Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt namluận văn ths luật (Trang 53 - 62)

2.2. Thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở

2.2.2. Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Chưa nhận thức đúng về vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ các quyền con người

Hạn chế trong hoạt động xét xử thời gian qua cho thấy việc nhận thức và thực hiện vai trò bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người của các cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương là chưa thực sự đầu đủ. Những quy định trong lĩnh vực này thể hiện hoạt động xét xử của tòa án ưu tiên bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa, hơn là bảo vệ quyền con người của các cá nhân trong quá trình xét xử.

Mặt khác, do đề cao tính pháp chế hơn là mục tiêu bảo vệ quyền con người mà pháp luật hiện hành trao quá nhiều quyền cho hành pháp trong việc ngăn chặn, trừng trị những hành vi vi phạm pháp. Quyền hành pháp không những có quyền xử phạt vi phạm hành chính, mà còn có quyền áp dụng các biện pháp khác có thể hạn chế, tước đoạt quyền tự do của cá nhân. Chẳng hạn như việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay đưa vào trường giáo dưỡng, vào các cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền, chứ không thuộc thẩm quyền quyết định của tòa án. Trong khi các biện pháp này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do cá nhân. Điều này cho thấy, tòa án chưa được coi là nơi cuối cùng bảo vệ các quyền tự do và an toàn cá nhân.

Bên cạnh những quy định của pháp luật, trong thực tiễn ở nhiều cấp lãnh đạo đảng bộ và địa phương, cho thấy nhận thức về vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người là chưa rõ ràng và đúng đắn. Chẳng hạn như việc can thiệp của các cấp lãnh đạo vào hoạt động xét xử, khiến cho phán xử của tòa án không công bằng, áp dụng pháp luật không đúng đắn.

Cùng với đó, nhận thức của nhân dân về vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người cũng chưa được coi trọng. Một phần vì tâm lý người dân e dè khi liên quan đến các các cơ quan công quyền. Phần khác vì truyền thống không tôn trọng và coi trọng pháp luật, khiến người dân thường tìm các phương thức khác (gia đình, mối quan hệ, người quen,…) để bảo vệ khi quyền hoặc lợi ích của mình bị xâm phạm. Đôi khi, chính những người bị hạn chế hay tước đoạt quyền lợi của mình cũng tự cam chịu, thay vì việc yêu cầu tòa án bảo vệ mình (bạo hành phụ nữ, lao động trẻ em,…). Chính những hạn chế về nhận thức của người dân nói chung như vậy cũng khiến cho vai trò của tòa án trong việc bảo vệ các quyền con người không được coi trọng và hiệu quả.

2.2.2.2. Pháp luật chưa ghi nhận đầy đủ vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ các quyền con người

Thứ nhất, pháp luật chưa ghi nhận tư pháp có quyền xét xử các hành vi vi

hiến của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của quốc gia, trong đó ghi nhận và bảo vệ những quyền cơ bản của con người. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng đã được xây dựng để bảo vệ những quyền con người này, bằng việc giao quyền lực giám sát hoạt động cho nhân dân, trao các thẩm quyền giám sát cho các cơ quan của nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,… Trong đó, tòa án thông qua hoạt động xét xử, kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc trừng trị các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước trong pháp luật hình sự, dân sự và hành chính. Tuy nhiên, các quy định pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng cho thấy tòa án không có thẩm quyền trừng phạt các hành vi lạm quyền, lộng quyền được thực hiện bởi các cơ quan lập pháp và hành pháp. Chẳng hạn như đối với các văn bản pháp luật vi hiến, theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2011 phát hiện gần 4.000 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; năm 2012 phát hiện 10.039 văn bản có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp, trong đó có 1.394 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung; năm 2013 phát hiện 8.051 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản, trong đó có 1.361 văn bản có dấu hiệu vi phạm về nội dung. Tỉ lệ các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật những năm gần đây không giảm: năm 2007 là 21%, năm 2008 là 24,9%, năm 2009 là 33,54%, năm 2010 là 19,24%, năm 2011 là 29,31%, năm 2012 là 13,9%, năm 2013 là 19,38%. Ngoài ra, tình trạng tham nhũng hiện nay của các quan chức nhà nước diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp ngành nhưng chưa có cơ chế xử lý hữu hiệu.

Thứ hai, tư pháp chưa có thẩm quyền rộng rãi trong việc bảo vệ các

quyền tự do và an toàn cá nhân. Cụ thể ở đây đó là việc tư pháp chưa có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định hành vi, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng khác, đặc biệt là Cơ quan điều tra. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực tố tụng hình

sự, bằng quyết định khởi tố bị can, khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra đã hạn chế một số quyền cơ bản của cá nhân. Khi có đủ các căn cứ theo luật định, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt người, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú,… Những biện pháp này một mặt nhằm ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa việc tiếp tục phạm tội hoặc trốn tránh pháp luật. Nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ bắt người tùy tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm giam người không có căn cứ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Tình trạng khởi tố điều tra sai, khởi tố điều tra khi không đủ căn cứ vẫn còn tồn tại, dẫn đến xâm hại quyền và lợi ích của công dân. Cho nên, để đảm bảo quyền tự do, an toàn của cá nhân, cần giao cho tư pháp quyền kiểm tra và giám sát việc áp dụng các biện pháp bắt, giam giữ, tạm giam, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử nhằm nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ các quyền con người.

