Khái quát hệ thống tư pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt namluận văn ths luật (Trang 47 - 49)

Hệ thống tư pháp ở nước ta mới chỉ được xây dựng từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Sắc lệnh số 33C ngày 13-9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết lập các tòa án quân sự tại các khu vực bắc bộ là văn bản pháp lý đầu tiên làm nền tảng pháp luật cho sự ra đời của ngành tòa án ở Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, theo Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 thì ở nước ta tòa án được tổ chức kết hợp theo nguyên tắc cấp xét xử và hành chính – lãnh thổ, bao gồm các tòa án sau: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự; các Tòa án khác do luật định. Ngoài ra, trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập các Tòa án đặc biệt. Tính đến 30-6-2013, cả nước có 764 Tòa án nhân dân, bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 700 Tòa án nhân dân cấp huyện (riêng huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa chưa có Tòa án). Còn nếu xét theo thẩm quyền xét xử, hệ thống tòa án gồm 763 tòa án cấp sơ thẩm (bao gồm 700 Tòa án cấp huyện và 63 Tòa án cấp tỉnh), 66 tòa án phúc thẩm (bao gồm 63 Tòa án cấp tỉnh và 3 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao) và 69 cơ quan xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (bao gồm 63 Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, 5 Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Về mặt tổ chức ngành, Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án địa phương về mặt tổ chức theo định hướng của Bộ Chính trị trong Nghị quyết số

08/NQ-TW là: “Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân địa

phương về mặt tổ chức để bảo đảm gắn việc theo dõi, phân cấp bổ nhiệm theo hướng Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” [8].

Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2002 cũng đã cụ thể định hướng này bằng quy

định: “Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân địa phương về tổ

chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương. Tòa án nhân dân tối cao quản lý các tòa án quân sự về mặt tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng” [20].

Về nhân sự, tính đến ngày 30-6-2013 ngành tòa án có 13.624 người, trong đó có 4.957 Thẩm phán (bao gồm 109 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 1.013 Thẩm phán cấp tỉnh, 3.835 Thẩm phán cấp huyện), 6.702 Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án, 1.965 chức danh khác.

Về quy trình bổ nhiệm và tái bổ nhiệm thẩm phán. Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, để được Chủ tịch nước bổ nhiệm thì thẩm phán phải được sự đề cử của một hội đồng tuyển chọn thẩm phán Tòa án tối cao và Tòa án quân sự trung ương (Hội đồng tuyển chọn thẩm phán trung ương). Các thành viên của Hội đồng này bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia Việt Nam (mỗi cơ quan trên một đại diện). Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, để được bổ nhiệm phải được đề cử bởi các Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện (gọi tắt là Hội đồng tuyển chọn thẩm phán tòa án địa phương). Mỗi tỉnh có một hội đồng được thành lập ở cấp tỉnh và bao gồm năm thành viên do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm chủ tịch. Các thành viên khác bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, đại diện Sở Nội vụ, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh, Ban chấp hành Hội luật gia tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt namluận văn ths luật (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)