.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI HDBANK

Một phần của tài liệu Chương 1: thẻ ngân hàng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại (Trang 45)

2.2.1 Tổng quát thị trƣờng thẻ tín dụng tại Việt Nam(tham khảo website các ngân hàng, Hiệp hội thẻ Việt Nam, Smartlink, Banknetvn)

2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Thẻ tín dụng quốc tế mới bắt đầu được chấp nhận thanh toán tại thị trường Việt Nam năm 1990 thông qua Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), tuy vậy vào thời điểm đó Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam mới chỉ là đại lý thanh toán thẻ cho các tổ chức thẻ quốc tế Master Card và Visa Card.

Từ năm 1990 đến 1996, mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ trên thị trường Việt Nam rất lớn, trung bình khoảng 200%/năm. Năm 1996, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Á Châu trở thành thành viên chính chức của tổ chức thẻ Visa, sau đó đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên ở thị trường Việt Nam.

Năm 1997 Hội thanh toán thẻ ở Việt Nam (hiện nay là Hiệp hội thẻ Việt Nam) trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong kinh doanh dịch vụ thẻ. Và đến năm 1999, NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng (QĐ 371/1999/QĐ-NHNN) tiếp tục là một sự kiến quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho các Ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển nghiệp vụ thẻ.

Đến năm 2004, đã có 15 Ngân hàng tham gia làm đại lý thanh toán cho các TCTQT, thị trường thẻ Việt Nam đã chấp nhận thanh toán 5 loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng nhất thế giới là Visa, Master, Amex, JCB và Dinner Club. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cũng tăng rất nhanh: chỉ từ gần 8 triệu USD năm 1994 lên 203 triệu USD năm 2003 và đến cuối năm 2011 là khoảng 2.700 triệu USD.

So với hoạt động thanh toán thẻ thì hoạt động phát hành thẻ được tiến hành chậm hơn cả về số lượng Ngân hàng phát hành thẻ lẫn loại thẻ tín dụng. Tính đến tháng 09/2002, ở Việt Nam chỉ mới có 3 Ngân hàng tham gia phát hành thẻ là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Các ngân hàng chỉ phát hành 2 loại thẻ mang thương hiệu Visa và Master.

Năm 2000, các ngân hàng mới chỉ phát hành trên 3.000 thẻ tín dụng thì chỉ riêng năm 2001 đã phát hành hơn 2.000 thẻ tín dụng. Tính đến cuối năm 2002 thi tổng số thẻ tín dụng phát hành đã gần 9.000 thẻ. Cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, có tổng số 49 ngân hàng phát hành thẻ, trong đó 18 ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và 17 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế, tổng số thẻ quốc tế đạt trên 2 triệu thẻ, trong đó có hơn 1,2 triệu thẻ ghi nợ quốc tế và gần 800.000 thẻ tín dụng quốc tế, có gần 70.000 máy POS (Nguồn: tổng hợp từ Hiệp hội thẻ VN, Smartlink, Banknetvn)

2.2.1.2 Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam

Thị trƣờng tiềm năng

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối năm 2010 đã có 49 tổ chức phát hành thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau tại Việt Nam, và tổng cộng có gần 32 triệu thẻ đã được phát hành. Trong số này, thẻ thanh toán quốc tế có mức tăng trưởng mạnh, đạt 30-40%. Báo cáo “Dự báo thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam

tới năm 2013” của Công ty Nghiên cứu thị trường Research and Markets (Mỹ) cho

thấy thẻ tín dụng chiếm chưa đầy 1,5% thị phần thẻ thanh toán là cơ hội lớn cho các NH phát hành thẻ.

Theo số liệu thống kê của TCTQT Visa, cho đến cuối năm 2011, tỷ lệ người dân sử dụng thẻ tín dụng/tổng số dân không cao hơn 3%. Số lượng này chỉ bao gồm một số ít người ở đô thị lớn tiếp cận với thẻ tín dụng, còn lại 70% dân số ở nông thôn chưa biết, hoặc chưa một lần sử dụng. Trong khi đó, số lượng người dân sử dụng thẻ tín dụng Visa ở các nước trong khu vực cao hơn rất nhiều: Singapore chiếm 68,5%, Thái Lan chiếm 10,6%; Malaysia là 20,3% và ở Indonesia, quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương Việt Nam, là 5%.

Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành tài chính, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của thẻ tín dụng.

Tiện ích sản phẩm thẻ tín dụng chƣa nhiều

Thẻ tín dụng là một hình thức chi trả trong mua sắm hàng hóa và tiêu dùng chứ không khuyến khích chủ thẻ rút tiền mặt để chi tiêu.Nhưng thực tế các ĐVCNT hiện tại phần lớn tập trung ở các trung tâm mua sắm lớn có giá cả hàng hóa khá cao vì vậy không đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu cơ bản của nhiều chủ thẻ.

Trường hợp nếu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt sẽ phải trả một khoản phí khá cao (có thể lên đến 4%-7%/ tổng số tiền rút) và trường hợp chủ thẻ sử dụng thẻ tại nước ngoài sẽ phải chịu thêm phí chuyển đổi ngoại tệ (2%-4%). Và hệ thống máy ATM thường xảy ra các lỗi như nuốt thẻ, nghẽn mạng…

Thực trạng rủi ro trong việc sử dụng và thanh toán bằng thẻ tín dụng

Một hiện tượng ngoài mong muốn của các đơn vị phát hành thẻ và người sử dụng, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là cùng với sự đa dạng các loại thẻ, tội phạm nhắm đến những chiếc “ví điện tử” ngày càng tinh vi hơn.

Đại diện Hội thẻ ngân hàng Việt Nam nhận định: “Sự gia tăng của các loại tội phạm thẻ đang đe dọa đến vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động kinh doanh thẻ, qua đó gây áp lực lớn cho việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng”. Còn theo đánh giá của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm - Bộ Công an, những năm gần đây cùng với sự gia tăng của tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam diễn ra phức tạp, gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đúc kết của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn của tội phạm thẻ chủ yếu ở các dạng:

- Lắp đặt thiết bị tại máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng, sau đó làm giả thẻ để rút tiền.

- Người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hóa hoặc thanh toán các loại dịch vụ tại Việt Nam

- Nhân viên ngân hàng sau khi thôi việc đã dùng tài khoản (được cấp trong thời gian làm việc) để trộm cắp, thay đổi thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm rút và chiếm đoạt tiền

- Sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa, vé máy bay, thanh toán các loại dịch vụ qua mạng Internet .

Hoạt động của tội phạm thẻ không bị hạn chế về địa lý, song ở Việt Nam, chủ yếu loại tội phạm này thực hiện các phi vụ trộm cắp tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.Đặc thù bất ngờ của loại tội phạm này, là có cả đối tượng nước ngoài lẫn tội phạm trong nước, cá biệt có đường dây hoạt động bởi sự câu kết giữa đối tượng trong nước với nước ngoài.

Theo NHNN thìtội phạm thẻ ngân hàng ở Việt Nam đang tăng đột biến, với rất nhiều thủ đoạn ngày càng hiện địa và tinh vi. Thiệt hại gây ra ở thị trường Việt Nam lên đến hàng triệu USD mỗi năm.

Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam cho biết, trên thế giới, tổn thất cho gian lận thẻ là rất lớn, nhất là đối với tổ chức thẻ Visa và Master Card ước tính khoảng 4,2 tỷ USD tính đến hết quý 3/2011 (cụ thể Visa mất 3,07 tỷ USD, Master mất 1,13 tỷ USD). Cùng trong thời điểm đó, ở Việt Nam thẻ Visa mất khoảng 1,9 triệu USD còn Master Card mất khoảng 1,2 triệu USD.

Gian lận thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam tăng vọt trong năm 2011. Tổng giá trị giao dịch gian lận ước tích khoảng 1 triệu USD trong quý I/2011 và 1,5 triệu trong quý II/2011, gấp 3 - 5 lần so với cuối 2010.

