Thống kê kết quả về nội hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 70 - 156)

STT Nội dung hoạt động bồi dưỡng Tỉ lệ % Tb Rất không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý 1

Hoạt động bồi dưỡng đã phát triển hoàn thiện năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho giáo viên

0 4,8 21,9 68,6 4,8 3,73

2

Hoạt động đã bồi dưỡng năng lực thiết kế giáo án phát triển năng lực người học

0 6,7 14,3 71,4 7,6 3.80

3

Hoạt động bồi dưỡng đã hướng dẫn giáo viên cách thiết kế các công cụ đánh giá năng lực học sinh

1,0 3,8 20,0 71,4 3,8 3,73

4

Các chuyên đề bồi dưỡng đã nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

0 4,8 16,2 73,3 5,7 3,80

5

Hoạt động bồi dưỡng đã nâng cao năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh theo hướng phát triển năng lực

0 5,7 25,7 65,7 2,9 3,65

6

Thông qua bồi dưỡng, năng lực dạy học phân hóa của giáo viên đã được hoàn thiện

7

Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho học sinh

0 6,7 24,8 64,8 3,8 3,65

8

Thông qua hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại trong dạy học

0 3,8 11,4 78,1 6,7 3,87

9

Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng dạy học

0 4,8 16,2 70,5 8,6 3,82

10

Thông qua hoạt động bồi dưỡng hoàn thiện năng lực giao tiếp và kiểm soát cảm xúc của giáo viên trong dạy học

1,0 3,8 17,1 70,5 7,6 3,80

11

Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực thích ứng với các điều kiện dạy học khác nhau

1,0 3,8 24,8 65,7 4,8 3,69

12

Thông qua hoạt động bồi dưỡng giúp giáo viên phát huy năng lực xây dựng môi trường học tập (tạo dựng môi trường học tập, dân chủ, cởi mở, thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn)

1,0 4,8 16,2 70,5 7,6 3,79

13

Thông qua hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyển giao kinh nghiệm dạy học cho đồng nghiệp, phát triển nghề nghiệp của tổ bộ môn, của nhà trường

Biểu đồ 2.4. thống kê kết qủa nội dung hoạt động bồi dưỡng đã khảo sát

Trong bảng 29 câu hỏi về thực trạng công tác BDNLDH cho giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn tp Móng Cái theo Chương trình giáo dục phổ thông mới tác giả luận văn xây dựng 13/29 câu hỏi có liên quan đến nội dụng bồi dưỡng năng lục cho giáo viên theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong các hỏi về nội dung bồi dưỡng điểm Tb dao động từ 3,64 – 3,87, tương đương với mức 3/5 trong chuẩn đánh giá, thang đánh giá 5 bậc. Trong đó nội dung hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại trong dạy học được đánh giá có mức điểm Tb mức cao nhất 3,87 trong đó 3,80 % số người được hỏi không đồng ý nội dung trên, 11,4 % số người được hỏi còn phân vân nội không biết nội dung bồi dưỡng có thật sự đã nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại trong dạy học cho giáo viên. Tuy nhiên có tới 84,8% số người được hỏi đồng ý và rất đồng ý với nội dung bồi dưỡng đã nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại trong dạy học cho giáo viên. Chứng tỏ nội dung bồi dưỡng đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ sử dụng CNTT và thiết bị hiện đại trong dạy học cho giáo viên.

Trong các nội dung bồi dưỡng trên, nội dung bồi dưỡng, năng lực dạy học phân hóa của giáo viên điểm Tb thấp nhất 3,64, trong đó có 6,7% số người được hỏi không đồng ý nội dung trên, 23,80 % còn phân vân (tức còn chưa dám khẳng định nội dung

3.73 3.80 3.73 3.80 3.65 3.64 3.65 3.87 3.82 3.80 3.69 3.79 3.80 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00

1 Hoạt động bồi dưỡng đã phát triển hoàn thiện năng lực phát triển …

2 Hoạt động đã bồi dưỡng năng lực thiết kế giáo án phát triển năng …

3 Hoạt động bồi dưỡng đã hướng dẫn giáo viên cách thiết kế các công …

4 Các chuyên đề bồi dưỡng đã nâng cao năng

lực dạy học tích hợp …

5 Hoạt động bồi dưỡng đã nâng cao năng lực tổ

chức hoạt động dạy …

6 Thông qua bồi dưỡng, năng lực dạy học phân hóa của giáo viên đã … 7 Hoạt động bồi dưỡng

nâng cao năng lực tổ chức tự học, tự nghiên … 8 Thông qua hoạt động

bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng công nghệ … 9 Hoạt động bồi dưỡng

nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến … 10 Thông qua hoạt động

bồi dưỡng hoàn thiện năng lực giao tiếp và … 11 Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực thích ứng với các điều kiện …

12 Thông qua hoạt động bồi dưỡng giúp giáo viên phát huy năng lực xây …

13 Thông qua hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng

lực chuyển giao kinh …

bồi dưỡng đã hoàn thiện năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên, 67,6% đồng ý, 1,9% rất đồng ý. Căn cứ số liệu có 30,5 % không công nhận nghĩa là nội dung bồi dưỡng trên vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu dạy học phân hóa, 69,5% khẳng định hoạt động bồi dưỡng đã giúp hoàn thiện năng lực dạy học phân hóa. Như vậy, ta có thể nhận xét nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa ở các trường THCS tương vẫn còn có những bất cập về nội dung bồi dưỡng dạy học phân hóa vì còn tới 30,5% chưa đồng ý với nội dung bồi dưỡng dạy học phân hóa, hoặc còn phân vân về tính hiệu quả của nội dung bồi dưỡng dạy học phân hóa.

