CHƯƠNG 3 NHẬN THỨC VỀ THÀNH XƯƠNG GIANG
3.4. xuất về định hướng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa di tích
di tích thành Xương Giang
Thành Xương Giang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng Di tích cấp Quốc gia (QĐ Số 293/QĐ-BVHTTDL ngày 22-1-2009) với 14 địa điểm được bảo vệ: Cửa đông bắc (diện tích 739m2), cửa đơng (diện tích 116,8m2), cửa bắc (diện tích 831m2), cửa tây nam (diện tích 65,7m2), khu trung tâm (diện tích 397,8m2), dấu vết thành (diện tích 187,7m2), đoạn sơng Xương Giang chảy qua thành (diện tích 4.031m2), hố khai quật H2 năm 2008 (diện tích 1758,9m2), hố khai quật H3 năm 2008 (diện tích 338m2), Giếng Phủ (diện tích 532m2), Đền Thành (diện tích 60,9m2). Ngồi ra cịn 2 điểm ngồi khu vực bảo vệ: cửa đơng nam (diện tích 79,5m2) và cửa tây nam (diện tích 422,4m2). Các điểm di tích được bảo vệ hiện nằm rải rác ở các vị trí xen kẽ trong khu dân cư các thôn Đông Giang, Nam Giang, Trại Bắc… ngồi ra cịn có một phần diện tích trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên, di tích thành Xương Giang vẫn trong tình trạng bị xâm hại do sự cư trú và canh tác của dân và một số cơ quan Nhà nước vẫn đặt trụ sở làm việc trong khu vực thành. Các tường thành, các di tích cư trú cổ tiếp tục bị xâm hại, nhiều nguồn tài liệu, cổ vật quý ở khu vực di tích tiếp tục bị khai thác trái phép và thất lạc.
Để bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang, tác giả luận văn xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
Di sản Văn hóa để mọi người dân đều có trách nhiệm, ý thức tự giác trong việc bảo vệ giữ gìn di tích.
Tăng cường quản lý Nhà nước trong cơng tác bảo tồn di tích, kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi xâm hại, vi phạm đến an tồn của di tích và di tích. Xây dựng Quy chế quản lý bảo vệ, tơn tạo và phát huy giá trị di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang; khẩn trương hoàn chỉnh các hồ sơ liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các điểm di tích; tổ chức bàn giao mốc giới tại thực địa để khoanh vùng bảo vệ các di tích này theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Khơng cấp phép xây dựng nhà ở, những cơng trình làm ảnh hưởng tới cảnh quan di tích.
Việc thu hút khách tham quan là một trong các hình thức quan trọng của việc quảng bá, giới thiệu và phát huy giá trị của thành Xương Giang và chiến thắng Xương Giang. Vì vậy, đưa di tích thành Xương Giang vào địa chỉ đỏ du lịch Bắc Giang là việc làm cần thiết. Thực hiện xây dựng tuyến tham quan Cần Trạm - Phố Cát - Xương Giang.
Cơ quan quản lý các cấp cần khai thác thế mạnh của các phương tiện thơng tin đại chúng (truyền hình, báo, đài, internet...) để tun truyền về vai trị, giá trị của khu di tích. Kết quả khảo cổ học năm 2008 và 2011-2012 cùng kết quả khảo cổ học ở di tích thành Xương Giang trước đây và kết quả nghiên cứu ở các giai đoạn tiếp theo cần được tập hợp lại để xuất bản thành những ấn phẩm về khu di tích này. Đồng thời, xuất bản những ấn phẩm mang tính chất quảng cáo về hình ảnh hoặc thơng tin đại chúng trong nước và quốc tế về di tích thành Xương Giang nói riêng, các di tích lịch sử, văn hóa khác nhau của tỉnh Bắc Giang nói chung.
Xây dựng quy hoạch khảo cổ học dài hạn tiến hành trong một số năm khai
quật thăm dò và từng bước khai quật mở rộng để làm rõ mặt bằng chi tiết của thành Xương Giang, tìm hiểu bố cục của các kiến trúc, đặc điểm kiến trúc, thu thập tất cả các loại di vật phát lộ trong lòng đất.
