1.3.1. Tiêu chí đánh giá quy trình thanh tra trực tiếp
30
công tác thanh tra trực tiếp được thực hiện khách quan, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
* Tính khoa học, tối ưu của quy trình:Thể hiện ở việc thực hiện quy
trình thanh tra có trình tự khoa học, tránh trùng lắp, chồng chéo. Quy trình thanh tra khoa học, tối ưu, gọn nhẹ sẽ đảm bảo cho công tác thanh tra trực tiếp được thông suốt, đạt hiệu quả cao.
1.3.2. Tiêu chí đánh giá trực tiếp công tác thanh tra trực tiếp
a. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra
Con người là nhân tố quan trọng, quyết định trong mọi hoạt động. Một đội ngũ làm công tác thanh tra có chất lượng sẽ quyết định chất lượng công tác thanh tra ngân hàng. Cán bộ thanh tra phải có năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về thanh tra, giám sát ngân hàng; có khả năng phân tích, đánh giá một cách cụ thể, toàn diện để có thể đưa ra những kết luận đúng đắn và những kiến nghị chính xác. Ngoài ra, cán bộ thanh tra phải có đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo công tâm trong việc thực thi nhiệm vụ được giao.
`ɪrong xu thế mở cửa và hội nhập thế giới, sự hiện diện của các TCTD nước ngoài, sự phát triển các sản phẩm dịch vụ, các hoạt động nghiệp vụ mới, cũng như sự bùng nổ khoa học công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, tập trung vào kỹ năng quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng hiện đại, các kỹ năng bổ trợ như tổng hợp, phân tích, đánh giá là rất cần thiết.
Việc bố trí, cơ cấu cán bộ thanh tra đảm bảo đủ về số lượng, đủ trình độ, năng lực đảm nhận nhiệm vụ sẽ quyết định chất lượng công tác thanh tra trực tiếp tại TCTD.
b. Công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành thanh travà việc chấp hành quy chế của Đoàn thanh tra
Công tác chuẩn vị các điều kiện cần thiết để tiến hành thanh tra là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất luợng công tác thanh tra.
Tìm hi ểu đối tuợng thanh tra truớc khi ra quyết định thanh tra; xây dựng kế hoạch chi tiết về các nội dung thanh tra, phuơng pháp thanh tra, thời gian thanh tra, phân công nhi ệm vụ cụ thể cho từng thành viên đoàn thanh tra cũng nhu kế hoạch của từng thành viên, trên cơ sở đó có định hướng tập trung thanh tra các n ội dung trọng yếu.
Từng thành viên đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công. Căn cứ vào nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, điều này giúp cho ĐTT nhanh chóng tiếp cận, nghiên cứu, xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra và là căn cứ để đánh giá thái độ hợp tác, mức độ trung thực của đối tượng thanh tra; là căn cứ để ĐTT cân nhắc, chọn lọc những vấn đề chưa rõ cần tập trung xác minh và thu thập chứng cứ.
Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất: Đây là điều kiện cần thiết để ĐTT thực thi công cụ. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ hạn chế việc phát sinh, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra, gồm: kinh phí, phương tiện đi lại, điều kiện ăn ở, giấy đi đường, văn phòng phẩm, thiết bị công tác như máy ghi âm, máy tính, máy ảnh ...
Với việc chuẩn vị đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi thanh tra, cán bộ thanh tra sẽ sơ bộ có được bức tranh về TCTD, trên cơ sở đó tìm ra cách thức, phương pháp thanh phù hợp, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Quá trình thanh tra, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhất là quy định của Luật Thanh tra, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra còn phải bảo đảm đúng theo quy trình thanh tra và quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra
32
c. Tính chính xác, đầy đủ và hiệu lực thi hành của Kết luận thanh tra:
Kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý là một dạng “sản phẩm” của cuộc thanh tra, kết luận thanh tra có sức thuyết phục cao biểu hiện ở tính đúng đắn, khách quan và có giá trị thiết thực, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật để góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nuớc.
Tính chính xác, đầy đủ của Kết luận thanh tra thể hiện: việc hoàn thành đầy đủ các nội dung thanh tra theo kế hoạch; có đầy đủ cơ sở để đua nhận định, đánh giá và chỉ ra các rủi ro, những tồn tại, sai phạm cũng nhutổng thể hoạt động của TCTD; việc kiến nghị và xử lý triệt để các sai phạm, tồn tại, vi phạm đuợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
Việc ban hành kết luận thanh tra, các kiến nghị và các quyết định xử lý kết quả thanh tra phải đúng pháp luật, khách quan, kịp thời, nghiêm minh, nhung cũng phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, đảm bảo TCTD thực hiện đầy đủ.
