụng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng nhân sự, cán bộ

BIDV luôn luôn đặt công tác đào tạo cán bộ là mối quan tâm hàng đầu của toàn hệ thống, đây là yếu tố then chốt để hướng đến các mục tiêu chung trong cả ngắn hạn và dài hạn. Nguồn nhân lực của BIDV luôn được hướng đến với các yếu tố: tác phong chuyên nghiệp, thành thạo ngoại ngữ, am hiểu luật pháp và đặc biệt là có chuyên môn nghiệp vụ cao. Công tác đào tạo cán bộ cần được lên kế hoạch theo định hướng:

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo nhân sự, cán bộ dựa trên định hướng phát triển kinh doanh và số hóa ngân hàng: Tập trung các cán bộ có

năng lực tốt, có đủ kinh nghiệm để tạo thành nhóm cán bộ trong diện quy hoạch, bổ nhiệm cho các vị trí chủ chốt nhằm phục vụ cho công tác mở rộng mạng lưới ngân hàng và phát triển các dịch vụ Ngân hàng số, hiện đại. Bên cạnh đó cần tái cơ cấu đội ngũ cán bộ theo thế mạnh, chuyên môn công tác để nâng cao năng suất lao động.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ: Tổ chức công tác tuyển dụng theo nguyên tắc công khai, minh bạch, nêu cụ thể rõ ràng các tiêu chí tuyển dụng trong thông báo tuyển dụng nhằm thu hút các ứng viên có trình độ, chuyên môn phù hợp với các vị trí cần bổ sung. Bên cạnh đó cần liên tục thay đổi các bộ đề thi, câu hỏi sao cho sát với tình hình thực tế để đảm bảo tính nhanh nhạy, cập nhật thông tin của các ứng viên. Đối với công tác đào tạo cán bộ, cần luân chuyển cán bộ thường xuyên, đảm bảo các cán bộ đều nắm rõ nhiều loại nghiệp vụ trọng yếu phục vụ cho công tác phát triển kinh doanh.

3.2.3. Tăng cường công tác thẩm định cấp tín dụng

Công tác thẩm định tín dụng là bước then chốt quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc thẩm định tín dụng cần tuân theo đúng quy định của BIDV và đảm bảo an toàn theo các nhân tố đánh giá rủi ro được ban hành. Kinh nghiệm trong công tác thẩm định tín dụng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định tín dụng, vì vậy cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.

3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau cho vay, kiểm soát rủi ro tronghoạt động cho vay ngắn hạn hoạt động cho vay ngắn hạn

Hoạt động cấp tín dụng luôn chứa đựng các yếu tốt rủi ro đối với các NHTM, đối với BIDV Hà Nội, hoạt động cho vay đối với các DNXL cũng tiềm ần khá nhiều rủi ro. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận

khá lớn cho chi nhánh, do đó công tác kiểm tra sau cho vay, kiểm soát rủi ro cần được quan tâm đặc biệt để đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát nội bộ trong chi nhánh BIDV Hà Nội đối với tất cả các nghiệp vụ theo đúng định hướng của BIDV.

- Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ, phân tích, đánh giá rủi roc ho các cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra trong và sau cho vay bằng nhiều biện pháp: kết hợp cả số liệu khách hàng cung cấp và số liệu sổ sách kế toán. Định kỳ kiểm tra thực tế các công trình của khách hàng do BIDV tài trợ vốn, theo dõi quản lý chặt chẽ dòng tiền nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, nguồn tiền thanh toán được đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro.

3.2.5. Duy trì và đẩy mạnh hiệu quả trong công tác thu hồi nợ xấu, nợquá hạn quá hạn

Công tác thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn luôn được Ban lãnh đạo BIDV Hà Nội quan tâm và chỉ đạo trực tiếp. Công tác này đòi hỏi sự kiên trì, bám sát khách hàng cùng với đó là sự khéo léo trong việc xử lý thông tin của cán bộ khách hàng. Công tác này cần được tiếp tục triển khai tích cực trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w