Ở nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh theo hướng phát triển năng lực ta thấy số người được hỏi có tỉ lệ phân vân cao nhất. Cụ thể các chỉ số: có 5,7% số người được hỏi không đồng ý, 25,7% số người được hỏi còn phân vân, 65,7% số người được hỏi đồng ý, 2,9% số người được hỏi rất đồng ý. Phân tích số liệu ta thấy rằng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh theo hướng phát triển năng lực đã được triển khai cho giáo viên ở các trường THCS tại tp Móng Cái. Nội dung bồi dưỡng trên đã đáp ứng được 6,86% nhu cầu của giáo viên. Tuy nhiên, nội dung bồi dưỡng trên cũng còn nhiều vấn đề nên có tới 25,7 % còn phân vân nghi ngờ về tính hiệu quả của nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh theo hướng phát triển năng lực, và còn tới 5,7% không đồng ý với tính hiệu quả của nội dung bồi dưỡng trên. Điều này cho thấy nội dung bồi dưỡng trên còn nhiều bất cập cần bổ sung hiệu chỉnh để có hiệu quả cao hơn.

Về nội dung bồi dưỡng phát triển hoàn thiện năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho giáo viên có 73,4% cho rằng nội dung bồi dưỡng trên có hiệu quả cụ thể có 68,6% đồng ý và 4,8% rất đồng ý với câu hỏi hoạt động bồi dưỡng đã phát triển hoàn thiện năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho giáo viên. Điều này nói lên rằng nội dung bồi dưỡng trên đã được triển khai rộng rãi ở các trường THCS trên địa bàn, Tuy nhiên tính hiệu quả chưa cao còn tới 26,7 % số người được hỏi còn phân vân và không đồng ý với tính hiệu quả của việc bồi dưỡng nội dung trên.

Về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên. Có 79,0 % số người được hỏi đánh giá tích cực đồng ý, rất đồng ý tính hiệu quả của nội dung bồi dưỡng đã nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, chứng tỏ nội dung trên được bồi dưỡng trọng tâm và tương đối hiệu quả. Chỉ có 16,2% còn phân vân về tính hiệu quả của nội dung bồi dưỡng trên và chỉ 4,8% không đồng ý với câu trả lời các chuyên đề bồi dưỡng đã nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên. Tức cho rằng nội dung trên chưa đáp ứng được năng lực dạy học tích hợp theo yêu cầu đổi mới của chương trình phổ thông. Tuy nhiên, ta cũng cần phân tích kĩ nội dung bồi dưỡng này, tại sao nội dụng bồi dưỡng tốt mà năng lực dạy học tích hợp của giáo viên lại chưa tốt? (phần thực trạng năng lực dạy học của giáo viên). Ở đây có sự chênh lệch trong công tác bồi dưỡng do yếu tố vùng miền?

Tóm lại, qua phân tích số liệu một số nội dung BDNLDH cho giáo viên THCS tại tp Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, thông qua phân tích phiếu khảo sát có độ tin cậy theo thang đo Cronbach’s Alpha và đối chiếu chuẩn đánh giá thang đo 5 mức độ có thể khẳng định rằng thực trạng nội dung BDNLDH theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới có nội dung tương đối đa dạng, được triển khai rộng rãi ở các trường trên địa bàn tp Móng Cái, bước đầu đã đạt được những kết quả tương đối tốt, đáp ứng được phần đông giáo viên về nội dung, và hiệu quả nội dung bồi dưỡng. Tuy nhiên, còn nhiều thiếu sót dẫn đến kết quả chưa cao, cần khắc phục, bổ sung để đạt được hiệu quả cao hơn.

2.4.4. Thực trạng các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại các trường THCS thành phố Móng Cái theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13 Thống kê vềhình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS tại thành phố Móng Cái

STT Hình thức bồi dưỡng Tỉ lệ % Tb Rất không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý 1 Nhà trường đã tổ chức hoạt động BDNLDH theo yêu cầu chương trình phổ thông 2018 tập trung theo kế hoạch của nhà trường.

0 5,7 16,2 73,3 4,8 3,77

2

Nhà trường đã tổ chức thực hiện các hoạt động BDNLDH theo chủ đề (tích hợp), dạy học phân hóa… thường xuyên ở tổ, nhóm chuyên môn.

0 5,7 16,2 74,3 3,8 3,76

3

Nhà trường đã tổ chức hội thảo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn về tổ chức hoạt động BDNLDH cho giáo viên theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

0 6,7 17,1 71,4 4,8 3,74

4

Nhà trường đã đôn đốc giáo viên tham gia bồi dưỡng và việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới

0 1,9 11,4 78,1 8,6 3,93

5

Nhà trường chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức BDNLDH theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới.

