1. Kết luận
Thông qua đề tài chúng tôi đã rút ra được một số kết luận sau đây:
Đề tài đã nêu ra được các phương pháp rèn luyện kỹ giải các dạng bài tập cực trị của hàm ẩn chứa trị tuyệt đối, giúp các em vận dụng linh hoạt vào các bài thi, với các cách giải ngắn gọn. Đề tài cũng đã chỉ ra các cách giải để các em có sự vận dụng vào từng câu hỏi một cách hiệu quả. Giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập, hình thành nhiều kỹ năng
một vấn đề phức tạp thành những vấn đề ngắn gọn, logic, dễ hiểu, các em tự tin chiếm lĩnh tri thức, hứng thú đối với môn học nhất.
2. Kiến nghị
Qua quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi nhận thấy phương pháp này hiệu quả, dễ dạy học, nhất là trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì vậy, tôi mong rằng các thầy, cô giáo có thể nghiên cứu để phát triển thêm đề tài, mạnh dạn nhân rộng phương pháp, để những câu hỏi ở mức vận dụng cao tiến gần với nhiều học sinh hơn.
Đề tài này chắc chắn còn có những thiếu sót rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo để tôi hoàn thành tốt hơn cũng như rút kinh nghiệm khi áp dụng đề tài vào quá trình dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Phương (2007), Bài giảng trọng tâm Ôn luyện môn toán, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
2. Phan Huy Khải (2009), Bài tập chọn lọc Giải tích 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3. Văn Như Cương, Trần Văn Hạo, Ngô Thúc Lanh (2000), Tài liệu hướng dẫn giảng dạy toán11, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Trần Phương (2002), Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn toán- Hàm số, Nhà xuất bản Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc (Chủ biên) (2007), Các dạng bài tập và phương pháp giải Trắc nghiệm-tự luận Đại số và Giải tích 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
7. Tuyển tập các đề thi Đại học và Cao đẳng qua các năm,
9. Đề thi trung học phổ thông quốc gia, TNTHPT, đề thi thử THPT các năm 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018-2019, 2020-2021, 2021-2022.