Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nuôi tại trại
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các chuồng cai sữa. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã được thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn lợn. Kết quả trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡngtrong 5 tháng thực tập trong 5 tháng thực tập Tháng 8 9 10 11 12 Tổng
Số lượng lợn nái chửa, đẻ em chăm sóc là 335 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối, khoảng 100 - 107 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 1 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi chỉnh cám cho lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.
Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái cũng như lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn, dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7giờ - 9giờ - 16giờ - 21giờ.
Chăm sóc lợn nái đẻ là một trong những việc quan trọng với chuồng đẻ cũng như sản xuất của trại, sau khi lợn con được cai sữa, lợn nái đẻ sẽ được đưa lên khu phối để tiếp tục phối giống. Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn
STT Công việc
1 Cho lợn ăn hàng ngày
2 Vệ sinh máng nái
3 Tập ăn sớm cho lợn con
Từ việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn hàng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái đẻ nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày.
Trong thời gian thực tập em đã thực hiện cho lợn ăn 440 lần, hoàn thành 75% so với công việc được giao.
Vệ sinh máng cho lợn nái vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến sức khỏe của nái và được thực hiện sau mỗi lần cho ăn, trong thời gian thực tập đã thực hiện 592 lần đạt 100%
+ Thứ nhất: Tăng cường sự phát triển và khả năng hoàn thiện bộ máy
tiêu hóa do kích thích đường tiêu hóa của lợn con sản sinh ra men tiêu hóa từ đó làm quen với thức ăn bên ngoài
+ Thứ hai: giảm hao mòn ở lợn nái do lợn con được bù đắp thêm dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài đồng thời việc cai sữa được chủ động và lợn con ít bị hao hụt sau cai sữa
Chính vì vậy, khi lợn con được 5 ngày tuổi đã tiến hành tập ăn cho lợn với số lần 2 lần/ngày, em đã thực hiện được 260 lần (đạt tỷ lệ 100%) so với lần phải cho lợn ăn trong thời gian thực tập.