Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại lợn của công ty TNHH chăn nuôi sơn động bắc giang (Trang 56)

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn của trại qua 3 năm 2018-2020

Loại nái Lợn đực giống Lợn nái sinh sản Lợn nái hậu bị Lợn con Tổng số

Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng số lợn tăng lên do trang trại mở rộng quy mô và cơ cấu đàn:

- Lợn đực giống ở năm 2018 là 27 con, đến năm 2019 là 42 con (tăng

lên 15 con), đến năm 2020 tiếp tục tăng tiếp 18 con. Tương tự như vậy: - Lợn nái sinh sản tăng từ 1.890 con lên 3.441 con.

- Lợn nái hậu bị tăng từ 280 con lên 612 con. - Lợn con tăng từ 26.460 con lên 48.174 con.

Số lợn con và lợn nái sinh sản tăng nhanh và cao nhất, vì trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên, đặc biệt, lợn nái hậu bị tăng lên do số lượng cần thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và đến tuổi loại thải. Số lượng lợn con năm 2020 tăng mạnh do số lượng lợn nái sinh sản tăng, đặc biệt do loại thải những con nái già thay bằng những nái hậu bị giống

tăng, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con đực giống có chất lượng tinh dịch kém nên công ty đã cung cấp thêm lợn đực giống cho trại.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nuôi tại trại

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các chuồng cai sữa. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã được thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn lợn. Kết quả trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 5 tháng thực tập Tháng 8 9 10 11 12 Tổng

Số lượng lợn nái chửa, đẻ em chăm sóc là 335 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối, khoảng 100 - 107 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 1 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi chỉnh cám cho lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.

Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái cũng như lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn, dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7giờ - 9giờ - 16giờ - 21giờ.

Chăm sóc lợn nái đẻ là một trong những việc quan trọng với chuồng đẻ cũng như sản xuất của trại, sau khi lợn con được cai sữa, lợn nái đẻ sẽ được đưa lên khu phối để tiếp tục phối giống. Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn

STT Công việc

1 Cho lợn ăn hàng ngày

2 Vệ sinh máng nái

3 Tập ăn sớm cho lợn con

Từ việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn hàng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái đẻ nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày.

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện cho lợn ăn 440 lần, hoàn thành 75% so với công việc được giao.

Vệ sinh máng cho lợn nái vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến sức khỏe của nái và được thực hiện sau mỗi lần cho ăn, trong thời gian thực tập đã thực hiện 592 lần đạt 100%

+ Thứ nhất: Tăng cường sự phát triển và khả năng hoàn thiện bộ máy

tiêu hóa do kích thích đường tiêu hóa của lợn con sản sinh ra men tiêu hóa từ đó làm quen với thức ăn bên ngoài

+ Thứ hai: giảm hao mòn ở lợn nái do lợn con được bù đắp thêm dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài đồng thời việc cai sữa được chủ động và lợn con ít bị hao hụt sau cai sữa

Chính vì vậy, khi lợn con được 5 ngày tuổi đã tiến hành tập ăn cho lợn với số lần 2 lần/ngày, em đã thực hiện được 260 lần (đạt tỷ lệ 100%) so với lần phải cho lợn ăn trong thời gian thực tập.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh tại trại

4.3.1. Quy định về công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

- Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn, trại đã thực hiện lịch trình vệ sinh như sau:

- Mọi kỹ sư, công nhân và sinh viên đều phải đi qua nhà sát trùng, đeo ủng, mặc đồ bảo hộ trước khi vào chuồng.

- Khi vào chuồng phải giao ca sạch sẽ, cho lợn mẹ ăn, vệ sinh máng lợn con, chuẩn bị thức ăn cho lợn con.

- Hằng ngày tiến hành gom phân, lau hoặc quét vôi sàn lợn con, rắc vôi quét lối đi lại.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng (1 lần/ ngày), phun thuốc diệt ruồi, quét mạng nhện trong chuồng và xịt gầm.

Đối với chuồng mang thai: lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi được đưa sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun sát trùng đợi đón lợn mang thai.

Đối với chuồng đẻ: lợn nái sau khi cai sữa sẽ được chuyển sang chuồng phối 1. Khi lợn con được xuất bán, các tấm đan chuồng được tháo dỡ rồi gâm

mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan, sau đó đuổi lợn mang thai vào chờ đẻ.

Chuồng nuôi được tiêu độc hàng ngày bằng nước sát trùng pha với tỷ lệ 1:1500

4.3.2. Kết quả thực hiện quy định vệ sinh, sát trùng ở trại

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong thời gian thực tập, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi.

Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện việc vệ sinh, sát trùng

TT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 2 Phun sát trùng định kỳ quanh trại 3 Phun sát trùng trong chuồng 4 Quét và rắc vôi đường đi

Theo quy trình của công ty thì khâu vệ sinh chuồng nuôi thực hiện 2 lần/ngày và phun sát trùng 1 lần/ngày. Vệ sinh tất cả phân, chất thải hữu cơ trong chuồng, xả hầm và đưa ra ngoài kho chứa phân, quét dọn đường lấy phân và đường tra cám, quét mạng nhện xung quanh, vệ sinh máng lợn mẹ và lợn con. Trong thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia làm công tác vệ sinh chuồng nuôi 296 lần và phun sát trùng chuồng 148 lần.

Hàng ngày ngoài việc vệ sinh chuồng nuôi, em còn tiến hành rắc vôi và quét đường đi: dùng vôi bột rắc đường lấy phân và đường tra cám từ phía dưới quạt gió ngược lên giàn mát sau đó lấy chổi quét sạch.