Trước tình hình này, Hiệp hội thẻ cho rằng gian lận do thẻ giả tại Việt Nam đang tăng, đi ngược với xu hướng chung của thể giới và là một vấn nạn cần phải giải quyết.Theo quan điểm của Hiệp hội thẻ, thì: “Việc phòng ngừa nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu thì không có biện pháp nào có thể hiệu quả hơn là chính chủ thẻ bảo vệ mình khi giao dịch”. Đây là một thực tế buộc phải chấp nhận, và chỉ còn cách đó để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.

2.2.2 Giới thiệu về thẻ tín dụng tại HDBank

2.2.2.1 Quá trình phát triển thẻ tín dụng tại HDBank

Mặc dù đã hình thành từ năm 1990, tuy nhiên trước đây HDBank vẫn tập trung vào các sản phẩm tín dụng truyền thống, những năm sau này HDBank định hướng chiến lược khai thác vào nhóm khách hàng cá nhân nên đã tập trung vào các sản phẩm phục vụ cho nhóm đối tượng khách hàng này.

Từ năm 2009, HDBank bắt đầu nghiên cứu về việc phát triển thẻ tín dụng.Tuy nhiên, bước đầu để tiến hành thử nghiệm, HDBank đã tiến hành hợp tác với Vietinbank trong việc phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu. Sau một thời gian dài chuẩn bị, đến tháng 01/2011 HDBank và VietinBank ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng: HDBank chính thức tham gia thị trường thẻ tín dụng từ

năm 2011 với tư cách là Ngân hàng liên kết phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu với Vietinbank (thẻ HDBank Master Card)

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và thương hiệu, HDBank tiếp tục chuẩn bị cơ sở vật chất để trở thành thành viên chính thức của TCTQT Visa vào năm 2011, và từ đầu năm 2012 triển khai dự án thẻ tín dụng quốc tế Visa do chính HDBank phát hành.

2.2.2.2 Các loại thẻ tín dụng tại HDBank

Theo đối tƣợng sử dụng thẻ

HDBank phát hành các loại thẻ tín dụng: thẻ cá nhân và thẻ công ty. Riêng đối với thẻ cá nhân thì chủ thẻ có thể yêu cầu phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng (chủ thẻ chính chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi tiêu được thực hiện bằng thẻ phụ)

Theo hạn mức tín dụng

Tùy theo hạn mức tín dụng mà HDBank cấp cho chủ thẻ sử dụng trong một chu kỳ tín dụng có thể chia thành 2 hạng thẻ khác nhau:

- Thẻ chuẩn: Có hạn mức tín dụng từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

- Thẻ vàng: Có hạn mức tín dụng từ 50 triệu đồng trở lên và tối đa có thể lên đến 1 tỷ đồng.

Theo hình thức đảm bảo

- Thẻ tín chấp: chủ yếu phát hành cho đối tượng có thu nhập khá cao đều đặn hàng tháng từ lương và các khách hàng đang có giao dịch với HDBank.

- Thẻ có tài sản bảo đảm: yêu cầu khách hàng khi phát hành thẻ phải được bảo đảm bằng các loại tài sản sau: sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi hoặc bất động sản.

Theo phạm vi sử dụng thẻ

Thẻ tín dụng nội địa bị giới hạn trong phạm vi thanh toán nên tạo ra nhiều bất tiện cho khách hàng, vì vậy hiện tại các NHTM tại Việt Nam hầu hết đều phát hành thẻ tín dụng quốc tế.

Theo xu hướng chung thì đối với loại thẻ tín dụng HDBank chỉ phát hành thẻ tín dụng quốc tế.

Theo công nghệ sản xuất

Các loại thẻ do HDBank phát hành đều theo công nghệ “thẻ chip”, cũng là công nghệ đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Mặc dù thẻ từ đang được khuyến khích áp dụng vì tính an toàn nhưng do chi phí đầu tư cao và phải đồng tư đồng bộ nên ít NHTM áp dụng.

