- Địa điểm thực hiện: Trại lợn Phát Đạt, thôn Cao Quang, xã Cao Minh,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Thời gian: Từ 24/07 /2020 - 03/01 /2021
3.3. Nội dung tiến hành
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Tham gia các công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn. - Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh cho đàn lợn.
- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trai.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ - Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại - Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh - Số lượng lợn con được chẩn đoán và điều trị bệnh - Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp thực hiện quy trình chăn nuôi lợn trong trại
* Quy trình nuôi duỡng chăm sóc nái đẻ và nái nuôi con
- Đối với nái đẻ ở trong trại sử dụng thức ăn viên hỗn hợp của Công ty GreenFeed.
- Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.
- Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn cám GF08 giảm dần 0,5kg/ngày.
- Khi lợn nái đẻ được 3 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5kg/ngày đến ngày thứ 5, chia làm hai bữa sáng, tối.
- Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tự do. - Phải đảm bảo đủ nước uống cho lợn nái vì nái tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, từ 30 - 50 lít/ngày/nái.
- Vệ sinh sát trùng bộ phận sinh dục, bầu vú cho lợn trước và sau khi đẻ. - Theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28ºC là thích hợp nhất. * Quy trình dùng thuốc:
- Nái bắt đầu đẻ tiêm kháng sinh amoxi LA 20ml. - Nái đẻ hết con tiêm 3ml oxytocin.
- Ngày 2 sau đẻ tiêm 3ml oxytocin.
- Ngày 3 sau đẻ tiêm kháng sinh amoxi LA 20ml. + 3ml oxytocin. * Quy trình chăm sóc lợn con
-Tiêm chế phẩm Fer - Plus và nhỏ cầu trùng. - Cắt đuôi, thiến.
- Tập ăn sớm lúc 4 - 6 ngày tuổi. - Cai sữa cho lợn con.
* Quy trình đỡ đẻ
Chuẩn bị lồng úm: lấy lồng úm đã được rửa sạch và phun sát trung đặt vào ô chuồng có lợn chuẩn bị đẻ.
Chuẩn bị đỡ đẻ: Với lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông, bầu vú cho sạch sẽ bằng nước ấm có pha sát trùng khi vỡ ối, vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như bột lăn Mistral, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn.
* Kĩ thuật đỡ đẻ:
- Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi, sau đó rắc bột lăn Mistral lên toàn bộ cơ thể lợn con cho nhanh khô rồi cho vào trong lồng úm.
- Cắt rốn: Sau khi lợn con khô thì tiến hành cắt dây rốn bằng cách: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.
- Cho lợn con vào lồng úm tº =33-35ºC
- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ bằng nước ấm, có lót thảm, mùa đông lắp thêm bóng ở trên vị trí bú rồi cho lợn con ra bú.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó
- Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
- Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.
- Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
- Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do qúa trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.
* Cách can thiệp lợn đẻ khó
- Trong trường hợp lợn nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài thì nên cho lợn uống nước ấm có pha muối đồng thời dùng tay hỗ trợ động tác đẻ cho lợn xoa bầu vú hoặc có thể cho lợn con đẻ trước bú để kích thích lợn mẹ đẻ.
- Trong trường hợp lợn rặn đẻ quá lâu hoặc sau khi lợn đã đẻ được 3-4 con trở lên thì ta có thể can thiệp bằng sử dụng thuốc Oxytoxin 2ml/con.
- Nếu các biện pháp trên không được thì phải can thiệp bằng tay: Rửa sạch âm hộ của lợn nái, rửa sạch tay bằng xà phòng, đeo găng tay cao su có bôi vazơlin, sau đó đưa tay vào cơ quan sinh dục của lợn nái sâu 10-15cm, và lựa chiều kéo từng thai ra ngoài theo nhịp rặn của lợn mẹ.
3.4.2.2. Phương pháp thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho lợn tại trại
* Vệ sinh phòng bệnh: Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại... Hàng ngày đều có công nhân quét dọn, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác, nước tiểu... Để góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng của đàn lợn, trong quá trình học tập và thực tập tại trại em đã cùng các anh, chị công nhân kỹ sư trong trại đã thực hiện nghiêm túc những quy định mà trại đề ra như sau:
- Hằng ngày, trước khi vào chuồng làm việc các kỹ sư, công nhân và sinh viên... đi ủng, mặc quần áo bảo hộ đi qua sát trùng lên chuồng, làm việc.
- Giao nhận ca với ca đêm, kiểm tra qua một lượt chuồng trại. - Cho lợn nái ăn, cào phân, thu phân tránh lợn mẹ nằm đè lên phân. - Lau máng tập ăn cho lợn con, chuẩn bị thức ăn, rắc thức ăn cho lợn con tập ăn.
- Vệ sinh sàn sạch sẽ, quét đường đi lại giữa dãy chuồng.
- Vệ sinh máng sạch sẽ, chở thức ăn, chuẩn bị thức ăn cho heo nái. - Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, dội vôi gầm chuồng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
- Sau khi lợn con cai sữa, chuyển xuống chuồng cai sữa, tham gia tháo dỡ các tấm đan mang ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%. Trong 12h, sau đó xịt áp lực cho sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng
cũng được xịt sạch sẽ, phun khử trùng, để rồi lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.
- Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện sang các khu khác đặc biệt là khu cách ly.
- Các phương tiện ra vào trại phải được sát trùng kỹ tránh phát tán mầm bệnh từ bên ngoài vào.
