Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại phát đạt thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 63)

Loại lợn Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Lợn nái Viêm tử cung 126 15 11,90 Viêm vú 3 2,38 Sót nhau 4 3,17

Lợn con Hội chứng tiêu chảy

1525

211 13,84

Qua bảng 4.9 cho thấy, qua theo dõi 126 con lợn nái sinh sản cho thấy tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất 11,90%. Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [21] công bố kết quả nghiên cứu về lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ với tỷ lệ là 42,40%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [13] cho biết tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Khi so sánh các kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của em thì thấy tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại thấp hơn. Điều này được giải thích là do trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 3 con chiếm 2,38% trong tổng số con mắc bệnh, theo em thấy nguyên nhân gây ra bệnh này có thể do kế phát từ các con bị viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngồi ra cịn có thể do quá trình mài nanh ở lợn con chưa thực sự tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương cho đầu núm vú lợn mẹ.

Số lợn nái mắc bệnh sót nhau là 4 con chiếm 3,17% tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém, có thể do lợn nái quá già đẻ nhiều lứa đuối sức nên khơng đẩy được nhau thai ra ngồi. Ngồi ra cũng cõ thể do trong quá trình mang thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

Qua theo dõi 1525 lợn con thấy chủ yếu lợn mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 13,84%, viêm khớp có 4 con chiếm 0,26%. Nguyên nhân là do chuồng và nền chuồng lợn con bị ẩm ướt, thức ăn của lợn con có thể bị mốc đã đến tỷ lệ tiêu chảy cao, mắc viêm khớp là do quá trình bấm tai, mài nanh vi khuẩn có thể xâm nhập vào, cũng có thể do lợn cắn nhau gây các vết xước ở da chân dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm.

Tác giả Trương Lăng (2000) [9] nhận định bệnh lợn con phân trắng là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm của bệnh là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta, lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng là rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh biến động từ 25% - 100%. Kết quả điều tra của em trong khóa luận này cũng nằm trong khoảng biến động về tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng của Trương Lăng (2000) [9].

Qua đây cho thấy điều kiện vệ sinh và sự thay đổi mơi trường, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, lợn con rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết. Do vậy sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và tiết độc lực để gây bệnh.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con

Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia điều trị cho các con lợn mắc bệnh tại trại, kết quả được trình bày qua bảng 4.10.

Kết quả ở bảng 4.10 cho ta thấy: hiệu quả tác dụng của thuốc được sử dụng tại trại để điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con, cho tỷ lệ khỏi bệnh từ 98,10% đến 100%

Đối với bệnh viêm tử cung: Đã tiến hành điều trị cho 15 nái bị viêm tử cung, cả 15 nái đều khỏi, đạt tỷ lệ 100%. Biện pháp điều trị được áp dụng: đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Sử dụng oxytocin làm cơ tử cung co bóp đẩy mủ và các chất trong tử cung ra ngồi, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng nước muối sinh lý để làm sạch tử cung, đồng thời tiêm amoxi la tác dụng toàn thân.

Đối với bệnh viêm vú: trong số 3 nái bị viêm vú, đã tham gia điều trị khỏi cả 3 lợn nái, đạt tỷ lệ 100%. Bệnh viêm vú ở trại rất ít xảy ra, khi lợn

mắc bệnh chúng em đã phát hiện kịp thời và áp dụng biện pháp điều trị: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), vắt sữa ở vú bị viêm 4 - 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành. Sử dụng kháng sinh amoxi la giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau và tiêu viêm. Do phát hiện và điều trị kịp thời nên lợn nái tại trại đã được điều trị khỏi nhanh chóng và tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại phát đạt thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)