Nguồn vốn huy động tại Chinhánh Nam Định

Một phần của tài liệu 0145 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47)

(%)

- Tổng nguồn vốn 33

5 0 10 353 100 807 100 1.114 100

VNĐ 25

5 76,12 632 661,1 736 91,20 1.009 990,5

Ngoại tệ (qui đổi) 80 23,8

8 720 438,8 71 880 5^ 10 9,41

I Cơ cấu nguồn vốn 33

5 10 0 53 3 Ĩ ÕÕ 807 ĨÕÕ 1.114 ĩõõ" Tiền gửi DN 11 4 34,0 3 13 4 25,14 300 37,17 53 2 47,7 2

Tiền gửi dân cư 22

1 65,9 7 39 9 74,86 507 62,83 582 52,2 8

động được. Ta thấy, nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ lớn hơn nguồn tiền gửi doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60% tổng nguồn vốn. Vốn huy động từ

tổ chức kinh tế chủ yếu tập trung ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu như: CTCP May 9, CT Bảo Việt Nam Định, CTCP Lâm Sản Nam Định, CTCP Dược phẩm Nam Hà ... Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn tiền gửi DN (chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn ngắn) có xu hướng tăng lên, tỷ

lệ nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng giảm xuống (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn).

Xét về đặc điểm, nguồn tiền gửi DN lại có chi phí thấp hơn, đem lại lợi nhuận cao

4 8

năng huy động vốn và khả năng mở rộng hoạt động cho vay.

Cũng qua bảng 2.1, ta thấy trong năm 2012, 2013 nguồn ngoại tệ huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn: năm 2012 là 23,88%, năm 2013 là 38,84%. Nguyên nhân là do trong thời gian này Vietcombank thực hiện huy động sản phẩm tiết kiệm phái sinh, áp dụng cho khách hàng có luợng tiền gửi ngoại tệ lớn, có mức lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm ngoại tệ thông thuờng để lôi kéo khách hàng. Với sản phẩm này đã giúp Chi nhánh thu hút đuợc khách hàng có nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi chuyển từ tài khoản thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm để huởng lãi cao hơn. Đến năm 2014, nguồn vốn huy động toàn hệ thống Vietcombank ở tình trạng du thừa, vì thế Ban lãnh đạo Vietcombank quyết định tạm thời dừng sản phẩm này nên tỷ trọng nguồn vốn huy động ngoại tệ giảm còn 8,80% năm 2014, và đạt 9,41% năm 2015. Nguồn vốn này chủ yếu là nguồn không kỳ hạn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các tài khoản thanh toán vãng lai trong nuớc...

Nhu vậy, có thể nói hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đuợc ổn định và phát triển tuơng đối tốt, đảm bảo cho hoạt động cho vay. Tốc độ tăng truởng nguồn vốn huy động tăng dần đều qua các với với tốc độ tăng truởng khá ổn định. Tuy nhiên thị phần huy động vốn của Chi nhánh so với các ngân hàng trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế (đạt khoảng 1% - 3,5% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn). Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Đa số các ngân hàng đều có mức lãi suất cao hơn hoặc bằng Chi nhánh. Bên cạnh đó, do mới thành lập mạng luới Chi nhánh còn mỏng nên chua tận dụng đuợc hết đuợc quy mô khách hàng. Đồng thời do tâm lý ngại thay đổi của khách hàng khi quyết định chuyển từ ngân hàng cũ sang ngân hàng mới. Vì vậy, chi nhánh cần tận dụng những lợi thế của mình nhu thuơng hiệu Vietcombank là ngân hàng lâu đời, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thiết bị một cửa. để phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế này.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Đi cùng với việc huy động vốn là sử dụng vốn. Việc sử dụng nguồn vốn có

hiệu quả đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng để trả chi phí cho việc huy động

vốn, chi phí hoạt động. và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không huy động đuợc vốn thì không thể cho vay hiệu quả và nguợc lại, nếu ngân

hàng không tìm đuợc một đầu ra tốt cho nguồn vốn đã huy động đuợc thì sẽ không có nguồn để trả cho chi phí huy động bỏ ra. Vì thế, làm thế nào để sử dụng

vốn có hiệu quả luôn là quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng.

Trong thời gian qua, nhìn chung hiệu quả của việc sử dụng vốn tại Chi nhánh đã có những buớc phát triển mới. Ngoài các nghiệp vụ tín dụng truyền thống, nhu phát triển các hình thức tín dụng ngắn hạn, dài hạn theo từng đối tuợng KH, Vietcombank Nam Định còn chú trọng phát triển các loại nghiệp vụ tín dụng khác nhu cho vay theo hạn mức tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu.

