Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trạ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo

4.4.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trạ

tại trại

 Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản:

Chúng em tiến hành theo dõi 30 con lợn nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 30 4 13,33 Viêm vú 30 2 6,67 Mất sữa 30 5 16,67 Sát nhau 30 1 3,33

Bảng 4.7 cho thấy, trong 30 con lợn nái chăm sóc và nuôi dưỡng có 4 con mắc bệnh viêm tử cung, 1 con mắc bệnh sát nhau, 2 con mắc bệnh viêm vú, 5 con mắc bệnh mất sữa. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh mất sữa ở đàn lợn nái

nuôi tại trại cao nhất chiếm 16,67 % là do viêm tuyến vú từ trước, hoặc do thiếu chất dinh dưỡng, sót nhau, sốt, tiêu chảy kéo dài.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là 13,33 % nguyên nhân là do quá trình phối giống lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiên thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật móc lấy thai đã làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây viêm.

Số lợn nái mắc bệnh sát nhau là 1 con chiếm 3,33 %, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, lợn nái dặn đẻ yếu không đẩy được hết nhau ra ngoài, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sót nhau.

Tỷ lệ mắc viêm vú là 6,67 % lợn mắc viêm vú thường do kế phát viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương. Mất sữa chủ yếu do kế phát từ các bệnh trên hoặc lợn bị sốt, ỉa chảy kéo dài...

 Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ:

Chúng em tiến hành theo dõi 366 lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con theo mẹ tại trại Chỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

Hội chứng tiêu chảy 366 158 43,17

Hội chứng viêm phổi 366 25 6,83

Bảng 4.8 cho thấy trong 366 lợn con theo dõi thì có: 158 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy, chiếm tỉ lệ 43,17%. Có 25 lợn con mắc hội chứng viêm

Hội chứng tiêu chảy có tỉ lệ mắc cao lên đến 43.17% là do một số nguyên nhân sau: Nguồn bệnh chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli, Salmonella và do ký sinh trùng gây nên. Hội chứng tiêu chảy lây rất nhanh qua tiếp xúc phân đã mắc bệnh từ con này sang con khác và qua không khí. Nguyên nhân tiếp đó có thể là do lợn mẹ mất sữa hoặc lợn con bị lạnh. Qua đây cho thấy trại lợn vẫn khá chủ quan trong việc vệ sinh sát trùng trong chuồng lợn nái sinh sản.

Hội chứng viêm phổi có tỉ lệ mắc thấp hơn nhiều chỉ 6,83%. Nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng viêm phổi giai đoạn theo mẹ là do thay đổi thời tiết đột ngột đang ấm chuyển sang mưa lạnh dẫn tới nhiệt độ chuồng nuôi và lồng úm không đáp ứng được điều kiện lý tưởng cho lợn con. Từ tỉ lệ mắc hội chứng viêm phổi thấp có thể thấy việc giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi và lồng úm lợn con ở nhiệt độ thích hợp đối với trại lợn đã làm khá tốt.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)