Kết quả điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di tích thành xương giang (bắc giang) qua hai lần khai quật (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG

1.2. Kết quả điều tra khảo sát

1.2.1. Cánh đồng Ngói và cánh đồng Gốm

Cánh đồng Ngói Cánh đồng Gốm

Hình 1.1. Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm

(nguồn: Trịnh Hồng Hiệp)

Cánh đồng Ngói nằm ở phía ngồi (bên phải) đường quốc lộ 1 (cũ) hướng Lạng Sơn - Bắc Giang, từ góc đơng bắc thành Xương Giang đến đây khoảng 500m. Cánh đồng là một khu vực nằm kẹp giữa một bên là đầm Mít rộng khoảng vài ha, nước từ đầm Mít chạy xuống đầm Sỏi, chảy qua đồi Axít rồi đổ ra sơng Thương về phía bắc; phía nam có một đường nước khác chạy về bắc thành. Trên bề mặt ruộng tại khu vục này xuất lộ rất nhiều mảnh gạch, ngói với đủ loại kích cỡ. Ở những khu đất cao nơi đây, bên trên là đất màu, bên dưới là đất laterite lẫn

nhiều hạt màu đỏ nâu, nâu sẫm. Cịn ở những thửa ruộng thấp hơn thì trên là đất bùn bên dưới là đất sét. Chất liệu làm gạch, ngói phát hiện được trong thành Xương Giang, cũng như ở các hố khai quật có cùng chất liệu là đất sét lẫn nhiều sạn sỏi laterite màu đỏ nâu, nâu sẫm.

Như vậy, với cảnh quan địa lý và địa chất qua quan sát tại thực địa đã mở ra những định hướng nghiên cứu tiếp theo ở khu vực trên về nơi sản xuất gạch, ngói… phục vụ việc xây dựng thành và các cơng trình kiến trúc trong thành Xương Giang [17].

1.2.2. Khu vực Đồi Ngơ

Hình 1.2. Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngơ

(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)

Tại đây, đã phát hiện được lớp ngói của một cơng trình kiến trúc cổ ken dày, xuất lộ ngay ở bề mặt vách tây hào, phía sau trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật. Di tích nằm dưới lớp móng của một cơng trình hiện đại đã bị phá. Tuy nhiên, việc xác định điểm đào tiếp nối theo hệ thống ngói xuất lộ là rất khó do di tích đã bị phá huỷ nhiều trong q trình xây dựng những cơng trình hiện đại, cũng như làm ruộng của cư dân sống trong vùng.

loại có thể là áo giáp và 1 bia đá [17].

1.2.3. Địa điểm Giếng Phủ

Giếng Phủ nằm ở khu ruộng trũng, dưới chân Đồi Ngơ, giếng có đường kính khoảng 10m. Hiện nay, giếng đã bị bỏ hoang và sạt lở do mưa gió và q trình canh tác của người dân khu vực này. Tại đây, đã phát hiện được một số loại gạch, ngói của cơng trình kiến trúc cổ [17].

Hình 1.3. Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ

(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)

Tiểu kết chương 1

Xương Giang là vùng đất cổ có vai trị quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử chống xâm lược phương Bắc. Khu vực này vừa có đồng bằng, xung quanh có các đồi núi thấp bao bọc, lại gần sông Thương - tuyến thủy quan trọng, đặc biệt từ ngàn xưa con đường thiên lý nối Thăng Long với miền địa đầu của Tổ quốc chạy qua đây. Trong suốt thời gian nhà Minh xâm lược nước ta (1407-1427), Xương Giang là trị sở của phủ Lạng Giang. Tại đây, quân Minh đã xây dựng một ngôi thành kiên cố án ngữ con đường dịch trạm nối Đông Quan với Quảng Tây (Trung Quốc).

Nơi đây lưu giữ nhiều di tích, tài liệu cổ vật quan trọng cho phép tìm hiểu

vị trí, vai trị của Xương Giang trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của dân tộc ta đầu thế kỷ XV. Các cuộc điều tra khảo sát tại khu vực thành Xương Giang đã phát hiện được nơi sản xuất gạch, ngói để phục vụ cho việc xây thành, dấu tích bờ thành cũng như dấu vết của cơng trình kiến trúc cổ ở địa điểm Đồi Ngô và khu vực Giếng Phủ. Một số hiện vật được ghi nhận trong q trình khảo sát, đó là những viên đạn đá có hình cầu, 1 bia đá, một mảnh kim loại có thể là mảnh áo giáp và những viên gạch, ngói được trang trí tinh xảo đã được xác định là có niên đại từ thế kỷ XV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di tích thành xương giang (bắc giang) qua hai lần khai quật (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)