Kết quả phân tích định tính

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO góc đáp ỨNG PHONG CÁCH học tập để PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH TRONG dạy học nội DUNG CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở THỰC vật, (Trang 50 - 52)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.2. Kết quả phân tích định tính

Trên cơ sở tiêu chí đánh giá NLTH, qua quan sát và thu thập thông tin từ đó so sánh kết quả phát triển NLTH, lĩnh hội tri thức trước và sau TN.

3.4.2.1. Về việc phát triển năng lực tự học thông qua các tiêu chí

trình phát triển NLTH của HS thông qua sử dụng các bảng hỏi 2.6; 2.7, đồng thời qua quan sát về thái độ, hành vi mà HS thể hiện khi thực hiện chủ đề “Quang hợp ở thực vật” theo phương pháp DHTG và đối sánh với việc dạy học theo PPDH truyền thống. Qua TN dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS, chúng tôi cũng thu được những thông tin ngược phản hồi của HS: Học theo PCHT các em cảm thấy hứng thú, chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình học tập, việc đóng góp ý kiến của cá nhân đối với nhóm hay giữa các nhóm với nhau diễn ra sôi nổi hơn để hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao. HS có sự thay đổi rõ rệt về NLTH theo chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn, cụ thể: Các năng lực xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện kế hoach, tự thể hiện bản thân, cũng như năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh kế hoạch học tập ở lớp TN cũng tốt hơn hẳn so với nhóm lớp ĐC thể hiện ở chỗ HS xác định vấn đề, tạo ra sản phẩm học tập nhanh hơn, trình bày sản phẩm một cách tự tin, mạnh dạn và lưu loát hơn.

3.4.2.2. Về khả năng lĩnh hội tri thức

Thông qua quan sát thái độ và hành vi của HS như: Sự chú ý, lắng nghe, xây dựng, khả năng liên hệ thực tế, ĐG phân tích một cách logic và biện chứng các kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra cho thấy, HS lớp TN có tinh thần thái độ tích cực trong học tập, tính chủ động trong lĩnh hội kiến thức tăng dần theo thời gian thực nghiệm so với lớp ĐC. Sau quá trình hoạt động học theo PCTH, đa số HS ở các lớp TN đã có những thay đổi về tâm lí, tinh thần thái độ học tập môn học, các em đều tích cực tham gia thảo luận nhóm, hoàn thành PHT, đưa ra các ví dụ ứng dụng thực tiễn. Điều này chứng tỏ những DHTG và KTDH được áp dụng trong đề tài là đã mang lại hiệu quả rõ nét.

Tiểu kết chương 3

Chúng tôi đã tiến hành TN nhằm ĐG hiệu quả của việc sử dụng phương pháp DHTG để phát triển năng lực cho HS. Thông qua kết quả TN sư phạm chúng ta thấy việc tổ chức DHTG trong dạy học Sinh học nói chung và trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển năng lực cho HS. Việc vận dụng phương pháp DHTG để xây dựng các góc học tập vào dạy học Sinh học không những góp phần phát huy tính tích cực, có ý thức chủ động sáng tạo trong học tập mà còn tác động tích cực đến hình thành các năng lực cho HS như NLTH, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề .... cũng như hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt.

Từ kết quả TN sư phạm có thể khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đề ra là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả khả thi cao, đồng thời đã phát triển được năng lực của HS phù hợp với môi trường học tập.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO góc đáp ỨNG PHONG CÁCH học tập để PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH TRONG dạy học nội DUNG CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở THỰC vật, (Trang 50 - 52)