Bảng 2 .8Thu nhậptừ thẻ tín dụng của HDBank
Bảng 2.10 :Kết quả so sánh về thẻ tín dụng HDBank và các NHTM khác
này, đầu năm 2013 HDBank đã triển khai thành công chức năngchuyển khoản từ tài khoản thanh toán để trả nợ thẻ tín dụng thông qua máy ATM và hệ thống Internet banking.
Quý 4/2012 Trung tâm thẻ HDBank đã tiến hành khảo sát để so sánh các tính năng của thẻ tín dụng HDBank so với các NHTM khác, chủ yếu là các NHTM cổ phần, kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.10:Kết quả so sánh về thẻ tín dụng HDBank và các NHTM khácNgân hàng Ngân hàng
Chỉ tiêu
HDBank Techcombank ACB Eximbank
Hạn mức ứng tiền mặt tối đa/ngày
tại ATM 50 triệu 50% hạn mức 50 triệu 20 triệu
Hạn mức thanh toán tối đa/ngày tại
POS 100 triệu 100% hạn mức 50 triệu Theo đăng
ký
Số tiền rút tối đa tại ATM/lần 5 triệu 2 triệu 2 triệu 2 triệu
Thanh toán hàng hóa qua Internet Có Có Có Có
Thanh toán nợ tự động thẻ tín dụng Có Có Có Có
Thanh toán nợ thẻ tín dụng qua
Nguồn :Số liệu khảo sát của Khối Khách hàng cá nhân HDBank [12] Như vậy, có thể thấy về các tiện ích cơ bản thẻ tín dụng HDBank cũng tương tự các NHTM khác thậm chí có phần ưu thế vượt trội hơn về mức chi phí thấp.
Vào thời điểm khảo sát chỉ có một tính năng về thanh toán thẻ tín dụng qua Internet banking là HDBank thua sút, tuy nhiên điểm yếu này đã được khắc phục vào đầu năm 2013 như đã trình bày ở trên.
Gia tăng thƣơng hiệu ngân hàng
Bên cạnh việc các sản phẩm cho vay và sản phẩm tiền gửi truyền thống thì việc phát triển một sản phẩm mới là thẻ tín dụng mang thương hiệu HDBank cũng là một phương thức tăng thêm tiện ích cho các khách hàng của HDBank trong các lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt.
Việc HDBank trở thành thành viên của TCTQT Visa cũng sẽ tạo ấn tượng tốt, một niềm tin trong lòng khách hàng vì họ biết rằng HDBank đã đáp ứng được những điều kiện về yêu cầu và chuẩn mực quốc tế để có thể cùng sánh bước với các NHTM lớn tại Việt Nam gia nhập thị trường thẻ tín dụng.
Với số lượng khách hàng giao có sử dụng dịch vụ tăng lên, cụ thể qua một số chỉ tiêu đã được đánh giá so sánh mức độ tăng trưởng năm 2012 so với 2011(xem Bảng 2.3, 2.5, 2.8) có thể đánh giá được thương hiệu HDBank đã ghi được dấu ấn và đang được nhiều khách hàng tiếp nhận sử dụng dịch vụ.
- Tổng số thẻ phát hành tăng 32.517 thẻ
- Tổng doanh số thanh toán quá thẻ tăng 5.334.145 triệu đồng Khoản thanh toán tối thiều nợ thẻ
tín dụng 10% 10% 5% 5%
Phí phát hành thường Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí
Phí phát hành nhanh 50.000 300.000 Không 150.000
Phí thường niên 150.000 300.000 300.000 300.000
Phí ứng tiền mặt tại ATM/POS nội
mạng 2%/số tiền 4%/số tiền 4%/số tiền 3%/số tiền
Phí ứng tiền mặt tại ATM/POS
- Tổng số tài khoản thanh toán mở mới tăng 29.742
2.2.5 Đánh giá kết quả phát triển thẻ tín dụng tại HDBank
2.2.5.1 Những thành tựu đạt được
Gia tăng thƣơng hiệu ngân hàng
Như phân tích, một trong những kết quả đạt được của việc phát triển thẻ tín dụng là gia tăng thương hiệu HDBank.
Nếu như trước đây HDBank thường bị nhầm lẫn với các Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long thì hiện nay ngày càng nhiều khách hàng biết và nhận biết rõ thương hiệu riêng của HDBank, nhận biết về sản phẩm thẻ tín dụng gắn với thương hiệu HDBank.