2.2.3 Các quy định áp dụng cho thẻ tín dụng tại HDBank

Hoạt động phát triển thẻ tín dụng của HDBank chịu sự chi phối của các quy định của NHNN. Hiện tại đối với các loại thẻ, Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế về phát hành,thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN). Tuy nhiên thẻ tín dụng thực chất là một khoản cấp tín dụng nên còn chịu sự điều tiết theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và 127/2005/QĐ-NHNN). Các quy chế của NHNN chỉ là quy định chung nhất, để có thể triển khai thực hiện, HDBank đã ban hành các quy định nội bộ về Thẻ tín dụng theo Quyết định số 867/2012/QĐ-TGĐ, Quyết định số 706/2011/QĐ-TGĐ. Ngoài ra, còn một số văn bản có liên quan như quy định về lãi suất, các chương trình khuyến mãi...

Một số nội dung cơ bản của Quy định về Thẻ tín dụng quốc tế Visa HDBank như sau:

Đối tƣợng và điều kiện phát hành thẻ tín dụng

- Cá nhân phát hành thẻ và có tài sản để đảm bảo bằng hình thức ký quỹ, cầm cố, thế chấp.

- Cá nhân làm việc hưởng lương tại các đơn vị theo quy định của HDBank (bao

gồm cơ quan hành chính sự nghiệp, công ty nước ngoài, văn phòng đại diện, các công ty có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng).

- Cá nhân là chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông của các công ty, tổ chức đang có quan hệ với HDBank như đang chi lương qua tài khoản HDBank, đang có quan hệ tín dụng hoặc đang có số dư tiền gửi trên 5 tỷ tại HDBank.

- Cá nhân được công ty bảo lãnh.

Tương ứng với từng nhóm khách hàng có các quy định điều kiện cụ thể đối với khách hàng hoặc đơn vị công tác.

Các hạn mức sử dụng thẻ

- Hạn mức tín dụng chung: chính là hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ, đây là mức dư nợ tín dụng tối đa trong một chu kỳ tín dụng.

- Hạn mức rút tiền mặt: mỗi chủ thẻ được phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức rút tiền mặt nhất định, đó là tổng số tiền mặt tối đa chủ thẻ được phép rút trong một chu kỳ tín dụng theo quy định tại HDBank tại từng thời điểm, tối đa bằng 50% hạn mức tín dụng được cấp.

- Hạn mức quản lý sử dụng thẻ: là tổng hạn mức sử dụng và hoặc tổng số lần sử dụng thẻ trong một hoặc một số ngày nhất định do HDBank ấn định.

Hạn mức quản lý sử dụng thẻ có thể thay đổi theo quy định của HDBank và TCTQT trong từng thời kỳ.

Lãi suất áp dụng và phƣơng pháp tính lãi

Mức lãi suất áp dụng đối với thẻ tín dụng do HDBank ban hành theo từng thời kỳ. Phương pháp tính lãi đối với thẻ tín dụng cụ thể như sau:

- Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ sao kê: Khi đến hạn thanh toán, nếu như chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ cuối kỳ thì HDBank sẽ không thu lãi cho toàn bộ số tiền giao dịch trong kỳ của chủ thẻ. Nếu chủ thẻ chỉ trả một phần số dư nợ, HDBank tính lãi đối với số dư chưa thanh toán kể từ ngày giao dịch. Lãi được tính trên cơ sở số dư cuối kỳ ngày cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ và được thể hiện trên sao kê kỳ tiếp theo.

- Giao dịch rút tiền mặt: HDBank sẽ tính lãi đối với giao dịch rút tiền tính từ ngày giao dịch đến ngày chủ thẻ thanh toán hết giá trị giao dịch phát sinh (không phụ

thuộc vào ngày sao kê và ngày đến hạn thanh toán). Khoản lãi này dược thể hiện ngay trong kỳ sao kê đó.

Thanh toán nợ

Tất cả các khoản chi tiêu bằng thẻ đã sử dụng cùng với lãi và phí phát sinh phải được hoàn trả theo nguyên tắc:

- Dư nợ cuối mỗi kỳ sao kê phải được trả ít nhất bằng mức dư nợ tối thiểu, chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán kỳ sao kê đó.

- Mức trả nợ tối thiểu = 5% số dư nợ cuối kỳ sao kê (hoặc 10% đối với thẻ

Một phần của tài liệu Chương 1: thẻ ngân hàng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)