2 39 0
~ T
Theo loại ngoại tệ
2 . Bằng đồng Việt nam 10 6 51, 96 314 64,4 8 622 68,20 887 63,44 2 2 Bằng ngoại tệ - 98 48,04 173 35,52 290 31,80 511 36,55
ɪ Theo loại hình kinh tế
Doanh nghiệp 17 4 85,29 422 86,65 811 88,93 1226 87,72 Cá nhân ~3 0 14, 71 65 13,3 5 101 11,07 172 12,28
khác nhau. Năm 2012, tín dụng trung dài hạn chỉ chiếm 19,12% tổng dư nợ, tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh chiếm phần lớn trong tổng dư nợ (80,88%) do Chi nhánh mới thành lập, vừa tiếp cận thị trường, đối tượng khách hàng có nhiều hạn chế. Đồng thời, điều này giúp giảm rủi ro cho Chi nhánh trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô còn nhiều biến động và khó lường trước rủi ro, đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn - cho vay nhưng đem lại mức lợi nhuận thấp hơn (do cho vay ngắn hạn lãi suất thấp hơn).
Khi đã tìm hiểu rõ hơn về thị trường, sang năm 2013, 2014, Chi nhánh đã nâng cao tỷ lệ tín dụng trung dài hạn ở mức hợp lý nhằm cơ cấu lại tài sản có cũng như nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả đầu tư với mục tiêu tìm
kiếm nguồn lợi nhuận cao hơn. Du nợ trung dài hạn tăng qua các năm từ 39 tỷ đồng năm 2012, lên 150 tỷ đồng năm 2013, đạt 235 tỷ đồng năm 2014 và trong năm 2015 là 454 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2012 là 19,12%, năm 2013 là 30,80%, sang năm 2014 giảm xuống còn 25,77%, đến năm 2015 tăng lên 32,51%. Cho vay ngắn hạn thuờng có mức lãi suất thấp hơn trung dài hạn nhung mức độ rủi ro thấp hơn, an toàn về vốn hơn cho Chi nhánh. Cho vay trung và dài hạn có mức lãi suất cao hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, tuy nhiên lại có rủi ro cao hơn, vì vậy Chi nhánh cũng cần cân đối giữa cơ cấu tổng nguồn vốn huy động và cơ cấu cho vay trung, dài hạn. Chi nhánh tập trung vào mảng cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân nhu cho vay sửa chữa, mua nhà để ở, cho vay mua ô tô tiêu dùng. Mặc dù khách hàng cá nhân thuờng vay du nợ thấp nhung ít rủi ro và lãi suất cho vay cao. Trong khi với khách hàng doanh nghiệp, hiện chi nhánh đã ký kết một số dự án lớn với các khách hàng quy mô lớn trong đó có cả các khách hàng doanh nghiệp nuớc ngoài, tuy nhiên TSBĐ chủ yếu là tài sản hình thành trong tuơng lai từ dự án nên rủi ro tuơng đối cao. Vì vậy để hạn chế rủi ro, các dự án lớn đều đuợc tìm hiểu, phân tích cẩn thận và có sự đánh giá của Hội Sở chính truớc khi cho vay.
Với thế mạnh về nguồn ngoại tệ, Chi nhánh có những gói sản phẩm cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất khá uu đãi dành cho các khách hàng có nguồn thu từ ngoại tệ. Du nợ cho vay bằng ngoại tệ ngày càng tăng. Năm 2012 là 98 tỷ, năm 2013 là 173 tỷ đồng, năm 2014 là 290 tỷ, đến năm 2015 tăng lên 511 tỷ đồng. Chi nhánh đã tận dụng khá tốt nguồn lực của mình để thu hút và mở rộng khách hàng đồng thời tạo sự gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng. Khách hàng thông thuờng sẽ chuyển nguồn thu của mình về tài khoản mở tại Chi nhánh để trả nợ, và phần còn lại thuờng sẽ bán cho ngân hàng. Nhu vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ đuợc thúc đẩy. Tuy du nợ tín dụng bằng
ngoại tệ ngày càng tăng, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ năm 2012 chiếm 48,04% giảm xuống còn 31,80% tổng dư nợ năm 2014. Điều này vừa phù hợp với lợi thế của Chi nhánh lại vừa phù hợp với biến động các chính sách vĩ mô. Vietcombank có lợi thế lâu đời trong kinh doanh ngoại tệ, nguồn ngoại tệ dồi dào và điều đó đã trở thành lợi thế nhất định trong cho vay. Trong khi đó, để giải quyết khó khăn của nền kinh tế, theo Thông tư 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 và Thông tư 29/2013/TT-NHNN ngày 06/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định cho vay bằng ngoại tệ. Chính sách này đã hỗ trợ Doanh nghiệp rất nhiều khi mà lãi suất cho vay USD thấp hơn đáng kể so với VND và sự kỳ vọng vào việc ổn định tỷ giá giúp các Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngoại tệ giá rẻ mà không lo về rủi ro biến động giá, từ đó giảm nhiều chi phí đầu vào, rộng hơn là hỗ trợ cạnh tranh chi phí cho xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng có chủ trương giảm cho vay ngoại tệ nhằm chống đô la hóa, tăng vị thế của đồng Việt nam. Do đó, tăng dư nợ tín dụng ngoại tệ để tăng trưởng tín dụng nhưng đồng thời giảm dần tỷ trọng dư nợ tín dụng ngoại tệ trong tổng dư nợ là phù hợp với xu thế chung của toàn hệ thống.
Qua Bảng 2.5 có thể thấy, Chi nhánh đều chú trọng tiếp thị và phát triển cho vay ở các phân khúc khác nhau. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại không đều nhau. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng trong tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng cho vay cá nhân lại có xu hướng giảm. Lý do cũng một phần do ảnh hưởng từ quá khứ khi nhìn lại lịch sử Ngân hàng Thương Mại cổ phần Ngoại thương có xu hướng là một Ngân hàng bán buôn. Ngân hàng có xu hướng phát triển các sản phẩm phục vụ các Khách hàng truyền thống là các Doanh nghiệp lớn. Hiện nay, định hướng của Ngân hàng là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam nên Ngân hàng đã rất nỗ lực phát triển các sản phẩm đến các đối tượng Khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khách hàng cá nhân. Cho vay cá nhân tuy dư nợ trên một khách hàng thấp hơn doanh nghiệp nhưng số lượng khách hàng lại lớn hơn và thường có tỷ lệ rủi ro thấp hơn doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì cho vay cá nhân đem lại rất nhiều lợi ích: vừa tăng dư nợ, vừa giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, lại có thể kích cầu nền kinh tế. Do đó, theo định hướng chung của toàn hệ thống Vietcombank, Chi nhánh cần tìm hiểu và tận dụng tối đa nhu cầu của Khách hàng cá nhân để mở rộng hoạt động tín dụng của mình.