Trong thời gian thực tập tại trại em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, thiến lợn đực và phối giống cho lợn nái.
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện công việc khác
STT Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả An toàn (con) Tỷ lệ (%)
1 Đỡ đẻ cho lợn (lợn con sinh ra) 366 345 94,26
2 Mài nanh 345 345 100
3 Tiêm chế phẩm Fe-B12 phòng
bệnh thiếu máu 345 345 100
4 Bấm đuôi 345 345 100
5 Cầu trùng (cho uống) 345 337 97,68
6 Thiến lợn đực 189 189 100
Bên cạnh công tác nuôi dưỡng, trong thời gian thực tập em còn tham gia vào các khâu kỹ thuật khác trên đàn lợn nái đẻ như: đỡ đẻ cho lợn, làm công tác hộ lý cho lợn con sơ sinh. Trong quá trình thực hiện đã giúp em củng cố thêm về kiến thức liên quan đến chăm sóc lợn nái sinh sản.
Quy trình đỡ đẻ
Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: lồng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, khăn khô, kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.
- Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch
lợn con thì nó mới nhanh khỏe. Sau đó dùng chỉ buộc dây rốn cách rốn 1 khoảng 3cm rồi cắt bên dưới nút buộc, bôi cồn vào rốn và thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm. Thường thì cứ 15 - 20 phút nái sinh được 1 lợn con, cũng có khi nái sinh liên tiếp nhiều con rồi nghỉ một thời gian. Trường hợp nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.
- Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, dùng máy mài nanh lợn để tránh tình trạng lợn con cắn nhau hoặc cắn vú gây viêm vú cho lợn mẹ. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành bấm nanh cho 366 con lợn con và tất cả đều an toàn.
Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa ở trang trại( mới thí điểm từ tháng 2/2021):
+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn và sau khi lợn con bú sữa đầu được 2- 3 giờ đồng hồ thì tiến hành mài nanh.
+ Lợn con 3 ngày tuổi đầu tiên được cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
+ Lợn con 4 ngày tuổi lợn con được cắt đuôi, tiêm sắt và cho uống thuốc phòng cầu trùng.
+ Lợn con 7 - 10 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh HI-GRO 550S
+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng suyễn.
+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng tai xanh. + Lợn con được 22-25 ngày tuổi tiến hành cai sữa.
Công tác chuyển lợn con qua nuôi chuồng thịt.
+ Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ từ 22 - 25 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.
+ Lợn con khi đạt tiêu chuẩn chuyển qua nuôi ở ô chuồng tách,lợn con sẽ được đánh dấu từ trước, sau đó được công nhân bắt ra khỏi chuồng và được đuổi đến khu ô chuồng tách. Ở đây lợn con được nuôi từ 15 - 20 ngày khi đã khỏe mạnh sẽ được chuyển qua nuôi ở chuồng nuôi lợn thịt.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại trại lợn em có một số kết luận như sau:
- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại trại lợn Đỗ Đức Thuận được thực hiện nghiêm ngặt, đúng theo quy trình chăn nuôi lợn công nghiệp.
Trong 6 tháng thực tập em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 30 lợn nái nuôi con và 366 lợn con theo mẹ.
Phụ trách đỡ đẻ 30 nái: có 29 lợn nái đẻ thường và 1 lợn nái đẻ khó phải can thiệp. Tỷ lệ lợn nái đẻ bình thường là 96,67 %, đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 3,33 %.
Phát hiện và điều trị bệnh cho 12/30 lợn nái chăm sóc trong đó: lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là 4 con (chiếm 13,33%), viêm vú là 2 con (chiếm 6,67%), mất sữa là 5 con (chiếm 16,67 %), sát nhau 1 con (chiếm 3,33 %), tỷ lệ khỏi bệnh là 100 %.
Điều trị cho 158 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy (tỷ lệ khỏi bệnh 98,73%) và 25 lợn con mắc hội chứng viêm phổi (tỷ lệ khỏi 100%).
- Những chuyên môn đã được học tại trại: + Đỡ lợn đẻ
+ Mài nanh, bấm đuôi, tiêm chế phẩm Fe - B12 cho lợn con. + Thiến lợn đực.
+ Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn con.
+ Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng,...)
5.2. Đề nghị
Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:
- Trại lợn cần thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái đúng kỹ thuật để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.
- Quy trình phòng bệnh tiêm vắc xin phải được thực hiện nghiêm ngặt. - Theo dõi, quản lý và chăm sóc đàn lợn nái cũng như đàn lợn bầu tốt nhất để chất lượng đàn lợn con được sinh ra cao nhất.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sớm để tỷ lệ khỏi bệnh trên đàn lợn là cao nhất để không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài Liệu Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, Tập XXIII (số 5), Trang 51 - 56.
2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, Trang 29 - 35.
3. La Văn Công, Lê Minh, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Quang, Đỗ Quốc Tuấn (2017), giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp Tp. HCM.
5. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất
lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản
gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
7. Văn Lệ Hằng, Đạo Đức Thà, Chu Đình Tới (2009), Sinh sản vật nuôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm
thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phan Văn Kiểm, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb, Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến
11.Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long (2005),
Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13.F.Madec, Neva.C (1995), “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn
nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 2.
14.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
15.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), ″Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ″, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 10 (Số 5), tr.72 - 80.
16.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016),
Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Trường Đại học Hùng Vương.
17.Nguyễn Như Pho (2002), Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi
đến hội chứng M.M.A và năng suất sinh sản heo nái, Luận án tiến sĩ
18.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội
19.Pierre Branillet và Bernand Faralt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
20.Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý vật nuôi,
Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
21.Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), Giáo
trình Vi sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
22.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2016), Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị, Tạp chí Khoa
23. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Thuận (2010), ”Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tỉnh Thái Bình và thử
nghiệm một số phác đồ điều trị” Luận văn Thạc Sỹ Nông Nghiệp, Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội.
25. Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Đỗ Quốc Tuấn (2005), Bài giảng môn sản khoa gia súc, Đại học Nông Thái Nguyên.
II. Tài Liệu Tiếng Anh
27. Paul Hughes and James Tilton (1996), Maximissing pig production and
reproduction, Campus, Hue University of Agricuture an Forestry, pp.23-27.
28. Smith, B.B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state university press, pp. 40- 57.
29. Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university, U.K.Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik
sel,skhozyaistvennoinauki.
30. Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N.(1983), The metrtis, mastitis
agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Một số hình ảnh thuốc và vắc xin sử dụng tại trại
Ảnh 1: Thuốc Nova-colispec Ảnh 2: Thuốc oxytocin
Ảnh 5: Bột giữ ấm, làm khô lợn con khi đỡ đẻ
Ảnh 6: Thuốc trị ỉa chảy Enrotis-LA