Chất luợng cuộc thanh tra không tính bằng giá trị hiện vật thu đuợc mà thể hiện qua những kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý và các giải pháp sửa chữa đuợc đối tuợng thanh tra nghiêm chỉnh chấp hành.
d. Chỉ tiêu phát hiện những sai phạm trọng yếu của TCTD và kiến nghị khắc phục, xử lý.
Chỉ tiêu này đuợc thể hiện qua số luợng và chất luợng của các kiến nghị, quyết định xử lý từ kết quả thanh tra và yêu cầu TCTD thực hiện. Thông qua công tác thanh tra trực tiếp, việc phát hiện đuợc những sai phạm tồn tại mang tính trọng yếu liên quan hoạt động của TCTD, ảnh huởng đến rủi ro hoạt động của TCTD và bị xử lý theo quy định của Pháp luật. Đây là một cảnh báo, giúp phòng ngừa và hạn chế những sai phạm trong hoạt động của các TCTD.
e. Kết quả thực hiện các kiến nghị, xử lý của TCTD mà Kết luận thanh tra đã nêu.
Hiệu quả của công tác thanh tra đuợc thể hiện thông qua việc chấp hành chỉnh sửa những tồn tại, sai phạm của TCTD đã nêu trong Kết luận thanh tra. Từ đó, TCTD sẽ điều chỉnh hoạt động của mình đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, tránh tình trạng sai phạm lặp lại. Muốn vậy, những kiến nghị đối với những vấn đề liên quan đến những sai phạm trong hoạt động của TCTD đuợc thanh tra phải xác đáng, trọng yếu và có tác dụng khắc phục các vi phạm trong quá trình thực hiện và hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD.
f. Sự phối hợp của NHNN Chi nhánh với NHNNVN và các cơ quan chức năng trong hoạt động Thanh tra trực tiếp.
Việc phối hợp chặt chẽ giữa NHNN Chi nhánh với NHNN VN giúp cho việc định huớng chuơng trình, kế hoạch thanh tra phù hợp với tình hình thực tế tại địa phuơng; giải quyết những khó khăn, vuớng mắc trong công tác thanh tra tại TCTD; chia sẻ thông tin phục vụ hoạt động thanh tra; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản Luật có hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức thanh tra sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan hoặc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác, đòi hỏi phải có sự cộng tác phối hợp thì mới có thể giải quyết nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt. Thực tế cho thấy, nơi nào cơ quan thanh tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan và đuợc Thủ truởng cơ quan nhà nuớc cùng cấp quan tâm thi kết quả hoạt động thanh tra nói chung và kết quả thực hiện các quyền thanh tra nói riêng sẽ đạt kết quả tốt.
Sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan ở đây mang tính chất hai chiều, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nuớc trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, giữ kỷ cuơng pháp luật. Tạo điều kiện cho ĐTT phát huy đuợc vai trò, quyền hạn của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nguợc lại, nếu sự phối hợp không chặt chẽ, thiếu tinh thần trách nhiệm thì việc thực hiện
34
nhiệm vụ thanh tra nói chung và việc sử dụng các quyền trong quá trình thanh tra nói riêng cũng sẽ gặp khó khăn, trở ngại nhất định.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TRA TRỰC TIẾP
1.4.1. Nhân tố bên trong
a. Cơ chế, chính sách, khung pháp lý đối với công tác thanh tra trực tiếp và khung pháp lý đối với tổ chức tín dụng
Về mô hình tổ chức: Tại NHTW, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chịu sự quản lý trực tiếp của Thống đốc NHNN và chịu sự quản lý của Chánh Thanh tra NHTW; tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Thanh tra giám sát ngân hàng chịu sự quản lý của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra NHNN chi nhánh. Hàng năm, NHNN xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát để Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và Thanh tra giám sát chi nhánh thực hiện. Do đó, cần có sự chỉ đạo hợp lý đối với hoạt động của Thanh tra NHNN để có sự thống nhất trong hoạt động quản lý và điều hành. Việc phân cấp cho thanh tra giám sát ngân hàng cần phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả, cần thiết.
NHNN là cơ quan chủ quản soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là cơ sở, khung pháp lý để tiến hành công tác thanh tra.
Hoạt động tiền tệ, ngân hàng có tỉnh rủi ro cao, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để điều chỉnh các hoạt động này là vô cùng quan trọng, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với xu thế hội nhập, nhiều văn bản luật điều chỉnh hoạt động tiền tệ, ngân hàng đã không còn phù hợp, lạc hậu, không hòa hợp với thông lệ quốc tế; chua kịp thời ban hành văn bản luật để điều chỉnh một số hoạt động hiện đang diễn ra trong hoạt động ngân hàng; văn bản Luật có sự chồng chéo, khó khăn trong quá trình thực hiện; không có hệ thống văn
bản đồng bộ để điều chỉnh đối với mô hình TCTD có đặc thù riêng,...
Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ về thanh tra, giám sát ngân hàng, cũng như xây dựng khung pháp lý đầy đủ điều chỉnh mọi hoạt động của TCTD là bước đi đầu tiên, quan trọng giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hệ thống.
b. Nguồn nhân lực
Nhân tố con người đóng vai trò tiên quyết đến chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Công tác thanh tra, giám sát đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về số lượng, có trình độ nghiệp vụ cao, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng phân tích, nhạy bén, được trang bị đầy đủ kiến thức về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng và các văn bản pháp luật khác. Bên cạnh đó, phải được rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính khách quan trung thực trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Người làm công tác thanh tra, giám sát phải có đủ đức và tài.
c. Hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin
Để phù hợp với xu thế phát triển và quản lý hiệu quả các TCTD, điều kiện về hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác thanh tra giám sát ngân hàng. Việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại như hệ thống mạng thông tin liên lạc, truyền dữ liệu từ NHTW tới chi nhánh NHNN hay từ NHNN tới các TCTD sẽ giúp thanh tra, giám sát ngân hàng có đầy đủ thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, kịp thời. Cũng như việc ứng dụng các phần mềm trong giám sát (hiện nay là mô hình dự báo tài chính - FPM)giúp CB thanh tra có thể đánh giá và dự báo được các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động nhằm hướng tới đánh giá và giám sát rủi ro.
36
Để quản lý tốt các TCTD, phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát, đòi hỏi NHNN phải xây dựng hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, nhằm giám sát chặt chẽ từng TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống.
d. Cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nướcvới các cơ quan quản lý nhà nước liên quan
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan có liên quan nhằmchia sẻ thông tin về hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật.Đồng thời phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các Cơ quan thanh tra, giám sát của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau. Với cơ chế phối hợp chặt chẽ sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát.
1.4.2. Nhân tố bên ngoài:
a. Từ phía các Tổ chức tín dụng
Công tác thanh tra trực tiếp có ảnh hưởng không nhỏ từ phía các TCTD như:Hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD; hệ thống quản lý thông tin chất lượng cũng như sự phối hợp của TCTD trong hoạt động thanh tra.
* Đối vớiHệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD: Hoạt động
kiểm soát nội bộ đảm bảo mọi hoạt động của TCTD được thực hiện đầy đủ, an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật; thông tin quản lý và thông tin tài chính có độ tin cậy, đầy đủ, kịp thời; các xung đột lợi ích được phát hiện và ngăn chặn; các sai phạm, hành vi gian lận được phòng ngừa, nhận dạng, giám sát, báo cáo và xử lý. Kiểm toán nội bộ bảo đảm rà soát, định kỳ đánh giá được tính đầy đủ, thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro.
Kiểm soát, kiểm toán nội bộ là bộ máy hữu hiệu trong việc phát hiện những tồn tại, sai phạm trong hoạt động của chính TCTD để có khắc phục, điều chỉnh phù hợp với quy chế nội bộ của đơn vị. Thông qua cơ chế phối hợp, thanh tra, giám sát ngân hàng có thể tham khảo, sử dụng kết quả và kiến nghị mà kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD cung cấp để có cái nhìn bao quát và định huớng tập trung thanh tra, giám sát, đồng thời gián tiếp chấn chỉnh, giám sát hoạt động của TCTD đó. Bên cạnh đó, nhằm tránh việc hợp thức hóa vi phạm của TCTD.Hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ làm tốt chức năng của mình sẽ góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh của TCTD, mục tiêu này phù hợp với mục tiêu của thanh tra, giám sát ngân hàng.
* Hệ thống thông tinquản lý:
Hệ thống thông tin của TCTD đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho hoạt động thanh tra, giám sát thuận lợi, hiệu quả cũng nhu thực hiện chức năng giám sát tại đơn vị. Các TCTD có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu thống kê theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nuớc để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống các TCTD và của từng TCTD. Do đó, việc có một hệ thống thông tin quản lý chất luợng, an toàn, hiệu quả đối với từng TCTD là vô cùng cần thiết.
* Sự phối hợp của đối tượng thanh tra: Không phải TCTD nào cũng có ý thức pháp luật trong việc phối thanh tra ngân hàng khi thực hiện công tác thanh tra tại đơn vị, đặc biệt sai phạm xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Việc TCTD không thực hiện đúng trách nhiệm, gây khó khăn thậm trí chống đối vẫn xảy ra trong thực tiễn. Do đó, ảnh huởng lớn đến kết quả thanh tra.
b. Từ phía các Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan:
Việc thu thập tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung thanh tra không chỉ dừng đuợc thực hiện ở đối tuợng thanh tra mà còn đuợc thu thập, khai thác ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông qua việc
38
thu thập các thông tin, tài liệu này mới giúp cho ĐTT có đủ cơ sở nhận xét, đánh giá, kết luận vụ việc một cách chính xác, khách quan và toàn diện. Do