Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 42 - 48)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.2.1.Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại trại

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại cơ sở

4.2.1.Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại trại

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn như sau:

Đối với nái từ lứa 2 đến lứa 4, ăn thức ăn 967S với tiêu chuẩn 3,5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

Đối với nái đẻ (từ lứa 5 trở đi), ăn thức ăn 967S với tiêu chuẩn 5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,8 kg/con/bữa.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày, chia làm bốn bữa sáng lúc 7 giờ, 11 giờ, chiều lúc 16 giờ, tối 21 giờ. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên thêm 0,5-1 kg/con/ngày.

Lưu ý: Lợn nái bỏ ăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn.

Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con (giai đoạn lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi, giai đoạn lợn con từ 7 - 14 ngày tuổi và giai đoạn lợn con từ 14 đến 21 ngày tuổi).

Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất như: tiêu chảy, viêm khớp, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.

Công tác chăn sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa tại trại:

+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn và sau khi lợn con bú sữa đầu được 2 - 3 giờ đồng hồ thì tiến hành mài nanh.

+ Lợn con 3 ngày tuổi đầu tiên được cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

+ Lợn con 4 ngày tuổi lợn con được cắt đuôi, tiêm sắt và cho uống thuốc phòng cầu trùng.

+ Lợn con 7 - 10 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh HI-GRO 550S.

+ Lợn con được 15 ngày tuổi tiêm phòng suyễn và tai xanh cách nhau 4 ngày. + Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng chống còi cọc.

+ Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa.

 Công tác tách lợn con:

Do đặc thù của trại lợn ông Đỗ Đức Thuận là trại lợn tư nhân nên trang trại nuôi theo quy mô khép kín tự sản xuất con giống để nuôi và xuất bán chủ yếu là lợn thịt, nên không thực hiện việc xuất bán lợn con cũng như mua lợn con từ bên ngoài vào trại.

+ Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.

+ Những lợn con đủ cân nặng sẽ tách mẹ và nuôi ở ô chuồng tách riêng. + Số lợn con tách sẽ được ghi lại đầy đủ thông tin cụ thể như: số con, các loại vắc xin đã được tiêm, ngày tách mẹ...

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

qua 6 tháng thực tập

Tháng Nái đẻ, nuôi con Số lợn con Số lợn con sống đến khi cai sữa

12/2020 10 127 116 01/2021 16 180 164 02/2021 04 59 53 03/2021 0 0 0 04/2021 0 0 0 05/2021 0 0 0 Tính chung 30 366 333

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập em được phân công thực tập tại chuồng lợn nái đẻ và nuôi con từ 10/12/2020 - 30/2/2021, sau đó em được phân công chăm sóc đàn lợn thịt. Tổng số lợn nái đẻ được trực tiếp chăm sóc trong 3 tháng là 30 nái. Số con được sinh ra từ 30 nái là 366 lợn con. Tính chung đến khi cai sữa lợn con giai đoạn 21 ngày, thì số lợn con theo mẹ còn sống là 333 con, tỷ lệ nuôi sống của lợn con đến khi cai sữa là 90,98%, số con còn sống đến cai sữa/ nái là 11,1 con.

Từ việc chăm sóc đàn lợn hàng ngày em học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là: phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái chửa kỳ cuối, nái đẻ và nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày (bữa sáng, trưa, chiều và tối). Ta cần lưu ý những điều sau:

+ Cách cho ăn: ăn đúng 4 bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chỉnh sửa liên tục theo ngày.

+ Loại thức ăn theo từng giai đoạn: nái chửa kỳ đầu (tuần 1 - 13) sử dụng thức ăn 966, chửa kỳ cuối (tuần 14 - 16) sử dụng thức ăn 967s. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5 kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1kg/con/ngày tùy thuộc vào giống, giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn...

+ Không nên tắm cho lợn mẹ vì sẽ làm ướt sàn lợn con dẫn đến bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp.

Ngoài ra em còn học được cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý các công việc sau: khi trộn thức ăn phải hòa thuốc vào nước theo đúng tỷ lệ rồi trộn, máng lợn con phải luôn có thức ăn, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.

Qua đây em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: cách chăm sóc cho lợn mẹ và vệ sinh chuồng đẻ hàng ngày, cách tra thức ăn,...

Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn nái đẻ, em đã được học cách đỡ đẻ và tham gia theo dõi xử lý các trường hợp đẻ khó của lợn nái tại trại cùng kỹ sư. Em đã thống kê lại những con đẻ bình thường, đẻ khó và được em trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại

Tháng Số con đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp

Tỷ lệ (%) 12/2020 10 9 90 1 10 01/2021 16 16 100 0 0 02/2021 4 4 100 0 0 03/2021 0 0 0 0 0 04/2021 0 0 0 0 0 05/2021 0 0 0 0 0 Tính chung 30 29 96,67 1 3,33

Trong 6 tháng em phụ trách đỡ 30 lợn nái đẻ trong đó tháng 12 em phụ trách đỡ 10 lợn nái đẻ, tháng 1 phụ tránh đỡ đẻ 16 lợn nái đẻ và tháng 2 phụ trách đỡ 4 lợn nái đẻ. Tháng 3, 4, 5 em được phân công chăm sóc lợn bên chuồng thịt nên số liệu về 0 và được bổ sung ở bảng 4.4.

Trong tổng số 30 lợn nái đẻ có 29 lợn nái đẻ thường và 1 lợn nái đẻ khó phải can thiệp.

Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu. Lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của lợn mẹ không tốt... Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp tại trại là 10% ở tháng 12 và những tháng 1, tháng 2 là 0%. Từ kết quả này cho thấy trại đã thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai, để cho lợn mẹ và bào thai phát triển tốt, không ảnh hưởng đến quá trình đẻ của lợn mẹ.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc lợn thịt tại trại từ ngày 01/03 - 30/05/2021 Tháng Số con chăm sóc (con) Số lợn nuôi sống (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 03/2021 423 423 100 04/2021 477 477 100 05/2021 520 520 100

Kết quả bảng 4.4 là kết quả chăm sóc lợn thịt tại trại của em từ ngày 01/03 - 30/05/2021. Lí do số con chăm sóc của chuồng lợn thịt luôn có sự biến động tăng lên là vì trại có quy trình nuôi dưỡng khép kín. Khi lợn con đẻ ra và cai sữa sẽ chuyển qua chuồng lợn thịt tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng. Tỉ lệ nuôi sống cao có thể thấy rõ từ bảng trên với tỉ lệ đạt 100% qua các tháng.

Từ kết quả này cho thấy trại đã thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt để đạt tỉ lệ nuôi sống đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 42 - 48)