Giá trị lịch sử, văn hóa di tích thành Xương Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di tích thành xương giang (bắc giang) qua hai lần khai quật (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 3 NHẬN THỨC VỀ THÀNH XƯƠNG GIANG

3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa di tích thành Xương Giang

Xương Giang là khu di tích lưu giữ những chứng tích văn hóa vật chất suốt chiều dài lịch sử của vùng đất này. Kết quả các cuộc điều tra khai quật đã tìm thấy dưới lịng đất thành Xương Giang có dấu tích kiến trúc cổ và nhiều loại hình di vật như đạn đá, gạch, ngói, gốm, sứ… Trong đó, loại hình vật liệu xây dựng thế kỷ XV chiếm số lượng nhiều nhất. Các loại đồ dùng trong sinh hoạt: đồ

gốm men, đồ sành, đất nung có niên đại trải dài từ thế kỷ VII - IX đến thế kỷ XVIII - XIX, mà nhiều nhất là những hiện vật có niên đại từ thế kỷ XIII - XVI. Trong số các loại đồ gốm gốm men, ngồi những hiện vật có nguồn gơc từ Việt Nam thì cịn có cả những hiện vật có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên vào mỗi giai đoạn nhất định, số lượng hiện vật này lại tăng giảm khác nhau. Sưu tập hiện vật qua hai lần khai quật tại di tích thành Xương Giang sẽ là những tư liệu quý giá khi nghiên cứu lịch sử vùng đất này và những khu vực xung quanh.

Di tích là nơi ghi dấu tiêu biểu và sống động nhất hiện còn về cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm của dân tộc ta trước quân xâm lược nhà Minh. Quân Minh xâm lược nước ta từ năm 1407 với chính lệnh được ban ra từ Minh Thành Tổ quyết đánh cho Đại Việt “một chữ chớ để còn”. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Đại Việt trước khởi nghĩa Lam Sơn đều bị quân Minh dìm trong biển máu. Trong bối cảnh đó, khởi nghĩa Lam Sơn được nhen nhóm ở khu vực Thanh Hóa với tài lãnh đạo của Lê Thái Tổ đã dần dần lớn mạnh và đẩy quân Minh vào thế ngày càng suy yếu. Tuy nhiên, quân địch đã dựa vào hệ thống thành cao hào sâu như thành Xương Giang cố thủ hòng cầu viện từ trong nước sang để lật ngược tình thế.

Trước tình hình đó, Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng các tướng lĩnh của mình đã đề ra kế hoạch “vây thành, diệt viện” nhằm đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi cuối cùng và thành Xương Giang trở thành trọng điểm tiến công của nghĩa quân Lam Sơn. Diệt được thành Xương Giang là ta diệt được một cứ điểm trọng yếu của qn Minh lúc đó ở phía bắc thành Đơng Quan, qn ta có thể biến nó trở thành một cứ điểm trọng yếu chặn đánh đám quân của địch do Thái tử Thái Bảo An viễn hầu Liễu Thăng cầm đầu đang tiến sang. Hai lần chiến thắng Xương Giang đã hoàn toàn chứng minh tài thao lược tuyệt vời của Lê Lợi lúc đó.

Hiện nay, các di tích thuộc kháng chiến chống quân Minh hầu hết đã bị mai một hoặc khơng cịn dấu tích. Trong khi đó, di tích thành Xương Giang dù đã có nhiều cơng trình dân sự mới đan xen nhưng nếu quy hoạch tốt thì vẫn cịn được bảo tồn khá tốt nếu khơng nói là tốt nhất. Chính vì vậy, di tích thành Xương Giang có giá trị to lớn trong việc ghi dấu ấn cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh thắng lợi.

Di tích Xương Giang là khu di tích tiêu biểu lưu giữ những chứng tích văn hóa vật của một giai đoạn lịch sử đặc biệt và đầy biến động trong lịch sử Việt Nam. Giai đoạn 1407-1427, nhà Minh ra sức đồng hóa người Việt và ngược lại, người Việt kiên cường chống trả để bảo vệ nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, các chứng tích vật chất về thời kỳ này rất khan hiếm và không rõ ràng. Trong khi đó, thành Xương Giang là dấu tích rõ ràng nhất của giai đoạn lịch sử này. Vì vậy, tồn bộ các di tích và di vật thuộc thành Xương Giang là chứng tích vật chất chắc chắn để tìm hiểu lịch sử, văn hóa thời kỳ này. Việc nghiên cứu kỹ và tồn diện thành Xương Giang góp phần lý giải vì sao trước âm mưu đồng hóa tồn diện và ác liệt của nhà Minh mà cuối cùng chiến thắng hoàn toàn thuộc về Đại Việt [67].

Thành Xương Giang hiện nay là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa gắn với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang và nhiều địa phương khác. Đồng thời, đây cũng là nơi để thế hệ hôm nay và mai sau thể hiện sự tơn kính, ghi nhớ cơng ơn của các bậc tiền nhân.

Để tưởng nhớ công lao của các anh hùng dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước của quê hương, năm 2012, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt quyết định xây dựng ngôi Đền Xương Giang mới trên nền thành cổ Xương Giang.

Trung tâm quần thể di tích là cơng trình Đền Xương Giang có diện tích 1,3ha. Đến đầu năm 2017, cơng trình được hồn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang. Sự hiện hữu của khu di tích hơm nay chính là biểu tượng sức mạnh, tinh thần và ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam, đồng thời, nhắc nhở con cháu đời sau khắc ghi công ơn của Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi cùng các bậc hiền tài, nghĩa sĩ đã chiến đấu anh dũng, hy sinh trên mảnh đất lịch sử hào hùng.

Để tưởng nhớ công ơn của tiền nhân và kỷ niệm chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn, hằng năm, tỉnh Bắc Giang tổ chức “Lễ hội Xương Giang” vào ngày mùng 6-7 tháng Giêng, thu hút đông đảo khách thập phương dự hội. Với những giá trị đã được thừa nhận trong lịch sử, sự đồng thuận của các cấp, các ngành và nhân dân, di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Xương Giang mãi là niềm tự hào của nhân dân Bắc Giang nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trong lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của đất nước. Với ý nghĩa đó, ngày nay, Đền Xương Giang khơng những là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân Bắc Giang mà còn là nơi để du khách thập phương, học sinh, sinh viên tham quan, tìm hiểu về lịch sử thành Xương Giang cũng như giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về tinh thần giữ nước của dân tộc.

Tóm lại, thành Xương Giang là một di tích lịch sử - tài ngun văn hóa q hiếm. Càng quý hiếm hơn trong điều kiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tài nguyên văn hóa khảo cổ ngày càng bị cạn kiệt dần. Với ý nghĩa đó, năm 2009, Địa điểm chiến thắng Xương Giang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Giang đang kết hợp với các nhà khoa học hoàn thiện hồ sơ khoa học để đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích Địa điểm chiến thắng Xương

Giang tại thành Xương Giang (thành phố Bắc Giang) là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di tích thành xương giang (bắc giang) qua hai lần khai quật (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)