Định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng tín dụng đối vớ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 82)

5. Ket cấu của đề tài

3.2.1. Định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng tín dụng đối vớ

lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

3.2.1. Định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng tín dụng đốivới Doanh nghiệp xây lắp. với Doanh nghiệp xây lắp.

Đối với ngành ngân hàng trong thời kỳ hiện nay, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được an toàn và phát triển bền vững. Các chiến lược cụ thể cũng đã được BIDV Hà Nội xây dựng và áp dụng thực hiện:

- Duy trì việc theo sát, đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng để nắm bắt và xử lý nhu cầu, khó khăn trong từng giai đoạn, bên cạnh đó luôn tiếp cận, tiếp thị các sản phẩm, chương trình ưu đãi mới để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.

- Đẩy mạnh việc phát triển quan hệ tín dụng đối với nhóm khách hàng tốt, có xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên, có năng lực và nguồn lực đảm bảo thông qua việc bám sát khách hàng, tiếp cận các dự án mà khách hàng đang tham gia, đầu tư. Bên cạnh việc mở rộng, gia tăng quy mô, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, thẩm định nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ quá hạn, đặc biệt là tránh phát sinh nợ xấu.

- Đặt an toàn tín dụng là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, có kế hoạch giảm dần dư nợ đối với các khách hàng suy giảm năng lực tài chính, có nguy cơ xảy ra nợ quá hạn và nợ xấu.

- Đặt giới hạn tăng trưởng tín dụng từ 15-18% nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng ở mức cao nhất, ưu tiên tiếp cận, đặt quan hệ tín dụng đối với

khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp.

- Đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 0,6%. Đảm bảo tính riêng biệt, độc lập giữa hoạt động tiếp cận, đề xuất cấp tín dụng và thẩm định tín dụng.

- Gia tăng tối tỷ trọng của hoạt động phi tín dụng, dịch vụ - đây là hoạt động có ít rủi ro, có tính bền vững khá cao nhằm giảm bớt áp lực về lợi nhuận của hoạt động tín dụng.

- Theo dõi, quản lý chặt dòng tiền từ hoạt động xây lắp của khách hàng theo từng công trình nhằm đảm bảo khách hàng không phát sinh nợ quá hạn.

- Tích cực xử lý tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng nhằm thu hồi tối đa nợ, giảm thiểu thiệt hại của ngân hàng.

- Chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp theo định hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro mất vốn.

- Khuyến khích, định hướng cho khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm nhằm nâng cao tỷ trọng dư nợ có TSBĐ, nâng cao chất lượng an toàn tín dụng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w