Theo kết quả khảo sát thì số lượng khách hàng giao dịch thường xuyên hàng tháng với HDBank là lớn nhất (31%), số lượng khách hàng và doanh số giao dịch ngày càng tăng, như vậy có thể thấy HDBank đã tạo được niềm tin và định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng.
Tăng thu nhập
Phát hành thẻ tín dụng, bên cạnh việc gia tăng thương hiệu thì điều mà ngân hàng có được một cách hêt sức rõ ràng đó chính là thu nhập (từ các khoản lãi và phí) Mặc dù, qua phân tích đối với chỉ tiêu định lượngvề thu nhập từ thẻ tín dụng thì thấy hiện tại thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động thẻ tín dụng của HDBank rất thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể (< 0,5% đối với thu nhập từ lãi và < 5% đối với các khoản thu từ phí) nhưng đã có sự tăng trưởng lớn so với năm 2011.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng thẻ tín dụng đạt 50.000 thẻ trong vòng 3 năm, dư nợ thẻ tín dụng cho đến năm 2014 sẽ đạt 500 tỷ đồng, HDBank chấp nhận mức thu thấp trong thời gian đầu để làm cơ sở phát triển khách hàng, đẩy mạnh các giao dịch qua thẻ và từ đó có thể thu được lợi nhuận trong các năm sau.
Tăng số lƣợng tài khoản và tạo nguồn vốn giá rẻ
Số lượng tài khoản gia tăng đồng nghĩa với việc có thêm nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ HDBank, như vậy HDBank sẽ có cơ hội gia tăng nguồn thu dịch vụ. Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán được hưởng lãi suất không quá 2% một năm theo quy định hiện hành, trong khi đó, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên trong thời gian qua ở mức trên 8%. Như vậy, có thể thấy với nguồn vốn giá rẻ là số dư tiền gửi thanh toán đồng thời cũng tạo cho HDBank nguồn lợi không nhỏ.
2.2.5.2 Hạn chế và các nguyên nhân
Qua việc khảo sát thực tế, nghiên cứu kết quả thực hiện trong thời gian vừa qua thì tác giả nhận thấy còn tồn tại một số hạn chế gây ảnh hưởng đến công tác phát triển thẻ tín dụng tại HDBank như sau:
- Thị phần nắm giữ nhỏ hẹp
- Thu nhập từ thẻ tín dụng còn thấp
- Sản phẩm chưa có sự đa dạng nên khách hàng không có nhiều sự lựa chọn - Hệ thống công nghệ chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu về phát triển sản phẩm
- Hệ thống quy định chưa được xây dựng hoàn thiện cũng như mức độ quan tâm
của Ngân hàng để điều chỉnh còn rất chậm.
- Các hình thức quảng cáo và chăm sóc khách hàng không có sự nổi trội, khác biệt so với NHTM khác.
- Chưa có đội ngũ nhân sự chuyên biệt về phát triển thẻ tín dụng.
Về nguyên nhân của những hạn chế này, có thể phân thành 02 (hai) nhóm bao gồm nguyên nhân chủ quan từ phía HDBank và nguyên nhân khách quan tác động từ môi trường bên ngoài.
Nhóm nguyên nhân chủ quan về phía Ngân hàng
- Điều kiện đối với chủ thẻ còn khá khắt khe: với quan điểm để giảm thiểu rủi ro
hàng, chủ yếu hướng đến những khách hàng có mức thu nhập ổn định, đều đặn hàng tháng và phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập này.
Đối với các loại thẻ tín dụng có biện pháp bảo đảm bằng tài sản, HDBank chỉ nhận những loại tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao như thẻ tiết kiệm, số dư tiền gửi, giấy tờ có giá, nhà ở và đất ở có tính thanh khoản cao.