Các hình thức tín dụng tại Chi nhánh rất đa dạng nhu: cho vay ngắnBảng 2.2: Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

điểm của “ một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận đuợc máu”. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động nhung ngân hàng không tăng đuợc tín dụng. Nợ

xấu như cục máu đông gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn, “ sức khỏe” nền kinh tế suy giảm nặng, niềm tin thị trường giảm sút, Doanh nghiệp thiếu phương hướng hoạt động. Ra đời trong giai đoạn khó khăn nên trong 6 tháng cuối năm 2012 dư nợ cho vay của Vietcombank Nam Định đạt 204 tỷ đồng là sự nỗ lực cố gắng của cả Chi nhánh.

Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục, ổn định trong khó khăn.

Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường làm cho tình hình khó

khăn thêm. Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn khó khăn đặc biệt là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cùng

với sự

nỗ lực để giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp giảm mặt

bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với 5 lĩnh vực ngành nghề ưu tiên. Riêng từ

tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối

với lĩnh vực, ngành nghề sản xuất ưu tiên. Mặt bằng lãi suất cho vay từ đó giảm

nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% năm 2013. Tăng trưởng tín dụng hơn 10%, thấp nhưng chất. Những biến động này cũng ảnh hưởng

tới hoạt động tín dụng của Vietcombank Nam Định. Dư nợ cuối năm 2013 đạt 487 tỷ đồng, tăng 283 tỷ so với năm 2012, tốc độ tăng là 138,73%.

Đến năm 2014, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái. Điểm nổi bật những tháng cuối năm là giá dầu giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm.

4 7 7

Nắm bắt cơ hội này, Vietcombank Nam Định đã nỗ lực tìm kiếm và giới thiệu tới các khách hàng có nhu cầu những gói sản phẩm ưu đãi, lãi suất thấp phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 912 tỷ đồng, tăng 425 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng là 87,27%.

Trong năm 2015, tình hình nền kinh tế khả quan hơn. Mặt bằng lãi suất giảm 0,3%/năm, tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm đạt 6,28% so với cuối

năm ngoái - mức cao nhất so với cùng kỳ ba năm qua và gấp hơn ba lần so với mức 2,03% cùng kỳ năm 2014. Huy động vốn tăng 4,58%, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,09% so với cuối năm 2014. Lãi suất cho vay duy trì ở mức như

cuối năm 2014, cụ thể: lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9- 10,5%/năm đối với ngắn hạn; 11-12,5%/năm đối với trung và dài hạn; trong đó

một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, sản xuất kinh

doanh hiệu quả, lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm. Các tín hiệu tích cực của nền kinh tế cũng tác động tích cực đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh khi năm 2015 dư nợ cho vay đạt 1.398 tỷ đồng, tăng 486 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng bằng 53,29% so với năm 2014.

Hoạt động cho vay tại Chi nhánh Nam Định mặc dù tăng trưởng nhưng rất chắc chắn, cơ cấu cho vay khá an toàn, khi tỷ trọng cho vay không có TSBĐ ngày càng giảm. Tỷ trọng cho vay không có TSBĐ năm 2012 là 6,01%, năm 2013 là 5,59%, năm 2014 giảm còn 2,15%, và đến năm 2015 chỉ là 1,02%. Điều này cho thấy điều kiện để cho vay của Chi nhánh khá chặt chẽ. Với những đặc điểm của nền kinh tế ở giai đoạn này là nền kinh tế trong nước ở giai đoạn này là ở tình trạng thừa tiền, nhưng thiếu vốn, nợ xấu tăng kinh tế khó khăn, để hạn chế rủi ro Chi nhánh cũng tìm kiếm các điều khoản cho vay chặt chẽ trong đó bao gồm điều khoản về tài sản đảm bảo của khoản vay. Với điều kiện cho vay chặt nhưng dư nợ cho vay vẫn tăng trưởng đều cho thấy khả năng tìm kiếm và lựa chọn khách hàng của Chi nhánh rất tốt.

Với điều kiện cho vay chặt chẽ, lựa chọn khách hàng cẩn thận, trong 3 năm qua, Chi nhánh Nam Định không phát sinh nợ xấu. Nhất là trong giai đoạn 2012 - 2013 khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, các Doanh nghiệp kinh doanh trì trệ, đổ vỡ xảy ra ở nhiều ngành kinh tế, các ngân hàng lao đao trong cơn bão nợ xấu thì Chi nhánh Nam Định dù non trẻ nhưng vẫn giữ vững lợi thế của mình, kinh doanh rất tốt với tỷ lệ nợ xấu, thậm chí là nợ nhóm 2 bằng 0. Để có được thành tích này, phải kể đến sự nỗ lực không ngừng nghỉ và đáng ghi nhận của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Nam Định.