0 3,8 14,3 75,2 6,7 3,84

Để biết được thực trang các hình thức, cách thức BDNLDH cho giáo viên tại các trường THCS tp Móng Cái theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, tác

giả luận văn đã sử dụng 5 câu hỏi có liên quan đến hình thức, cách thức bồi dưỡng như trên ở cả 5 câu hỏi có điểm Tb. dao động từ 3,74 đến 3,93 đối chiếu với chuẩn đánh giá thang 5 bậc thì các câu trả lời trên tương đương với mức 4 (đồng ý).

Phân tích số liệu bảng số liệu và dựng biểu đồ ta thấy: Phương án người trả lời đồng ý cả 5 câu dao động từ 73,3- 78,1%, số người trả lời rất đồng ý cả 5 câu dao động từ 4,8 – 8,6%. cho thấy thực trạng hình thức, cách thức BDNLDH cho giáo viên tại các trường THCS tp Móng Cái theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều hình thức khác nhau tổ chức hoạt động BDNLDH theo yêu cầu chương trình phổ thông 2018 tập trung theo kế hoạch của nhà trường; tổ chức thực hiện các hoạt động BDNLDH theo chủ đề (tích hợp), dạy học phân hóa… thường xuyên ở tổ, nhóm chuyên môn; hội thảo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn về tổ chức hoạt động BDNLDH cho giáo viên theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới; tham gia bồi dưỡng và việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới; đa dạng hóa hình thức tổ chức BDNLDH theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới. Có thể nói các hình thức bồi dưỡng khá đa dạng và hiệu quả.

Tuy nhiên, căn cứ vào % số người trả lời phân vân dao động từ 11,4 – 17,1%, thực trạng hình thức bồi dưỡng vẫn còn một số bất cập như chưa có sự thống nhất bồi dưỡng về mặt hình thức trong toàn thành phố, việc triển khai cũng ở các mức độ khác nhau, vận dụng linh hoạt theo từng trường, từng khu vực. Căn cứ vào % số người trả lời không đồng ý cả 5 câu dao động từ 1,9 - 6,7%. ta thấy đâu đó một số trường thực hiện các hình thức chưa tốt, thiếu tính đa dạng, hoặc quản lý các hình thức bồi dưỡng chưa tốt.

Trong 5 câu hỏi thì câu nhà trường đã đôn đốc giáo viên tham gia bồi dưỡng và việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới có điểm Tb cao nhất 3,84, có số người trả lời đồng ý là 78,1%, rất đồng ý 8,6% (cao nhất) trong 5 câu hỏi về hình thức bồi dưỡng. Điều đó chứng tỏ rằng các nhà trường trên địa bàn tp Móng Cái rất quan tâm đến công tác BDNLDH cho giáo viên, công tác bồi dưỡng được tổ chức dưới nhiều hình thức, cách thức, xong ngoài hình thức tổ chức tập trung, theo kế hoạch, trong tổ nhóm chuyên môn, giao lưu học hỏi các trường bạn, BGH các nhà trường cũng rất chú ý khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực dạy học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. BGH các trường cũng đã ý thức được việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên mới thực sự hiệu quả và thiết thực. Bởi chỉ có giáo viên mới biết được năng lực nhận thức của mình đến đâu, mình đang thiếu những năng lực gì, nhu cầu bồi dưỡng của mình, hình thức, cách thức, thời gian nào bồi dưỡng là phù hợp nhất với mình.

Tuy nhiên, với câu hỏi này vẫn còn 1,9 % không đồng ý, 11,4% còn phân vân tức là hình thức bồi dưỡng ở một số trường chưa thống nhất về cách thức bồi dưỡng, có trường chọn cho giáo viên bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch, bồi dưỡng thường xuyên, trong tổ chuyên môn, không giao giáo viên tự bồi dưỡng, mặt khác cũng có thể hiểu rằng ở một số trường BGH chưa thật quan tâm đôn đốc giáo viên tham gia bồi

dưỡng và việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong 5 câu hỏi về hình thức bồi dưỡng câu hỏi Nhà trường đã tổ chức hội thảo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn về tổ chức hoạt động BDNLDH cho giáo viên theo yêu Chương trình giáo dục phổ thông mới có điểm Tb thấp nhất 3,74 và có số người được hỏi đánh dấu vào mức độ phân vân nhiều nhất 17,1%, số người không đồng ý với nội dung câu trả lời trên 6,7%. Như vậy, với hình thức tổ chức hội thảo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn về tổ chức hoạt động BDNLDH cho giáo viên theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai trên địa bàn xong chủ yếu tập trung ở những khu vực trung tâm có đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi giáo lưu giáo viên giữa các trường. Còn 23,8% còn phân vân và chưa đồng ý thường ở các vùng khó khăn, miền núi, hải đảo, cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện đại còn thiếu thốn, việc đi lại đến các trường bạn khoảng cách xa xôi, khó khăn, nên công tác tổ chức hội thảo, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn về tổ chức hoạt động BDNLDH cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 70 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)