Tăng cường điều tra khu vực trong và ngoài thành Xương Giang. Trước mắt tập trung vào khu vực trung tâm của thành nhằm tìm hiểu các loại hình di tích khu vực trung tâm, tình trạng bảo tồn của các di tích đó như thế nào? Đánh giá chức năng và vị trí của các di tích đó trong tổng thể các di tích kiến trúc của thành Xương Giang.
Trên cơ sở các di tích phát lộ, đánh giá hiện trạng và các giá trị, xây dựng kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch trùng tu, tơn tạo và thậm chí đề xuất phương hướng xây dựng những điểm bảo tồn, bảo tàng di tích tại chỗ nhằm tăng cường tiềm năng tham quan, du lịch cũng như giáo dục truyền thống.
Trong khi chú ý tìm hiểu lịng đất của nội thành, cũng cần tìm hiểu vị trí thích hợp đào cắt một đoạn nhỏ của lũy thành để tìm hiểu đặc điểm của lũy thành Xương Giang và cũng là để trong trường hợp cần thiết có thể góp phần tơn tạo lũy thành Xương Giang.
Đối với khu vực ngoài thành, cần điều tra kỹ hơn về quy mô, kết cấu của ngoại hào. Điều tra thêm về địa hình, truyền thuyết và di tích nơi đóng qn của địch và ta trong chiến dịch tháng 11/1427 nhằm làm rõ thêm diễn biến của trận đánh.
Thực hiện việc bảo tồn tại chỗ các di tích dã phát lộ để trưng bày theo mơ hình ngồi trời. Tuy nhiên, việc xây dựng mái che bảo quản cũng như làm sao để trách sự ẩm mốc, mưa gió hủy hoại di tích đang là vấn đề được đặt ra với các di tích đã thực hiện theo mơ hình này ở nước ta. Điều này cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng từ các nhà khoa học để thực hiện một cách hiệu quả.
Tiểu kết chương 3
Xương Giang khơng chỉ là một tịa thành mà là khu di tích khảo cổ vừa đa dạng về loại hình di tích, vừa phong phú về số lượng di vật, tài liệu, trong đó tiêu biểu nhất là thành Xương Giang. Đồng thời, kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã cung cấp những tư liệu quan trọng về việc phác thảo hệ thống kiến trúc và chức năng của những cơng trình này trong lịch sử.
Di tích là nơi ghi dấu tiêu biểu và sống động nhất hiện còn về cuộc khởi nghĩa oanh liệt 10 năm chiến thắng quân Minh của dân tộc. Di tích Xương Giang cũng là khu di tích tiêu biểu lưu giữ những chứng tích văn hóa vật chất của một giai đoạn lịch sử đầy biến động trong lịch sử Việt Nam. Trong điều kiện cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, các di tích ngày càng bị mai một hoặc khơng cịn dấu tích, nhất là các di tích thuộc thời kỳ kháng chiến chống quân Minh. Di tích thành Xương Giang mặc dù đã bị xâm lấn nhưng nếu quy hoạch tốt thì vẫn có thể bảo tồn được.
Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang cần được tu bổ, tôn tạo một cách hồn chỉnh về quy mơ, khơng gian cảnh quan - với tư cách là một di sản lịch sử - văn hoá, sản phẩm du lịch có giá trị phục vụ chiến lược phát triển về văn hố, chính trị, du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Xương Giang nói riêng và thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang nói chung trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Xương Giang giữ vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, khu vực này vừa có đồng bằng, xung quanh có các đồi núi thấp bao bọc, lại gần sông Thương - tuyến đường thủy quan trọng, đặc biệt từ ngàn xưa con đường thiên lý nối Thăng Long với miền địa đầu của Tổ quốc chạy qua đây. Vì vậy đây là vùng đất cổ đồng thời có vai trị quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử chống xâm lược phương Bắc. Xương Giang là nơi diễn ra những chiến thắng oanh liệt nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đến thắng lợi cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV.
Thành Xương Giang được xây dựng vào năm 1407 khi nhà Minh sang xâm lược nước ta với âm mưu biến nước ta thành một quận huyện của Trung Quốc. Đây là ngôi thành kiên cố nhất của giặc án ngữ trên con đường dịch trạm nối Đông Quan với Quảng Tây (Trung Quốc) và là trị sở của chính quyền đơ hộ tại phủ Lạng Giang lúc bấy giờ. Thành có diện tích khoảng 27 ha, tường thành được đắp bằng đất, phía ngồi có hào bao bọc. Trong thành gồm nhiều kho đụn, tịa ngang, dãy dọc, dinh thự, doanh trại, kho lương.