2.2.2.3. Hoạt động xét xử của tư pháp chưa bảo vệ hiệu quả các quyền con người

Theo pháp luật hiện hành, tòa án có quyền xét xử các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và khiếu kiện hành chính. Thực tiễn hoạt động xét xử trong những năm qua, ngoài những ưu điểm đã đạt được như về số lượng các vụ việc được giải quyết đúng thời hạn, chất lượng xét xử được bảo đảm… góp phần trừng trị kịp thời những hành vi tội phạm xâm hại đến quyền con người. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong hoạt động xét xử, cụ thể:

- Hạn chế của hoạt động xét xử hình sự trong việc bảo vệ quyền con người của bị cáo và người vô tội. Thực tế, tình trạng xét xử sai, gây oan cho người vô tội vẫn còn tồn tại, khiến cho án hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị sửa, bị hủy. Điều này không những khiến cho hoạt động xét xử không trừng trị được những hành vi phạm tội, mà còn xâm hại nghiêm trọng đến các quyền con

người. Những người vô tội bị xử oan, xử sai đã bị tước toạt hoặc hạn chế những quyền và tự do cơ bản của mình, thậm chí là cả quyền sống. Chẳng hạn như vụ xét xử gây oan sai của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đối với ông Nguyễn Thanh Chấn gây xôn xao dư luận gần đây, sau 10 năm trời bị đi tù oan, ông Chấn mới được minh oan; vụ xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đối với ông Trần Văn Chiến (năm 1980), khiến ông Chiến phải ngồi tù oan hơn 16 năm; còn vụ xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đối với ông Bùi Minh Hải (năm 1998), đã khiến ông Hải phải nhận bản án tù chung thân.

Bên cạnh việc xét xử gây oan sai, áp dụng pháp luật không chính xác thì quyền bào chữa của bị cáo trong quá trình xét xử vẫn chưa được bảo đảm. Chẳng hạn như việc không cho luật sư tham gia tất cả các quá trình tố tụng (cả giai đoạn tiền tố tụng) làm cho quyền bào chữa của bị cáo không được bảo đảm. Cùng với đó, chất lượng tranh tụng tài tòa án vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí là mang tính hình thức (hạn chế của mô hình tố tụng thẩm vấn). Lấy ví dụ vụ án của ông Nguyễn Đình Nhâm được xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, Hà Nội. Trong quá trình xét hỏi và tranh luận, luật sư bào chữa cho bị cáo đã đưa ra rất nhiều tình tiết mâu thuẫn trong các chứng cứ mà Viện kiểm sát dùng buộc tội, nhưng rút cuộc thì tòa án vẫn nghị án và ra phán quyết dựa trên những chứng cứ còn mâu thuẫn đó. Hoặc tại vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn có đề cập ở trên, tại cả hai phiên tòa hình sự, luật sư bào chữa cho bị cáo đã chỉ ra năm tình tiết bất hợp lý, điều tra không đúng quy định của pháp luật khiến cho chứng cứ buộc tội bị cáo là không chắc chắn, đó là:

Thời gian thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo Chấn do Cơ quan điều tra đưa ra không chính xác, các nhân chứng khai thời gian mâu thuẫn, ước lượng; Việc mô tả hiện trường theo lời khai của bị cáo làm căn cứ buộc tội không thuyết phục vì “bị cáo” và bị hại là hàng xóm của nhau; Điều tra viên hướng dẫn “bị cáo” thao tác thực hiện

hành vi phạm tội cho giống kết quả điều tra là không đảm bảo sự điều tra được khách quan nhằm xác định sự thật vụ án; Hiện trường gây án để lại dấu vết máu, tay, chân nhưng Cơ quan điều tra đã không cho giám định dấu vết để truy nguyên đối tượng để lại dấu vết mà áp đặt ngay cho ông Chấn là thủ phạm gây án là không đảm bảo thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh trong vụ án; Đặc biệt, tại phiên tòa, “bị cáo” đã tố cáo các Điều tra viên bức cung, dùng nhục hình để lấy lời khai khiến lời khai của “bị cáo” không đúng sự thật [1].

Tuy nhiên, cả hai phiên tòa đều xác định mức án mà ông Chấn phải chịu là tử hình, song tuyên phạt mức án tù chung thân do có cha là liệt sĩ. Những ví dụ trên cho thấy, Hội đồng xét xử vẫn chưa coi trọng hoạt động tranh tụng, mà vẫn coi trọng những chứng cứ trong hồ sơ vụ án.

