Biến động một số yếu tố mơi trường trong bể thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hàm lượng muối trong thức ăn và oxy hòa tan trong môi trường đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá rô phi thương phẩm (Trang 46 - 48)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Ảnh hưởng của hàm lượng muối được thêm vào thức ăn lên sự tăng trưởng,

4.1.1. Biến động một số yếu tố mơi trường trong bể thí nghiệm

Trong quá trình nuơi cá thí nghiệm, các thơng số mơi trường được theo dõi hàng ngày. Khi kiểm tra phát hiện thấy biến động bất lợi được tiến hành điều chỉnh ngay. Biến động các thơng số mơi trường nước cĩ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và quá trình phát triển của cá trong suốt quá trình nuơi. Khi cá sống trong mơi trường cĩ điều kiện thuận lợi thì cá sinh trưởng và phát triển tốt, ngược lại nếu sống ở mơi trường khơng thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cá. Khi đánh giá tác động của mơi trường sống, cần quan tâm tới một số yếu tố như: độ pH, hàm lượng oxy hịa tan (DO) và nhiệt độ. Những yếu tố này thay đổi theo ngày và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, chế độ chăm sĩc... Kết quả nghiên cứu về những biến động của một số yếu tố mơi trường được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Biến động của một số yếu tố mơi trường trong thí nghiệm

Nghiệm thức pH DO (mg/l) Nhiệt độ (0C) NH3/NH4+ (mg/l) NO2- (mg/l) NO3- (mg/l) Đ/C TB 4,92±0,26 27,8±0,06 2,25±0,0,25 1,75±0,09 30,05±1,18 MIN 7 4,7 26,5 0 0,5 0 MAX 8 5,3 28,7 5 5 50 NT2 TB 5,11±0,28 27,2±0,02 2,05±0,24 1,65±0,0 32,00±0,34 MIN 7 4,7 26,2 0 0,5 0 MAX 8 5,3 28,6 5 5 50 NT3 TB 4,90±0,23 27,4±0,03 2,15±0,3 1,72±0,1 30,05±0,86 MIN 7 4,7 26,2 0 0,5 0 MAX 8 5,3 28,5 5 5 50 NT4 TB 5,02±0,33 27,0±0,02 2,08±0,4 1,35±1,19 33,08±0,33 MIN 7 4,7 26,2 0 0,5 0 MAX 8 5,3 28,3 5 5 50

4.1.1.1. Biến động nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cá rơ phi sinh trưởng và phát triển là 20-30oC. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20oC cá tăng trưởng chậm và ngừng ăn ở nhiệt độ dưới 15oC. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-42oC, cá chết rét ở 5,5oC và bắt đầu chết nĩng ở 42oC. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh ((Marcel Huet, 1994); Zhong Lin, 1991); Việt Linh, 2019).

Trong nghiên cứu, nhiệt độ nước bể nuơi được đo hàng ngày bằng máy đo nhiệt độ vào 14h. Dao động nhiệt độ trong ngày của bể nuơi từ 1-4oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong thời gian thí nghiệm là 26,2oC và trung bình cao nhất là 28,7oC. Sự biến động của nhiệt độ mơi trường nước trong các bể là do cĩ sự biến động nhiệt độ khơng khí trong thời gian thí nghiệm. Mức dao động nhiệt độ mơi trường bể nuơi trong thời gian thí nghiệm phù hợp cho quá trình sinh trưởng của cá rơ phi.

4.1.1.2. Biến động pH

Độ pH cĩ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cá nuơi, độ pH quá thấp hoặc quá cao đều khơng tốt cho sinh trưởng và phát triển của cá.

pH thích hợp cho cá rơ phi sinh trưởng và phát triển từ 6,5-9. Độ pH nhỏ hơn 4 hay cao hơn 11 cĩ thể gây chết cho cá (Nguyễn Đức Hội, 1997). Độ pH cao sẽ tăng tính độc của H2S, tăng khả năng hịa tan của kim loại nặng vào nước, ngược lại độ pH thấp làm tăng tính độc của khí NH3 và làm cản trở hoạt động của một số men trong sinh vật làm thức ăn cho cá (Trịnh Thị Thanh, 1995). Như vậy, độ pH trong thời gian thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá và khơng làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

4.1.1.3. Biến động oxy hịa tan trong nước

Oxy là chất khí cần thiết để sinh vật duy trì sự sống. Cá sống được trong nước là do trong nước cĩ oxy được cung cấp cho cơ thể cá qua các lược mang dưới dạng hịa tan (DO), vì thế hàm lượng oxy hịa tan là một chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá.

Trong quá trình làm thí nghiệm, hàm lượng oxy hịa tan luơn được duy trì và nằm trong ở mức đã thiết đặt, luơn ở 4,7-5,4 mg/l. Với việc duy trì hàm lượng DO

luơn ở mức cao và ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cá (Chervinski, 1982).

4.1.1.4. Biến động của nhĩm dinh dưỡng thải N (NH3, NH4+, NO2-, NO3-)

Trong quá trình thí nghiệm nhĩm các yêu tố dinh dưỡng thải N (NH3, NH4+, NO2-, NO3-) ở mức khá cao nhưng nước được thay 2 ngày/lần và đặc biệt cá rơ phi cĩ thể sống được ở trong những điều kiện khơng thuận lợi nên chưa ảnh hưởng tới đời sống của cá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hàm lượng muối trong thức ăn và oxy hòa tan trong môi trường đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá rô phi thương phẩm (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)