Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo

4.4.3. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại

 Điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản:

Em đã chẩn đoán và điều trị các bệnh trên đàn lợn nái của trại, đó là viêm tử cung, viêm vú, mất sữa, sát nhau. Triệu trứng điển hình của các bệnh như sau:

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung là niêm mạc tử cung bị viêm, tử cung tiết dịch nhờn, trong đục hoặc có mùi tanh sốt nhẹ hoặc không sốt, nặng thì dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu mùi rất tanh, thân nhiệt tăng cao, giảm ăn, mệt mỏi kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.

Triệu chứng của bệnh viêm vú là vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không tiết sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều cặn lẫn máu.

Bệnh mất sữa là hiện tượng giảm lượng sữa hoặc mất hẳn, lợn nái nằm úp bụng xuống nền chuồng không cho con bú, heo con lông xù, da khô gầy yếu nằm mỗi nơi một con đi lại chậm chạp và chết dần.

Bệnh sát nhau ở lợn biểu hiện không rõ ràng. Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thi thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, thích uống nước và từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu nâu.

Căn cứ vào triệu chứng điển hình của bệnh, em xác định được chính xác bệnh xảy ra trên từng đối tượng lợn nái và tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh cụ thể. Đối với lợn nái đẻ và nuôi con được nuôi riêng trong từng ô chuồng nên thuận tiện cho việc chẩn đoán, kiểm soát bệnh cũng như công tác điều trị.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

STT Tên bệnh Số nái điều trị (con) Số nái khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung 4 4 100 2 Viêm vú 2 2 100 3 Mất sữa 5 5 100 4 Sát nhau 1 1 100

 Phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung

Thuốc: Vilamoks LA, liều lượng: 1ml/10kgTT 2 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp, thời gian điều trị 4 ngày.

Thuốc: Gluco-K-C Namin, liều lượng: 1ml/10kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp thịt dưới da, thời gian điều trị 4 ngày.

 Phác đồ điều trị bệnh viêm vú

Thuốc: Vilamoks LA, liều lượng: 1ml/10kgTT 2 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp, thời gian điều trị 6 ngày.

Thuốc: Gluco-K-C Namin, liều lượng: 1ml/10kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp thịt dưới da, thời gian điều trị 6 ngày.

 Phác đồ điều trị bệnh mất sữa

Thuốc: Vilamoks LA liều lượng: 1ml/10kgTT 2 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp, thời gian điều trị 4 ngày.

Thuốc: Gluco-K-C Namin, liều lượng: 1ml/10kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp thịt dưới da, thời gian điều trị 4 ngày.

 Phác đồ điều trị bệnh sát nhau

Thuốc: Vilamoks LA liều lượng: 1ml/10kg TT 2 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp, thời gian điều trị 4 ngày.

Thuốc: Gluco-K-C Namin, liều lượng: 1ml/10kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp thịt dưới da, thời gian điều trị 4 ngày.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản có tỷ lệ khỏi bệnh là cao 100 %.

Qua quá trình thực tập em đã học được một số kinh nghiệm như sau: Đối với bệnh viêm tử cung, sát nhau ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng thời gian, liều lượng thì các biện pháp can thiệp phải đảm bảo vệ sinh và kĩ thuật. Đối với bệnh viêm vú, mất sữa sau đẻ cần thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tránh hiện tượng stress, làm đau cho lợn nái.

 Điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ:

Em đã chẩn đoán và điều trị các bệnh trên đàn lợn con theo mẹ của trại, đó là hội chứng tiêu chảy và hội chứng viêm phổi. Triệu trứng điển hình của các bệnh như sau:

Triệu chứng lâm sàng ở lợn con mắc hội chứng tiêu chảy là bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc vàng nhạt,phân dính bết ở hậu môn. Lợn có hiện tượng nôn mửa mất nước thân nhiệt giảm nên hay có hiện tượng nằm lên bụng lợn mẹ.

Triệu chứng của hội chứng viêm phổi là lợn con rất hay ho, thở nhanh. Diễn biến nặng có thể thở thể bụng rất gấp.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

STT Tên bệnh Số con điều trị (con)

Số con khỏi bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

1 Hội chứng tiêu chảy 158 156 98,73

2 Hội chứng viêm phổi 25 25 100

 Phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy:

Thuốc: Amoxicol 20% Colistin, liều lượng: 1g/15kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: pha uống, thời gian điều trị 3-5 ngày.

Men tiêu hóa: Lactozin-A, liều lượng 1g/10-15kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: pha uống, thời gian điều trị 3-5 ngày.

Nếu lợn từ 18 ngày tuổi trở lên dùng đường uống không khỏi tiến hành phác đồ điều trị sau:

Thuốc: Enzotis LA, liều lượng: 3ml/40kgTT 2 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp, thời gian điều trị 4-6 ngày.

Thuốc: Gluco-K-C Namin, liều lượng: 1ml/10kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp thịt dưới da, thời gian điều trị 6 ngày.

 Phác đồ điều trị hội chứng viêm phổi:

Thuốc: Martylan LA, liều lượng: 0,5-2ml/10kgTT 2 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp, thời gian điều trị 4 ngày.

Thuốc: Gluco-K-C Namin, liều lượng: 1ml/10kgTT 1 ngày/lần, đường dẫn thuốc: tiêm bắp thịt dưới da, thời gian điều trị 4 ngày.

Tỷ lệ khỏi bệnh khá cao là do ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chúng em còn kết hợp với khâu nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho lợn con đồng thời tăng cường công tác vệ sinh thú y.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)