Mật độ giao thông trên các tuyến đường bộ tăng nhanh, đặc biệt trên
các tuyến hành lang vận tải chính, tăng trưởng trên 10%/năm giai đoạn 2004 - 2011 như một số đoạn trên QL 1: Dầu Giây - TP Hồ Chí Minh 10,85%; Phan
Rang - Phan Thiết là 12,53%; QL5: 10,42%; QL10: 10,20%; QL91: 13,02%; QL51: 11,22%; QL32: 11,94%.
Một số tuyến quốc lộ đã mãn tải như quốc lộ 1 mật độ trên 16.000 đến 165.000 PCU/ngày đêm, quốc lộ 5, QL2,18, 3, 37, 51, 53, 60. 80, 91… cũng có lưu lượng giao thông rất lớn trên 15.000 PCU/ngày đêm, tương đương với lưu lượng tối đa cho đường bộ cấp II trên 15.000 PCU/ngày đêm, trong khi
hầu hết các tuyến quốc lộ hiện nay mới đạt cấp III, tình trạng trên dẫn đến
viêc vận tải đường bộ gặp khó khăn, ùn tắc, tốc độ lưu thông chậm.
Cơ cấu phương tiện hoạt động trên các tuyến có sự thay đổi lớn, các
tuyến hành lang chính như QL1, QL5, QL51, QL13..., mật độ giao thông lớn, phương tiện có trọng tải lớn (xe tải từ 3 trục trở lên) chiếm tỷ lệ cao, có tuyến
quốc lộ xe tải từ 3 trục trở lên chiếm trên 40% tổng số xe hoạt động.
Vận tải hàng hóa bằng bằng xe tải nặng tăng là một trong các nguyên nhân làm cho các tuyến đường trở nên quá tải, hư hỏng, xuống cấp nhanh,
mất ATGT, gây tai nạn. Trên các tuyến quộc lộ có quy mơ thấp, đường tỉnh,
đường huyện thì mật độ giao thông thấp, phương tiện nội tỉnh và trọng tải xe
thấp hơn.
Tuyến đường Hồ Chí Minh, thuộc hành lang Bắc Nam phía Tây, đã
thơng tuyến giai đoạn I từ Hoà Lạc đến Plei Kần đạt cấp IV, III miền núi. Do
điều kiện địa lý, tuyến đi qua các vùng kinh tế chưa phát triển, ít dân cư, chưa
có các khu kinh tế cơng nghiệp dịch vụ, lưu lượng giao thơng cịn thấp chỉ đạt từ 400 -7.300 PCU/ ngày đêm; vì vậy việc tổ chức khai thác tuyến đường
HCM là một trong những giải pháp giảm tải cho QL1.