- Hạn chế của hoạt động xét xử dân sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng. Trong hoạt động xét xử nói chung, để đảm bảo được tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, yêu cầu hoạt động xét xử cần được tiến hành kịp thời và đúng thời hạn luật định. Một mặt, giúp trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật; mặt khác, giúp khôi phục những quyền lợi của các bên do hành vi xâm hại gây nên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu thời gian kéo dài thì có thể quyền lợi của người bị xâm hại sẽ khó khôi phục được, thậm chí là không khôi phục được. Thực tế thời gian qua, tình trạng số lượng án thụ lý chưa được xét xử đúng thời hạn luật định là tương đối lớn, theo thống kê của ngành tòa án, trong gần 10 năm qua, mỗi năm án tồn động khoảng 1.000 vụ việc. Điều này gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự và các chủ thể liên quan. Lấy ví dụ như vụ án ly hôn giữa bà Trần Thị Hiền và ông Nguyễn Hồng Hào xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, Gia Lai, kéo dài từ năm 1988 kéo dài đến năm 1996 qua 7 phiên xét xử khác nhau; hay vụ tranh chấp đất đai giữa bà Triệu Thị Mão với ông Nguyễn Văn Tạo

và ông Nguyễn Văn Chung xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, kéo dài từ năm 2002 đến năm 2008, qua 8 phiên xét xử, và cho đến hiện nay vẫn chưa giải quyết xong.

- Hạn chế của hoạt động xét xử hành chính trong việc bảo vệ quyền con người. Luật Tố tụng hành chính hiện hành cho phép tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chính với phạm vi rất rộng, nhằm ngăn chặn các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm hại đến quyền của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, sau gần 2 năm luật này có hiệu lực, hoạt động xét xử hành chính của tòa án vẫn chưa được người dân tin tưởng, đa số họ vẫn đề nghị các cơ quan hành chính giải quyết các khiếu nại của mình. Theo một thống kê của Tòa án nhân dân tối cao vào năm 2012, thì số vụ việc hành chính được thụ lý là 6.177 vụ, trong đó xét xử được 4.742 vụ. Trong khi đó, tổng số đơn thư khiếu nại mà các cơ quan nhà nước phải thụ lý giải quyết là 58.583, gấp gần 10 lần số vụ án hành chính. Điều này cho thấy vai trò của tòa án trong lĩnh vực này chưa được khẳng định trong nhận thức của người dân, khiến cho hoạt động xét xử hành chính của tòa án nhằm bảo vệ các quyền con người còn rất hạn chế.

Như vậy, hoạt động xét xử (hình sự, dân sự, hành chính) trong thời gian qua bên cạnh những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ các quyền con người thì đều còn tồn tại những hạn chế nhất định, đó có thể là việc áp dụng pháp luật sai, không chính xác dẫn đến sự oan sai, thời gian xét xử kéo dài khiến cho quyền lợi của các bên không được bảo đảm,… Những hạn chế này có thể được chỉ ra bởi những nguyên nhân sau đây:

- Tính độc lập xét xử của tư pháp chưa được đảm bảo. Tầm quan trọng của độc lập tư pháp đã được phân tích và khẳng định, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người, nhất là chống lại sự lạm dụng quyền lực hay tình trạng tham nhũng xâm hại đến các quyền con người trong xã hội. Tuy nhiên, pháp luật và các cơ chế pháp lý hiện hành ở nước ta nhằm bảo đảm

cho tính độc lập cho hoạt động xét xử của tòa án còn những hạn chế nhất định. Chẳng hạn như mới chỉ quy định sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm trong quá trình xét xử, chứ chưa có cơ chế bảo đảm sự độc lập cho quyền tư pháp hay hệ thống tòa án. Nhận thức về Đảng lãnh đạo nhà nước nói chung, lãnh đạo tư pháp nói riêng hiện nay còn gây ra những tác động nhất định ảnh hưởng đến sự độc lập trong xét xử của tư pháp do sự can thiệp của các cấp ủy đảng vào quá trình xét xử. Việc quy định cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) có quyền giám sát ngành tòa án, có quyền tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức ngành tòa án cũng có những tác động nhất định đến tính độc lập của tòa án trong quá trình xét xử…

- Trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp chưa tạo điều kiện thuận lợi để tư pháp bảo vệ quyền con người trong quá trình xét xử. Chẳng hạn như pháp luật tố tụng hình sự còn cản trở tòa án trong việc bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo khi chưa quy định rõ ràng và cụ thể hai nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình

sự là nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội. Quyền được xét xử

công bằng của bị can, bị cáo trên thực tế cũng chưa được bảo đảm, bởi quyền này được cấu thành bởi nhiều quyền khác như quyền bình đẳng trước tòa án,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt namluận văn ths luật (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)