Hiện tại trên thị trường, phần lớn thẻ tín dụng được phát hành theo hình thức tín chấp. Khách hàng khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng tín chấp tại HDBank thì sẽ phải đáp ứng được thêm một số điều kiện khác như: thu nhập tối thiểu từ 6 triệu và phải được trả qua tài khoản ngân hàng, đã công tác tại công ty hiện tại trên 1 năm, đồng thời chính đơn vị nơi khách hàng công tác cũng phải thỏa mãn các điều kiện khác của HDBank. Điều này một lần nữa lại hạn chế các đối tượng sử dụng thẻ. Ngoài ra, HDBank chưa ban hành được các chính sách riêng áp dụng đối với từng nhóm khách hàng đặc điểmriêng như khách hàng hiện hữu, khách hàng là cán bộ công chức nhà nước, khách hàng là những cá nhân có địa vị xã hội…: đây là những nhóm khách hàng có đặc thù riêng biệt nên nếu chỉ xét theo những điều kiện chung nên không thể thỏa mãn, hoặc có thể đáp ứng những điều kiện này nhưng lại không muốn phải thực hiện quá nhiều yêu cầu của Ngân hàng mà theo khách hàng là rườm rà phức tạp.
- Sản phẩm ít và đơn điệu: hiện tại thì HDBank có 2 sản phẩm thẻ tín dụng quốc
tế là thẻ HDBank Master Card và thẻ Visa HDBank, như vậy khách hàng sẽ không có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích riêng khi phát hành thẻ tín dụng của HDBank.
Đặc biệt, HDBank chưa phát hành riêng một loại thẻ dành cho nhóm khách hàng VIP (là nhóm khách hàng có giao dịch lớn với HDBank hoặc khách hàng có vị trí cao trong xã hội) trong khi tại các NHTM khác thì nhóm khách hàng này được ưu tiên ưu tiên phát hành loại thẻ đặc biệt và hưởng rất nhiều tiện ích kèm theo khi sử dụng sản phẩm.
- Chưa được chú trọng đầu tư đầy đủđối với hoạt động quảng cáo tiếp thị sản phẩm và chăm sóc khách hàng
Mặc dù ý thức việc phải tăng cường hoạt động quảng cáo tiếp thị để khách hàng biết đến thương hiệu HDBank nhiều hơn, đặc biệt biết đến thẻ tín dụng là một sản phẩm mới được HDBank triển khai trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, do trong thời gian đầu triển khai các chi phí để đầu tư về nhân sự, công nghệ, phần mềm…là khá lớn, nên kinh phí có thể sử dụng cho hoạt động quảng cáo tiếp thị vẫn còn hạn chế. Các biện pháp quảng cáo tiếp thị hiện tại mà HDBank đang áp dụng đều tương tự như các NHTM khác đã thực hiện nên cũng không thu hút được sự chú ý đặc biệt từ phía Khách hàng (theo kết quả khảo sát). Và ngoài ra, các NHTM lớn còn có thêm nhiều ưu đãi khác cho chủ thẻ mà HDBank chưa có như: tặng bảo hiểm, ưu đãi về phí đối với các sản phẩm khác
Một điểm cần lưu ý là công tác tiếp thị thông qua nhân viên tư vấn trực tiếp tại các điểm giao dịch của HDBank chưa được triển khai tốt, cũng như chưa thực hiện việc giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng hiện hữu, trong khi việc phát triển khách hàng bằng phương pháp giới thiệu trực tiếp và tư vấn đầy đủ các nội dung liên quan thường mang đến hiệu quả cao mà mức chi phí bỏ ra không quá nhiều.
- Chưa có đội ngũ nhân sự riêng chỉ chuyên phục vụ công tác phát triển thẻ tín
dụng
Nếu như tại các NHTM lớn đều có một bộ phận chuyên biệt phục vụ riêng cho sản phẩm thẻ tín dụng từ bộ phận phụ trách việc phát hành thẻ tại điểm giao dịch cho đến việc phê duyệt cấp thẻ tín dụng, phát hành thẻ tín dụng… điều này tạo nên sự chuyên môn hóa cao trong công tác phát triển thẻ tín dụng.
Các điểm giao dịch HDBank hầu hết đều chưa có nhân sự phụ trách riêng về thẻ tín dụng mà thường được giao kiêm nhiệm. Chính vì vậy, nhân viên thường không nắm được rõ các điểm mới về chính sách về thẻ để tư vấn cho khách hàng, đồng thời cũng không “ toàn tâm toàn ý” cho công tác tìm kiếm khách hàng, phát triển thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, trong các chỉ tiêu giao cho nhân viên kiêm nhiệm thì chỉ tiêu về thẻ không phải là quá quan trọng nên nhân viên thường không “mặn mà” với công tác này.
