Chỉ tiêu vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài:"Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà" potx (Trang 30 - 34)

III. Phân tích tình hình thực hiện hiệu quả ở Công ty thiết kế Công

1. Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu vào

1.1. Chỉ tiêu vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái giá trị của mọi tài sản từ hàng hoá, thiết bị cơ bản dùng trong hoạt động kinh doanh, thuộc quyền quản lý và sử

dụng của doanh nghiệp. Để phân tích và đánh giá vốn kinh doanh ta sử dụng Bảng 1

* Khái quát tình hình.

Theo bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm

dần, Từ 16,797 tỉ đồng đầu năm 1998 xuống 11,562 tỉ đồng năm 2000. Trong 3 năm vốn kinh doanh của Công ty đã giảm hơn 32%. Trong đó:

+ Vốn lưu động có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Đầu năm 1998 vốn lưu động của công ty là 12,943 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,1%

vốn kinh doanh hay giảm 4,987 tỷ đồng còn lại 7,956 tỷ đồng vào cuối năm

1998 chiếm 65,5% vốn kinh doanh. Vốn lưu động tiếp tục giảm dần cuối năm

1999 là 7,732 tỷ đồng chiếm 64,2% vốn kinh doanh giảm 2,8% so với đầu năm, cuối năm 2000 vốn lưu động của Công ty là 7,041 giảm 8,9% so với đầu năm chiếm 60,9% tổng ngồn vốn.

+ Vốn cố định của công ty có xu hướng ngược lại với vốn lưu động. Đầu năm 1998, vốn cố định của công ty là 3,875 tỷ đồng chiếm 22,9% tổng

nguồn vốn kinh doanh. Cuối năm 1998 vốn cố định của Công ty là 4,189 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,5% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, và tăng lên

0,284 tỷ đồng so với đầu năm. Cuối năm 1999 vốn cố định của Công ty là 4,312 tỉ đồng chiến tỉ trọng 35,8% tổng nguồn vốn tăng 3% so với đầu năm.

Cuối năm 2000 vốn cố định của Công ty là 4,521 tỉ đồng chiếm 39% tổng

nguồn vốn kinh doanh tăng 4,8% hay 0.209 tỷ đồng so với đầu năm.

* Nguyên nhân.

- Nguyên nhân làm tăng giảm vốn lưu động:

Trong ba năm 1998, 1999 và 2000 tài sản lưu động của Công ty giảm

do hai nguyên nhân chính là do hàng tồn kho và các khoản phải thu giảm

mạnh. Đầu năm 1998 khoản phải thu là 5,865 tỷ đồng đến cuối năm là 2,628 tỷ đồng giảm 53,8% so với đầu năm. Trong năm 1999 và năm 2000 các

khoản phải thu tăng không đáng kể so với đầu năm, đầu năm 1999 khoản

phải thu là 2,628 tỷ đồng đến cuối năm là 3,109 tỷ đồng tăng 17,9% so với đầu năm. Cuối năm 2000 khoản phải thu là 3,213 tỷ đồng tăng 3,3% so với đầu năm. Trong khi đó khoản hàng tồn kho liên tục giảm trong ba năm với

tốc độ nhỏ dần và ổn định. Để xem đánh giá sự thay đổi của hàng tồn kho ta

xem xét bảng sau:

Bảng2: Phân tích hàng tồn kho của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Đầu năm 1998 Cuối năm 1998 Tỷ lệ tăng giảm (%) Cuối năm 1999 Tỷ lệ tăng giảm (%) Cuối năm 2000 Tỷ lệ tăng giảm (%) Hàng tồn kho 4,474 3,120 -34,3 3,094 -0,8 2,892 -6,5

Trong ba năm trên thì vốn kinh doanh của Công ty giảm mạnh nhất trong năm 1998 với tỷ lệ giảm 27,7% do hai khoản mục là hàng tồn kho giảm 1,672 tỷ đồng (hay 34,3%) và khoản phải thu giảm 3,057 tỷ đồng (hay 53,8%)

- Tài sản cố định của Công ty vẫn tăng với mức độ ổn định qua các năm. Trong năm 1998 tài sản cố định tăng từ 3,854 tỷ đồng đầu năm tăng nên 4,813 tỷ đồng vào cuối năm(Tăng 7,4 %) đến cuối năm 1999 là 4,312 tỷ đồng (tăng 3% so

với đầu năm); Cuối năm 2000 tài sản cố định của Công ty là 4,521 tăng 4,8% so với đầu năm.

* Nhận xét.

Vốn kinh doanh là đầu vào quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, việc tăng giảm vốn kinh doanh phần nào nói lên hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đối với Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất cũng vậy từ việc khái quát

tình hình và nêu những nguyên nhân tăng giảm của vốn kinh doanh chúng ta có thể

có một số nhận xét sau:

- Về tài sản lưu động của Công ty trong năm 1998 giảm mạnh cả về giá trị

tuyệt đối và tương đối. Tài sản lưu động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất

giảm chủ yếu là do nguyên nhân giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu của Công ty

giảm mạnh. Điều này phản ánh tốt hiệu quả kinh doanh của Công ty. Giá trị hàng tồn

kho giảm, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phản ánh tình hoàn thành hết công việc trong kỳ và giao cho khách hàng. Giá trị sản phẩm dở dang của kỳ trước sang kỳ sau giảm. Năng suất lao động của Công ty không ngừng tăng lên hoàn thành khối lượng công việc ngày càng lớn với số lượng lao động không biến đổi là

không đáng kể.

- Khoản phải thu giảm cũng là những nguyên nhân làm tăng giảm nguồn vốn

kinh doanh, khoản phải thu giảm phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh không

bị chiếm dụng vốn. Điều này cũng làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Tài sản cố định của Công ty tăng liên tục qua ba năm 1998, 1999 và 2000 cả

về số tuyệt đối lẫn tương đối so với vốn kinh doanh. Tỷ trọng của vốn cố định trong

vốn kinh doanh ngày càng tăng do hai nguyên nhân đó là do trong những năm qua

vốn kinh doanh giảm liên tục và thứ hai là do tài sản cố định của Công ty được đầu tư hàng năm tăng. Vốn cố định của công ty tăng chủ yếu do Công ty đầu tư mua sắm

và nâng cấp các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này cho ta thấy Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã chú trọng đến việc nâng cao khả năng, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty để từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng

cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu Đề tài:"Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà" potx (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)