5. Ket cấu của đề tài
3.3.3. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan
Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần tiếp tục duy trì vai trò của mình trong việc hoàn thiện các quy định trong hoạt động ngân hàng và các văn bản có liên quan tới lĩnh vực xây dựng nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, làm cơ sở để các NHTM thực hiện vai trò mạch máu lưu thông của nền kinh tế. Tôi xin có một số đề xuất như sau:
- Liên tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hiện hành sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh của ngành
ngân hàng trong từng thời kỳ. Cùng với đó là xóa bỏ các văn bản đã cũ, mang tính chồng chéo và không còn phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn trong hoạt động của các NHTM.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu, hạn chế triệt để tiêu cực trong công tác đấu thầu nhằm nâng cao chất lượng của ngành xây lắp, khuyến khích các nhà thầu trong nước có năng lực tốt, uy tín tham gia các dự án lớn khi có đủ năng lực, kinh nghiệm để tận dụng tối đa nguồn lực của kinh tế nước nhà và từng bước nâng cao chất lượng ngành xây lắp của các DNXL Việt Nam. Trên thực tế, có nhiều dự án công trình trong nước vẫn đang do các nhà thầu nước ngoài làm thầu chính, các nhà thầu trong nước, đặc biệt là các Tổng công ty, Tập đoàn lớn có đủ kinh nghiệm, năng lực lại đang làm thầu phụ, ảnh hưởng tới quyền lợi của các DNXL trong nước.
- Áp dụng các chế tài chặt chẽ, cương quyết hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng của các dự án trọng điểm, đảm bảo tiến độ thi công của các nhà thầu, các dự án hoàn thành, đưa vào hoạt động đúng tiến độ góp phần nâng cao hiệu quả của ngành xây lắp nói chung trong công tác phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập và phát triển, thị trường tài chính trong giai đoạn vừa qua cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các diễn biến tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh các kênh thông tin, giao dịch truyền thống, thế giới số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã thay đổi khá nhiều về nhận thức, phương thức hoạt động của nền kinh tế đòi hỏi các NHTM cần phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi và nâng cao chất lượng dịch vụ, tín dụng trong bối cảnh hoạt động ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt.
Với bề dày truyền thống 63 năm, hệ thống BIDV nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thi công các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ mục tiêu thúc đẩy kinh tế đất nước của Chính phủ đề ra.
Với nền khách hàng DNXL là các đối tác truyền thống, có quan hệ tín dụng lâu năm, dư nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh BIDV Hà Nội, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNXL là yêu cầu cấp thiết của BIDV Hà nội nhằm đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và an toàn, bền vững trong hoạt động ngân hàng của chi nhánh.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của chi nhánh BIDV Hà Nội, tôi đã nêu, đánh giá thực trạng về hoạt động cấp tín dụng đói với nhóm các DNXL tại chi nhánh đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm các DNXL.
Tuy nhiên hoạt động cho vay đối với các DNXL là một đề tài đặc thù đòi hỏi phải nghiên cứu liên tục theo từng thời kỳ của nền kinh tế, cập nhật và áp dụng, phân tích các văn bản pháp luật có liên quan không chỉ của ngành ngân hàng mà còn của cả ngành xây dựng và các ngành, nghề có liên quan tham gia
trong hoạt động xây lắp. Do vậy nội dung tôi đã trình bày và đề xuất không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của các thầy cô, quý độc giả đề luận văn được hoàn thiện hơn, phát huy hiệu quả và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay đối với DNXL trong hoạt động ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (2017 - 2019), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (2017 - 2019), Báo cáo tín dụng, Hà Nội.
3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (2017 - 2019), Báo cáo Tổ chức nhân sự BIDVHà Nội, Hà Nội.
4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định số 350/QĐ- BIDVvề việc Ban hành quy chế cho vay, Hà Nội.
5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quy định số 8081/QyĐ- BIDVvề quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức, Hà Nội.
6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Quyết định số 1139/QĐ- BIDVvề việc Ban hành Chính sách cấp tín dụng, Hà Nội.
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), Quyết định số 425/QĐ- BIDV về Sản phẩm tín dụng theo ngành đối với khách hàng doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Quyết định số 9546/BIDV-QLTD về việc Ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đối với khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân.
9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Công văn số 8546/BIDV- QLTD về việc Hướng dẫn triển khai Hệ thống XHTDNB mới đối với Khách hàng.
10. Peter S.Rose (2004), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Tô Ngọc Hưng (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
12. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
13. Ngân hàng nhà nước (2013), thông tư 02 ngày 21/01.2013 về Phân loại tài
sản có mức trích, phương pháp trích lập DPRR trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNN, Hà Nội.
14. Ths Trần Quang Hưng (2017), “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Hà Nội”.
15. Ths Phạm Trọng Dũng (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Hà Nam”.