Việc phê duyệt cấp thẻ tín dụng được thực hiện theo quy trình chung cho khoản vay thông thường nên thời gian xử lý là khá lâu, chưa tạo được yếu tố cạnh tranh về thời gian.
- Cơ sở kỹ thuật và công nghệcòn trong quá trình hoàn thiện
Dù HDBank có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư vào hệ thống công nghệ nhưng việc đầu tư này còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tài chính nên HDBank không thể ngay lập tức chi ra số tiền quá lớn để đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin mà chọn phương án đầu tư lần lượt, cuốn chiếu trong từng khoảng thời gian.
Chưa kể là HDBank cũng chỉ mới gia nhập vào thị trường thẻ tín dụng, chính vì vậy về mặt kỹ thuật cũng còn đang trong quá trình học hỏi, hoàn thiện dần.
Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên ngoài
- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM: trong bối cảnh nền kinh tế gặp
khó khăn, hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng đều bị ảnh hưởng dẫn đến sự giảm sút về thu nhập. Vì vậy các ngân hàng đều tìm mọi cách phát triển, đẩy mạnh sản phẩm mới để thu hút khách hàng và tăng thu nhập, thẻ tín dụng hiện đang là một sản phẩm chiến lược của rất nhiều NHTM.
Việc các Ngân hàng cùng đồng loạt triển khai sản phẩm thẻ tín dụng khiến “miếng bánh thị phần” ngày càng thu hẹp, không chỉ gây khó khăn cho các NHTM đang nắm giữ thị phần lớn mà môi trường cạnh tranh khốc liệt cũng khiến triển khai phát triển thẻ tín dụng của các NHTM mới gia nhập thị trường này trở nên khó khăn hơn. Việc gia nhập thị trường thẻ tín dụng chậm trễ khiến HDBank gặp nhiều trở ngại trong việc chiếm lĩnh thị trường vốn đang thuộc thị phần của các NHTM đã có truyền thống về thẻ tín dụng.
- Thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế: tiền mặt là một công cụ được ưa
chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen tiêu dùng khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thẻ tín dụng. Mặc dù Chính phủ, NHNN và
các Ngân hàng cùng chung tay triển khai các biện pháp đẩy mạnh việc thanh toán qua Ngân hàng nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao.
Theo tính toán của Hiệp hội thẻ ngân hàng VN, lượng tiền mặt được rút ra qua ATM mỗi năm khoảng 550.000 tỷ đồng, như vậy các giao dịch thanh toán qua thẻ còn rất hạn chế.
Ngoài ra, phần lớn các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng không hào hứng với việc chấp nhận thanh toán qua thẻ mà có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước.
- Hệ thống các điểm chấp nhận thẻ tín dụng chưa được phân bố phù hợp : Hiện
tại số lượng ĐVCNT hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm thương mại có giá cả hàng hóa dịch vụ cao nên chỉ phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng là những người có thu nhập khá trở lên, vì những chủ thẻ có mức thu nhập trung bình (là phân nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong xã hội) thường ít có khả năng chi tiêu vào những dịch vụ cao cấp này.
Trong khi đó, tại các điểm kinh doanh nhỏ đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân như cửa hàng quần áo, trạm xăng, quán ăn uống bình dân…thì chưa được phát triển thành các ĐVCNT.
- Các rủi ro đối với thẻ tín dụng phát sinh ngày càng nhiều: như đã phân tích, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng thẻ tín dụng được phát hành thì thẻ tín dụng cũng nhanh chóng trở thành đối tượng bị các tội phạm thẻ dòm ngó, dẫn đến các rủi ro đối với thẻ tín dụng phát sinh ngày càng nhiều.
Thiệt hại do những rủi ro này gây ra bao gồm cả đối với ngân hàng và khách hàng khiến ngân hàng gia tăng mức độ phòng thủ bằng cách đưa ra nhiều điều kiện khó khăn cho khách hàng, còn về phía khách hàng thì tạo nên tâm lý e dè chưa muốn sử dụng thẻ tín dụng, thậm chí đối với những khách hàng đã có thẻ tín dụng thì cũng hạn chế sử dụng do sợ bị trộm cắp thông tin.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: các quy định hiện hành về thẻ tín dụng