Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh tại trại
4.3.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho lợn bằng thuốc và vắc xin
Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho con vật.
Việc phòng bệnh bằng vắc - xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác
nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc - xin chính xác là rất quan trọng.
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại. Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc - xin cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trạiThời Thời gian Đẻ 2 tuần sau đẻ 3 tuần sau đẻ
Qua kết quả bảng 4.5 có thể thấy được kết quả tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc - xin đạt hiệu quả rất tốt. Để phòng bệnh đạt hiệu quả tối đa, công tác phòng bệnh phải đảm bảo đúng liều lượng, đúng đường đưa thuốc và đúng lịch.
4.3.4.1. Tình hình bệnh xảy ra ở lợn nái ở trại
Trong thời gian thời gian thực tập tại cơ sở, em tham gia công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái được nuôi, kết quả trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Các bệnh xảy ra trên đàn lợn nái tại trạiChỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Sát nhau
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy, đàn lợn mà em trực tiếp theo dõi chủ yếu mắc một số bệnh sau: Viêm tử cung, viêm vú, sát nhau và đẻ khó. Trong đó, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất và tỷ lệ chiếm thấp nhất là bệnh đẻ khó 2,39%. Sở dĩ bệnh viêm tử cung có tỷ lệ cao nhất, vì đây là bệnh sinh sản do nhiều nguyên nhân khác nhau như đường sinh dục hẹp, khi bào thai đi ra gây tổn thương đường sinh dục hoặc do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ mà không đảm bảo vô trùng, vệ sinh chuồng trại kém cũng dẫn đến viêm tử cung.
Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.
4.3.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái
Trong thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số
bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả được trình bày trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái
Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Sát nhau Đẻ khó
Từ bảng 4.7 cho thấy, kết quả điều trị bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi bệnh là 85,19%, một số con do phát hiện bệnh muộn hoặc tổn thương do thao
Kết quả điều trị 24 nái viêm vú với tỷ lệ khỏi 79,17% với 5 nái có biểu hiện nặng hơn và giảm sức sản xuất nên tiến hành bán loại thải.
Số ca bệnh sát nhau tại trại xảy ra ít hơn do việc áp dụng kỹ thuật tốt, có công nhân đỡ đẻ riêng. Có 13 con lợn nái mắc bệnh sát nhau, tiến hành điều trị bằng kháng sinh vettrimoxin L.A, tiêm oxytoxin hoặc móc tay. Kết quả 13/13 lợn khỏi (đạt tỷ lệ 100%).
Bệnh đẻ khó cũng xảy ra rất ít, do thức ăn cho lợn nái tại trại đã đáp ứng đủ nguồn khoáng chất, chế độ chăm sóc hợp lý. Tiến hành điều trị cho 8 lợn, có 6/8 lợn khỏi đạt tỷ lệ 75%. Có 2 lợn nái không khỏi do tiến triển bệnh nặng, không ăn uống được, sức khỏe kém. Tiến hành bán để loại lợn.
Như vậy, do công tác chăm sóc và chẩn đoán bệnh kịp thời nên hiệu quả điều trị các bệnh tại trại đạt kết quả cao, hiệu quả đạt từ 75% - 100%.
Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa tham gia thực hiện một số thao tác trên lợn con, cũng như các công việc khác.
Bảng 4.8. Kết quả các công việc khác tại trại trong thời gian thực tậpSTT STT 1 2 3 4 5 6
Vào ngày thứ 7 hàng tuần, trại thường quy định cán bộ, nhân viên, công nhân của toàn trại phải tham gia và công việc phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh và phun sát trùng định kỳ toàn bộ khu vưc chăn nuôi. Trong thời gian thực tập em cũng đã tham gia thực hiện tổng số 19 lần.
Trong quá trình thực tập, do một số thao tác với lợn con được phân công cho từng nhân viên cố định nên một số thao tác như: đỡ đẻ, bấm đuôi, mài nanh, thiến lợn đực… em được trực tiếp tham gia hỗ trợ và học hỏi. những công việc trên không chỉ giúp em nâng cao nâng cao kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, mà còn giúp em nâng cao khả năng chẩn đoán, quan sát, quản lý đàn lợn.