Bảng 3.1. Lịch vệ sinh chuồng trại
Thứ
Trong chuồng
Ngoài chuồng Ngoài khu vực
chăn nuôi
Chuồng bầu Chuồng đẻ Chuồng
cách ly
Thứ 2 Phun sát trùng Sáng xịt gầm
chiều phun vôi Phun sát trùng
Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun vôi Phun sát trùng + quét vôi đường đi Sáng phun sát trùng chiều phun vôi Sáng phun sát trùng chiều phun vôi Thứ 4 Phun sát trùng Rắc vôi +
xịt gầm Phun sát trùng Phun sát trùng Rắc vôi
Thứ 5 Phun vôi Phun sát trùng
Sáng phun sát trùng chiều
phun vôi
Thứ 6 Phun sát trùng Xịt gầm +
rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng
Thứ 7 Xả vô, vệ sinh tổng chuồng Xả vôi, vệ sinh tổng chuồng Xả vôi, vệ sinh tổng chuồng Xả vôi, vệ sinh tổng Chủ
* Quy trình tiêm phòng
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin, chế phẩm cho lợn tại trại
Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vắc xin - Thuốc Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con
1 - 3 ngày Thiếu máu Sắt 10% Tiêm 2 Tiêu chảy Nor - 100 Tiêm 0,5 3 - 4 ngày Cầu trùng Nova - Coc 5% Uống 2
7- 10 ngày Suyễn Hyogen Tiêm bắp 2
14-16 ngày Còi cọc Circo Tiêm bắp 2
Lợn nái hậu
bị
26 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2 27 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2
27 tuần tuổi Giả dại AD Tiêm bắp 2
28 tuần tuổi Dịch tả SF Tiêm bắp 2
29 tuần tuổi LMLM FMD Tiêm bắp 2
30 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2 31 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2
31 tuần tuổi Giả dại AD Tiêm bắp 2
Lợn nái sinh
sản
10 tuần chửa Dịch tả SF Tiêm bắp 2
12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 12 tuần chửa Giả dại Neocolipor Tiêm bắp 2 Sau đẻ 15 ngày Khô thai Parvo Tiêm bắp 2
* Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =
∑ số lợn mắc bệnh
x 100 ∑ số lợn theo dõi
- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = ∑ số con khỏi bệnh
x 100 ∑ số con điều trị
- Thời gian điều trị trung bình (ngày)= thời gian điều trị từng con (ngày)
số lợn điều trị (con)
- Tỷ lệ thụ thai (%) = số lợn phối giống đạt (con)
x 100
số con được phối giồng sau điều trị
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý trên phầm mềm micorsoft Excel 2007.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại cơ sở sản tại cơ sở
4.1.1. Tình hình chăn nuôi tại trại qua 3 năm 2018-2020
Để thống kê được tình hình chăn nuôi của trại, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu qua hệ thống sổ sách và trực tiếp theo dõi tại thời điểm thực tập. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Phát Đạt từ năm 2018 - 2020
STT Loại lợn Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Lợn đực giống con 7 3 8 2 Lợn hậu bị con 80 38 100
3 Lợn nái sinh sản con 270 265 290
4 Lợn thịt con 1435 606 700
5 Lơn con cai sữa con 7022 6756 7242
Tổng con 8814 7668 8340
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty Phát Đạt, Phúc Yên, Vĩnh phúc)
Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn qua 3 năm 2018-2020 có sự chênh lệch rõ rệt do đầu năm 2019 trại bị dịch tả lợn châu phi. Mặt khác với sự quan tâm, sát sao của ban lãnh đạo quản lý trại mà công tác phòng bệnh và trị bệnh của trại ngày càng tốt hơn, chú trọng hơn nên dịch bệnh tại trại không xảy ra nữa. Mỗi lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con đẻ ra, số con cai sữa...sẽ được ghi trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng để có hướng chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý.
4.1.2. Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái tại trại
Trong quá trình thực tập, em đã tham gia chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn lợn nuôi tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại
Tháng Nái đẻ, nuôi con Lợn con đẻ ra Lợn con cai sữa Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 08 11 134 132 98,51 09 32 386 385 99,74 10 27 326 326 100 11 21 254 253 99,61 12 35 425 422 99,29 Tổng 126 1525 1518 99,54
Bảng 4.2 cho thấy, số lượng lợn nái đẻ và nuôi con được trực tiếp chăm sóc trong 5 tháng thực tập là 126 con. Tổng số lợn con được trực tiếp chăm sóc đến cai sữa là 1518 con đạt tỷ lệ nuôi sống trung bình 99,54%. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao, chúng em thấy rằng phải chú ý chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt, tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 5 ngày tuổi để tăng khả năng ăn cho lợn đến cai sữa ăn tốt. Phải tạo điều kiện thích hợp để cho lợn con được phát triển tốt nhất. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn nái tốt…
Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng
số con đẻ ra trên lứa, chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh, vào những ngày mùa Đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con, đối với lợn nái sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.
Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn
STT Công việc Số lượng công việc cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành công việc (%)
1 Cho lợn ăn hàng ngày 310 310 100
2 Tắm chải cho lợn 110 55 50,00
3 Tập ăn sớm cho lợn con 128 128 100
Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều và tối), lợn nái chửa ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và chiều). Trong 5 tháng thực tập em đã thực hiện được 310 lần, hoàn thành 100% công việc được giao.
Việc tắm chải cho lợn nái cũng vô cùng quan trọng và được thực hiện thường xuyên 1 lần/ngày (trừ những ngày lạnh), trong 5 tháng thực tập đã thực hiện 55/110 lần đạt 50%.
Việc tập cho lợn ăn sớm có rất nhiều tác dụng:
+ Thứ nhất: Tăng cường sự phát triển và khả năng hoàn thiện của bộ