Thành Xương Giang là nơi ghi dấu hai chiến công oanh liệt của quân và dân ta đầu thế kỷ XV. Đó là trận cơng thành tháng 9 năm 1427 và trận tiêu diệt viện binh nhà Minh tháng 11 năm 1427. Chiến thắng Xương Giang là chiến thắng lớn nhất, có ý nghĩa quyết định, kết thúc 20 năm đô hộ của triều đại phong kiến nhà Minh trên đất nước ta, mang lại nền độc lập tự do cho dân tộc.
Di tích thành Xương Giang đã được các nhà khảo cổ học tiến hành điều tra khảo sát nhiều lần, đặc biệt là hai lần khai quật vào năm 2008 và 2011-2012 với tổng diện tích là 1.154,87m2. Những kết quả khảo cổ học tại di tích thành Xương
Giang đã xác nhận sự hiện diện của thành Xương Giang trong lịch sử. Đồng thời đã phác thảo được quy mô, cấu trúc của thành Xương Giang, bao gồm: thành, dinh thự, kho lương... Các cơng trình kiến trúc ở đây phân bố rộng và chủ yếu xung quanh khu vực Đồi Ngô bao gồm: Giếng Phủ, Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và những khu vực sát thành và trên mặt thành về phía đơng.
Những bằng chứng khảo cổ học đã khẳng định xung quanh khu vực Giếng Phủ là những cơng trình kiến trúc dinh thự của tầng lớp quan lại cao cấp của quân đội nhà Minh. Tuy nhiên, không phải tất cả khu vực xung quanh đỉnh Đồi Ngô đều có các cơng trình kiến trúc hay những cơng trình phục vụ khác mà việc xây dựng các cơng trình kiến trúc trong thành ngồi việc thuận tiện cho sinh hoạt, còn phù hợp với việc tác chiến. Nếu như khu vực Giếng Phủ là nơi ở của hàng ngũ quan lại cao cấp trong quân đội nhà Minh thì khu vực hố khai quật H3 (năm 2008) ở Trung tâm Khí tượng là nơi cất giữ lương thực của quân đội Minh. Khu vực gần cửa thành phía bắc cũng như khu vực rìa ngồi Đồi Ngơ về phía tây nam khơng có dấu tích về cơng trình kiến trúc. Nơi đây chỉ có dấu vết về sinh hoạt, dấu vết của chiến tranh để lại như những đống đổ nát lẫn than tro và tàn tích thức ăn...
Số lượng di vật phát hiện được qua hai cuộc khai quật khá lớn, mà nhiều nhất trong số đó là các hiện vật thuộc nhóm vật liệu kiến trúc có niên đại thế kỷ XV. Trong đó có những viên gạch ốp được trang trí tinh xảo, có kích thước lớn, bên cạnh đó là những viên ngói âm, ngói dương, ngói ống mà phần diềm ngói cũng như đầu ngói cũng được trang trí hoa văn cách điệu phong phú. Cùng với đó, các nhà khảo cổ học cũng đã làm xuất lộ hệ thống trụ móng kiến trúc có bước gian rộng từ 4,1m - 4,9m.
Cùng với tư liệu lịch sử, kết quả điều tra khảo sát và hai lần khai quật đã
phác họa được quy mô, cấu trúc của thành Xương Giang. Thông qua sưu tập hiện vật xây dựng phát hiện được: gạch, ngói, đồ gốm tráng men trong di tích lẫn đồ gốm tráng men trong trụ móng kiến trúc và đồ sành đã chỉ ra đây là một cơng trình kiến trúc của nhà Minh (Trung Quốc) có niên đại thế kỷ XV.
