III. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀ
3. Tính hiệu quả
3.1. Đối với học sinh
Thứ nhất, khi tiến hành dạy học chủ đề giáo dục STEM đã giúp học sinh hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực cần thiết. Biết vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn, biết định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân phù hợp với tình hình lao động-sản xuất tại địa phương. Học sinh hứng thú và yêu thích môn Toán học hơn.
Thứ hai, qua dạy học chủ đề giáo dục STEM, giáo viên là người định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập, phát triển năng lực và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học sinh là người tham gia các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề, lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích để thực hiện các nhiệm vụ học tập trong mỗi dự án đồng thời rèn luyện và phát triển các năng lực cho học sinh.
Ngoài ra học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, hoặc tư vấn, giúp đỡ gia đình, tuyên truyền trong quá trình lao động, sản xuất. Và hơn cả là giúp các em định hướng được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.
3.2. Đối với giáo viên
Thứ nhất, tôi đã góp phần tích cực vào dạy học một số chủ đề giáo dục STEM
trong chương trình Hóa học phổ thông cho học sinh các trường THPT. Trong quá trình dạy học đã sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực hiện nay đồng thời kết hợp với giáo dục STEM giúp người học phát triển năng lực cần thiết.
Thứ hai, phần nào tôi gạt bỏ được những băn khoăn, trăn trở làm sao để phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giúp học sinh "hứng thú-yêu thích" môn Toán học.
Thứ ba, trong quá trình dạy học chủ đề giáo dục STEM nhằm phát triển năng
lực vận dụng kiến thức và kỹ năng cho học sinh bản thân tôi cũng tìm được hứng thú trong quá trình dạy, và từ đó kết quả dạy và học cũng khả quan hơn.