III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 1 Kết quả thực nghiệm
1.2 Kết quả định tính
Qua thực nghiệm sư phạm và quan sát tiết học TN – ĐC tôi đã phát hiện có sự thay đổi rõ nét về hành vi của học sinh và giáo viên:
- Đánh giá sự thay đổi hành vi của học sinh
Quan sát thái độ của học sinh sau khi học xong bài học TN cho thấy: hầu hết HS nhiệt tình hưởng ứng các tiết dạy TN. Các em thể hiện rõ niềm vui khi được GV quan tâm và tạo cơ hội thể hiện khả năng của bản thân. Sản phẩm học tập đa dạng hơn, các em cũng chủ động, tự tin hơn khi thuyết trình các sản phẩm học tập. HS trung bình còn rụt rè, nhiều em còn ngại ngùng khi giới thiệu các sản phẩm học tập. Tuy nhiên, khi được giáo viên động viên, khích lệ, mức độ tự tin của học sinh các lớp TN tăng dần lên. Sự tự tin, học sinh biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, học sinh trách nhiệm với sản phẩm học tập của nhóm và tích cực hợp tác đều thay đổi theo hướng tích cực trong lớp học.
- Sự thay đổi hành vi của giáo viên
Triển khai dạy học chủ đề theo giáo dục STEM nhằm phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh THPT ở các lớp TN đòi hỏi giáo viên phải phát triển phẩm chất và năng lực theo giáo dục 2018 và linh hoạt áp dụng nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá. Việc truyền thụ kiến thức một chiều sẽ làm giáo viên không tin tưởng vào khả năng của học sinh. Do đó giáo viên cũng cần tự tin, sự chủ động, sáng tạo sau mỗi bài học.
Trong quá trình TN, tác giả thực hiện nghiêm túc các mục tiêu bài học của giáo án TN. Đồng thời cũng linh hoạt khi điều chỉnh các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với các học sinh trong lớp học và phong cách dạy học của mình. Hiệu quả của tiết học TN rất khả quan, bước đầu cho thấy những đề xuất về quy trình tổ chức dạy học chủ đề sóng cơ theo giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh mang tính khả thi.
Qua bài TN, tác giả ngày càng chủ động và rút ra được những đề xuất mới trong việc áp dụng dạy học theo giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh. Giao viên vận dụng giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh đã trở thành những người học có thể tìm ra được cách thức tổ chức dạy học hiệu quả khi tích cực tìm tòi, nghiên cứu để mỗi bài học ngày càng có giá trị đối với học trò.