II- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết
2.2. Biện pháp tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý tốt các quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu ký kết hợp đồng và thực hiện
hợp đồng và bàn giao hợp đồng... Bảo đảm sự ăn khớp chặt chẽ các
giữa các đơn vị bộ phận trong công ty nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm thời gian hoàn thành công việc, giảm chi phí. Các biện
pháp quản lý điều hành hoạt động kinh doanh làm hạn chế tối thiểu lượng hàng tồn kho, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Để làm được điều này , công ty phải tăng cường quản lý từng yếu
tố của quá trình kinh doanh: * Quản lý vốn cố định.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
- Xây dựng và chấp hành tốt các nội quy, quy chế bảo dưỡng, sửa
chữa tài sản cố định. Xây dựng chế độ thưởng phạt, nâng cao trách
nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định.
- Thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn và phát triển vốn cố định về mặt hiện vật không để mất mát, hư hỏng tài sản cố định trước
khấu hao hàng năm.
* Quản lý vốn lưu động.
Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức sản
xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phụ thuộc vào việc sử
dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do đó
công ty cần phải có các biện pháp quản lý vốn lưu động sau:
- Xách định lượng vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản
xuất kinh doanh nhằm có biện pháp huy động các nguồn vốn bổ sung.
- Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín
của Công ty, tổ chức tốt quá trình thanh toán giảm các khoản nợ đến
hạn chưa đòi được, tránh tình trạng nợ dây dưa, không có khả năng
thanh toán.