Trong trường hợp nếu trại có dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng lên hàng ngày.

Qua việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh chuồng trại và vệ sinh sát trùng đối với mọi người trước khi vào chuồng lợn, em nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh sát trùng chuồng trại. Nếu thực hiện tốt công việc này sẽ hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc vệ sinh sát trùng chuồng trại đạt hiệu quả hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người thực hiện, cũng như việc lựa chọn phương pháp, cách thực hiện việc vệ sinh sát trùng chuồng trại.

4.3.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho lợn bằng thuốc và vắc - xin

Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho con vật.

Việc phòng bệnh bằng vắc - xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác

nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc - xin chính xác là rất quan trọng.

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại. Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc - xin cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại Thời gian Đẻ 2 tuần sau đẻ 3 tuần sau đẻ

Qua kết quả bảng 4.5 có thể thấy được kết quả tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc - xin đạt hiệu quả rất tốt. Để phòng bệnh đạt hiệu quả tối đa, công tác phòng bệnh phải đảm bảo đúng liều lượng, đúng đường đưa thuốc và đúng lịch.

4.3.4.1. Tình hình bệnh xảy ra ở lợn nái ở trại

Trong thời gian thời gian thực tập tại cơ sở, em tham gia công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái được nuôi, kết quả trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Các bệnh xảy ra trên đàn lợn nái tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh Đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Sát nhau

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy, đàn lợn mà em trực tiếp theo dõi chủ yếu mắc một số bệnh sau: Viêm tử cung, viêm vú, sát nhau và đẻ khó. Trong đó, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất và tỷ lệ chiếm thấp nhất là bệnh đẻ khó 2,39%. Sở dĩ bệnh viêm tử cung có tỷ lệ cao nhất, vì đây là bệnh sinh sản do nhiều nguyên nhân khác nhau như đường sinh dục hẹp, khi bào thai đi ra gây tổn thương đường sinh dục hoặc do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ mà không đảm bảo vô trùng, vệ sinh chuồng trại kém cũng dẫn đến viêm tử cung.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

4.3.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Trong thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số

bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Sát nhau Đẻ khó

Từ bảng 4.7 cho thấy, kết quả điều trị bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi bệnh là 85,19%, một số con do phát hiện bệnh muộn hoặc tổn thương do thao

Kết quả điều trị 24 nái viêm vú với tỷ lệ khỏi 79,17% với 5 nái có biểu hiện nặng hơn và giảm sức sản xuất nên tiến hành bán loại thải.

Số ca bệnh sát nhau tại trại xảy ra ít hơn do việc áp dụng kỹ thuật tốt, có công nhân đỡ đẻ riêng. Có 13 con lợn nái mắc bệnh sát nhau, tiến hành điều trị bằng kháng sinh vettrimoxin L.A, tiêm oxytoxin hoặc móc tay. Kết quả 13/13 lợn khỏi (đạt tỷ lệ 100%).

Bệnh đẻ khó cũng xảy ra rất ít, do thức ăn cho lợn nái tại trại đã đáp ứng đủ nguồn khoáng chất, chế độ chăm sóc hợp lý. Tiến hành điều trị cho 8 lợn, có 6/8 lợn khỏi đạt tỷ lệ 75%. Có 2 lợn nái không khỏi do tiến triển bệnh nặng, không ăn uống được, sức khỏe kém. Tiến hành bán để loại lợn.

Như vậy, do công tác chăm sóc và chẩn đoán bệnh kịp thời nên hiệu quả điều trị các bệnh tại trại đạt kết quả cao, hiệu quả đạt từ 75% - 100%.

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa tham gia thực hiện một số thao tác trên lợn con, cũng như các công việc khác.

Bảng 4.8. Kết quả các công việc khác tại trại trong thời gian thực tập STT 1 2 3 4 5 6

Vào ngày thứ 7 hàng tuần, trại thường quy định cán bộ, nhân viên, công nhân của toàn trại phải tham gia và công việc phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh và phun sát trùng định kỳ toàn bộ khu vưc chăn nuôi. Trong thời gian thực tập em cũng đã tham gia thực hiện tổng số 19 lần.

Trong quá trình thực tập, do một số thao tác với lợn con được phân công cho từng nhân viên cố định nên một số thao tác như: đỡ đẻ, bấm đuôi, mài nanh, thiến lợn đực… em được trực tiếp tham gia hỗ trợ và học hỏi. những công việc trên không chỉ giúp em nâng cao nâng cao kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, mà còn giúp em nâng cao khả năng chẩn đoán, quan sát, quản lý đàn lợn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

* Về hiệu quả chăn nuôi của trang trại:

Hiệu quả chăn nuôi của trang trại vào mức tốt theo đánh giá của Công ty TNHH chăn nuôi Sơn Động Bắc Giang. Trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,41 lứa/năm, số lợn con nuôi là 12.08 con/ổ,

* Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn tại trang trại:

- Kết quả phòng bệnh đối với lợn con đạt chất lượng cao, lợn con được phòng các bệnh cầu trùng, thiếu máu, suyễn. Tỷ lệ an toàn đạt 100%.

- Lợn nái ở trại thường mắc các bệnh như đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, sót nhau sau khi đẻ. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh đạt 75 - 100%

- Thực hiện các công tác thú y như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến, mổ hecni; tham gia công tác tiêm phòng vắc xin và vệ sinh sát trùng để phòng bệnh cho đàn lợn, tham gia một số công tác khác tại trại đạt hiệu quả cao và hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại lợn của công ty TNHH chăn nuôi sơn động bắc giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w