Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại phát đạt thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60)

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái và lợn con cùng với kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con tại trại.

Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Loại lợn Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Lợn nái Viêm tử cung 126 15 11,90 Viêm vú 3 2,38 Sót nhau 4 3,17

Lợn con Hội chứng tiêu chảy

1525

211 13,84

Qua bảng 4.9 cho thấy, qua theo dõi 126 con lợn nái sinh sản cho thấy tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất 11,90%. Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [21] công bố kết quả nghiên cứu về lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ với tỷ lệ là 42,40%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [13] cho biết tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Khi so sánh các kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của em thì thấy tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại thấp hơn. Điều này được giải thích là do trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 3 con chiếm 2,38% trong tổng số con mắc bệnh, theo em thấy nguyên nhân gây ra bệnh này có thể do kế phát từ các con bị viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do quá trình mài nanh ở lợn con chưa thực sự tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương cho đầu núm vú lợn mẹ.

Số lợn nái mắc bệnh sót nhau là 4 con chiếm 3,17% tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém, có thể do lợn nái quá già đẻ nhiều lứa đuối sức nên không đẩy được nhau thai ra ngoài. Ngoài ra cũng cõ thể do trong quá trình mang thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

Qua theo dõi 1525 lợn con thấy chủ yếu lợn mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 13,84%, viêm khớp có 4 con chiếm 0,26%. Nguyên nhân là do chuồng và nền chuồng lợn con bị ẩm ướt, thức ăn của lợn con có thể bị mốc đã đến tỷ lệ tiêu chảy cao, mắc viêm khớp là do quá trình bấm tai, mài nanh vi khuẩn có thể xâm nhập vào, cũng có thể do lợn cắn nhau gây các vết xước ở da chân dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm.

Tác giả Trương Lăng (2000) [9] nhận định bệnh lợn con phân trắng là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm của bệnh là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta, lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng là rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh biến động từ 25% - 100%. Kết quả điều tra của em trong khóa luận này cũng nằm trong khoảng biến động về tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng của Trương Lăng (2000) [9].

Qua đây cho thấy điều kiện vệ sinh và sự thay đổi môi trường, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, lợn con rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết. Do vậy sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và tiết độc lực để gây bệnh.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con

Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia điều trị cho các con lợn mắc bệnh tại trại, kết quả được trình bày qua bảng 4.10.

Kết quả ở bảng 4.10 cho ta thấy: hiệu quả tác dụng của thuốc được sử dụng tại trại để điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con, cho tỷ lệ khỏi bệnh từ 98,10% đến 100%

Đối với bệnh viêm tử cung: Đã tiến hành điều trị cho 15 nái bị viêm tử cung, cả 15 nái đều khỏi, đạt tỷ lệ 100%. Biện pháp điều trị được áp dụng: đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Sử dụng oxytocin làm cơ tử cung co bóp đẩy mủ và các chất trong tử cung ra ngoài, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng nước muối sinh lý để làm sạch tử cung, đồng thời tiêm amoxi la tác dụng toàn thân.

Đối với bệnh viêm vú: trong số 3 nái bị viêm vú, đã tham gia điều trị khỏi cả 3 lợn nái, đạt tỷ lệ 100%. Bệnh viêm vú ở trại rất ít xảy ra, khi lợn

mắc bệnh chúng em đã phát hiện kịp thời và áp dụng biện pháp điều trị: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), vắt sữa ở vú bị viêm 4 - 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành. Sử dụng kháng sinh amoxi la giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau và tiêu viêm. Do phát hiện và điều trị kịp thời nên lợn nái tại trại đã được điều trị khỏi nhanh chóng và tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con

Loại lợn Tên bệnh Phác đồ điều trị Số con điều trị (con) Số ngày điều trị (ngày) Kết quả Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Lợn mẹ Viêm tử cung -Amoxi la : 1ml/10kgTT -Oxytoxin: 2ml/con

-Nước muối sinh lý 0,9%:

2lít/con thụt rửa

-Penicillin G pha với 500ml

nước cất bơm vào tử cung

15 3 - 5 15 100 Viêm vú -Amoxi la: 1ml/15kgTT -Anagin c: 1ml/10kg TT -Oxytocin: 2ml/con 3 3 - 5 3 100 Sót nhau -Oxytocin: 2ml/con -Amoxi la : 1ml/10kgTT

-Thụt rửa nước muối sinh

lý 0,9%: 2lít/con 4 3 - 5 4 100 Lợn con Hội chứng tiêu chảy -Enzofloxacin 1ml/10kgTT/ngày 211 3 - 5 207 98,10 Viêm khớp -Amoxi la 1ml/10kg TT -Calci – mg – b12 1ml/3- 5kg TT 4 3 - 5 4 100

Em đã tham gia điều trị 211 lợn con bị tiêu chảy. Tuy nhiên, số con điều trị khỏi chỉ đạt 207 lợn con, tương ứng 98,10%. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên nên lợn dễ bị mắc bệnh.

Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư của trại, đã can thiệp 4 lợn nái bị sót nhau, tỷ lệ khỏi là 100%. Trực tiếp điều trị cho 4 con bị viêm khớp, điều trị khỏi 4 con, đạt tỷ lệ 100%.

Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với kỹ thuật trại em đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên nái sinh sản và lợn con như sau:

- Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả. - Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi.

- Đối với lợn nái đẻ hạn chế can thiệp, không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường.

- Lợn nái đẻ có các biểu hiện đẻ khó phải can thiệp ngay, các dụng cụ can thiệp phải qua sát trùng trước khi đưa vào cơ thể mẹ.

- Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng cho con vật

- Đối với lợn con cần phải quan sát kỹ càng để biết được tình trạng lợn tốt hay yếu để can thiệp kịp thời để chữa bệnh đạt hiệu quả cao

4.5. Kết quả thực hiện một số công tác hộ lý sau đẻ và một số công tác chuyên môn khác trên đàn lợn tại trại

Ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản, em còn được học và làm một số thao tác trên lợn con như đỡ đẻ, mài nanh, cắt đuôi,…kết quả được trình bày ở bảng 4.11

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện một số thao tác trên đàn lợn tại trại

STT Công việc Thực hiện

(con)

Kết quả (an toàn) An toàn

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Đỡ đẻ cho lợn nái 126 126 100

2 Số lợn con được sinh ra 1525 1525 100

3 Mài nanh, cắt đuôi 800 800 100

4 Thiến lợn đực 520 520 100

5 Phối giống cho lợn nái 5 5 100

Qua bảng 4.11 cho thấy:

- Trực tiếp tham gia công tác đỡ đẻ 126 con lợn nái và đạt tỷ lệ an toàn tuyệt đối 100%

- Thực hiện một số thủ thuật trên lợn con như: thiến lợn đực, mài nanh, cắt đuôi tất cả đều an toàn 100%

- Trực tiếp thụ tinh cho 5 lợn nái, tất cả số lợn nái được thụ tinh đều đạt tỷ lệ thụ thai 100%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực tập tại trại Phát Đạt, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, em có một số kết luận như sau:

- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng 126 lợn nái có 92,86% nái đẻ bình thường và 7,14% nái đẻ khó phải can thiệp.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng 1525 lợn con, số con còn sống đến cai sữa là 1518 con, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,54%.

+ Trực tiếp tham gia đỡ đẻ cắt nanh, bấm số tai, cắt đuôi cho lợn con với hiệu quả công việc là 100%.

+ Trực tiếp thụ tinh nhân tạo cho 5 lợn nái đạt kết quả an toàn 100%. - Công tác phòng bệnh:

+ Trực tiếp tham gia vệ sinh sát trùng, quét vôi xung quanh ngăn ngừa mầm bệnh đạt tỷ lệ cao 100%.

+ Tham gia công tác tiêm phòng vắc xin tại trại với tỷ lệ an toàn là 100% với tất cả các loại vắc xin.

- Công tác điều trị bệnh:

+ Theo dõi 126 lợn nái sinh sản tại trại thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tại trại là 11,90 %, bệnh viêm vú là 2,38 %, sót nhau 3,17%.

+ Sử dụng phác đồ với thuốc amoxi la kết hợp với oxytocin để điều trị bệnh viêm vú, sót nhau và viêm tử cung cho lợn nái đạt hiệu quả điều trị khỏi bệnh cao 100%.

+ Theo dõi 1525 lợn con tại trại thấy, tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy tại trại là 13,84 %, bệnh viêm khớp là 0,26 %. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh tương ứng là 98,10% -100%.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật của trại cũng như là công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông

nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình

sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi , Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91.

10.Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông

13.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5, tr 720 – 726.

14.Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

16. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17.Phạm Ngọc Thạch, Chu Đức Thắng, Đàm Văn Phải, Phạm Thị Lan Hương (2013), Giáo trình Thú y cơ bản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18.Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2002), Bệnh

thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

19.Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

20. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường sinh

dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005), Giáo trình Sinh lý học động

vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

24.Trịnh Đình ThâuNguyễn Văn Thanh (2010),Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XVII(7): 72-76.

II. Tài liệu tiếng Anh

25.Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice (2003) 25: pp.466-473

26.Intosh M. C (1996), "Mastitis metritis agalactia syndrome", Science report, Animal research institute, Yeerongpilly, Queensland,

Australia,Unpublish, pp. 1 - 4.

27.Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.

III. Tài liệu internet

28. Muirhead M., Alexander T. (2010), Reproductive System, Managing Pig Healthand the Treatment of Disease,<http://www.thepigsite.com>,

Ngày truy cập 12/04/2021.

29. White (2013), Pig health - Sow mastitis, <http://www.nadis.org.uk>, Ngày truy cập 12/04/2021.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại phát đạt thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)