Số lượng đồ gia dụng như: đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, gồm các loại hình bát, đĩa, bình, lon, vị, chậu, nồi... phát hiện tại đây có niên đại từ thế kỷ VII - IX đến thế kỷ XVIII - XIX, trong đó chủ yếu là những mảnh đồ gốm sứ sành có niên đại vào giai đoạn thế kỷ XIII - XVI. Ngồi ra, cịn có một số hiện vật bằng kim loại, là những chiếc đinh sắt có một đầu nhọn đã được sử dụng trong các cơng trình kiến trúc ở đây. Qua sưu tập hiện vật gia dụng phát hiện được, có thể thấy Xương Giang là khu cư trú từ trước khi quân Minh tiến sang và xây thành tại đây. Giai đoạn thế kỷ XIII - XVI là giai đoạn mà vùng đất Xương Giang tập chung dân cư đông đúc nhất.
Mặc dù được xác định là ngôi thành do quân Minh xây vào đầu thế kỷ XV, nhưng qua các loại hình hiện vật như đồ gốm men Việt Nam và đồ sành có mặt trong di tích và chiếm số lượng lớn đã góp phần giải thích thêm về cuộc sống của những chủ nhân cơng trình kiến trúc này, họ vẫn sử dụng những đồ dùng gia dụng của người Việt trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia, nhưng hiện nay thành Xương Giang chỉ cịn là phế tích và vẫn tiếp tục bị xâm hại. Hy vọng với Luật Di sản văn hóa cùng đường lối, chính sách đúng đắn của các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương tới địa phương, di tích thành Xương Giang sẽ là một điểm sáng trong việc bảo tồn bài bản, khoa học.
Đồng thời, phát huy tối đa các giá trị lịch sử và văn hóa tương xứng với tầm vóc của chiến thắng Xương Giang 1427.
Do những khó khăn trong q trình thu thập tài liệu, thơng tin; trình độ chun mơn chưa sâu, chắc chắn luận văn còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết. Rất mong sự thơng cảm và sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, thầy cơ và các bạn đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan An, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, Huỳnh Lứa, Nguyễn Khắc Thuần, Tôn Nữ Quỳnh Trân (2006), Lịch sử Việt Nam tập 3 (từ năm 938 đến năm 1427), Nxb Trẻ, Tp. HCM
2. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học, Hà Nội
3. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
4. Phương Anh, Thanh Hưng (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 2, Ty văn hóa Hà Bắc xuất bản
5. Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Giang (2016), Di tích Bắc Giang, tập 3, Nxb Hà Nội
6. Đặng Xuân Bảng (2000), Việt sử cương mục tiết yếu, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú giải), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
7. Nguyễn Lương Bích (1973), Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
8. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội
9. Phan Huy Chú (1960), “Nhân vật chí” trong Lịch triều hiến chương loại
chí, Nxb Sử học, Hà Nội, tr. 218-524
10. Đáp Nguyễn Văn Đáp (2017), “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua tư liệu khai quật khảo cổ học”, Tạp chí KCH số 4/2017, tr. 43-59 11. Phan Đại Doãn (1974), “Chiến thắng Cần Trạm - Phố Cát - Xương Giang năm 1427”, Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập III, Ty Văn hóa Hà Bắc xuất
bản, tr. 144-153
12. Phan Đại Doãn (1986), “Nhân dân Bắc Giang - Lạng Giang kháng chiến chống Minh - Chiến thắng Xương Giang (3-11-1427)”, Lịch sử Hà Bắc, tập I, Hội đồng Lịch sử Hà Bắc xuất bản, tr. 161-214
13. Lê Quý Đôn (1968), Vân đài loại ngữ, Nxb Sử học, Hà Nội
14. Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 15. Trần Hồng Đức (2009), Lược sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà
Nội
16. Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh (1957), Nguyễn Trãi, nhà
văn học và chính trị thiên tài, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội
17. Trịnh Hoàng Hiệp (2008), Báo cáo kết quả điều tra, thám sát, khai quật
thành cổ Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (tháng 6 năm 2008), Thư viện Viện Khảo cổ học
18. Trịnh Hoàng Hiệp (2012), Báo cáo kết quả điều tra, thám sát, khai quật
thành cổ Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
19. Trịnh Hoàng Hiệp, Hà Văn Phùng, Trần Văn Lạng, Nguyễn Huy Hạnh, Khúc Mạnh Hà, Lại Đình Mai (2008), “Kết quả điều tra khảo cổ học tại