2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ

Bảng 2.3: Các hoạt động dịch vụ khác tại Chi nhánh

4 Thu khác 18 72 119 2β9^

Tổng thu dịch vụ 67

7 6 4 0 2 Tổng chi phí 2Ĩ.88 5 97.Ĩ7 0 98.03 9 Ĩ22.67 8

(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh)

Giống như các Chi nhánh trong toàn hệ thống Vietcombank, Chi nhánh Nam Định thực hiện đầy đủ đáp ứng các dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước, Kinh doanh ngoại tệ, Dịch vụ thẻ, Dịch vụ chi trả kiều hối và các dịch vụ khác. Nguồn thu phí thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu phí dịch vụ. Phí dịch vụ thanh toán thu đuợc tăng lên nhanh chóng từ 224 triệu đồng năm 2012 lên 2.167 triệu đồng năm 2014 cho thấy Chi nhánh đã thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán, đáp ứng đuợc nhu cầu thanh toán của Khách hàng. Đặc biệt với truyền thống lâu đời trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán quốc tế đã giúp Chi nhánh thu hút đuợc một số luợng khách hàng lớn, tạo điều kiện cho nghiệp vụ Mua bán ngoại tệ phát triển. Chi nhánh đã tận dụng đuợc lợi thế về sự đa dạng trong phuơng thức thanh toán, mạng luới ngân hàng đại lý rộng đáp ứng đa dạng nhu cầu của Khách hàng. Từ đó, tạo sự tin cậy và làm tiền đề mở rộng khách hàng.

Với lợi thế cán bộ nhân viên trong Chi nhánh trẻ, năng động cùng với sự quan tâm của Ban lãnh đạo, tăng cuờng công tác đào tạo, huớng dẫn và nâng cao

tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong chi nhánh có nghiệp vụ chuyên

nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, niềm nở và hòa nhã nhằm tạo bầu không khí giao dịch chuyên nghiệp, làm hài lòng khách hàng. Từ đó, thu hút khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng nhiều hơn, tăng doanh thu phí từ các hoạt

động dịch vụ. Năm 2012, doanh thu phí dịch vụ là 679 triệu đồng, năm 2013 là 2.292 triệu đồng, năm 2015 con số này là 6.865 triệu đồng. Với một CN trẻ thìBảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh

Trong năm hoạt động đầu tiên Chi nhánh phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho xây dựng cơ bản, chi hoạt động... trong khi Chi nhánh mới đi vào hoạt động nguồn thu còn nhiều hạn chế. Kết thúc năm 2012 Chi nhánh lỗ 4.388 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2013 kết quả đạt đuợc không những giúp Chi nhánh thoát lỗ mà còn có lãi 2.576 triệu đồng. Đây là một con số ấn tuợng vì chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thành lập Chi nhánh đã có thể tự hoạt động tốt, góp một phần lợi nhuận nhỏ vào lợi nhuận chung cả hệ thống Vietcombank. Năm 2014 lợi nhuận đạt 1.605 triệu đồng, giảm 971 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân là do Ban lãnh đạo Chi nhánh có định huớng mở rộng địa bàn hoạt động, chuẩn bị mở thêm hai phòng giao dịch tại huyện Hải Hậu và Ý Yên. Do đó, chi phí cho đầu tu cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên khiến lợi nhuận giảm. Sang năm 2015, lợi nhuận của chi nhánh tăng lên nhanh chóng và đạt 8.192 triệu đồng. Có đuợc kết quả này phải kể đến chiến luợc kinh doanh phù hợp của Chi nhánh, khi huy động vốn đầu vào với chi phí thấp, tích cực đẩy mạnh và mở rộng cho vay, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, việc tăng truởng phí thu từ các hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng đóng góp vào thu nhập của Chi nhánh. Điều đáng nói l à vì hoạt động cho vay của Chi nhánh rất lành mạnh, không có nợ xấu nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh vô cùng thấp, nên lợi nhuận của Chi nhánh đạt con số rất khả quan.

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH

NAM ĐỊNH

2.2.1. Cơ sở hoạt động tín dụng của Chi nhánh

Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Ngoại Thương xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định cụ thể của pháp luật. Thứ hai, phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Thứ ba, phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn. Thứ tư và cũng là điều kiện quan trọng nhất, đó là phải có phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật bởi nó đảm bảo khả năng hoàn trả vốn trong tương lai của khách hàng. Đối với các DA lớn, NH sử dụng các biện pháp tính toán dòng tiền thu nhập trong tương lai của DA do người vay đệ trình và xem xét các vấn đề về thị trường đầu vào, đầu ra của DN trong quá trình hoạt động sau này. NH yêu cầu KH có mức vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án khoảng 25 % bởi vì có vốn của mình tham gia vào DA thì KH sẽ thận trọng trong hoạt động kinh doanh hơn là hoàn toàn bằng đồng vốn đi vay mượn.

Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn sử dụng công cụ rất đắc lực để xác định khách hàng có đủ khả năng vay vốn, đó là hệ thông chấm điểm xếp hạng tín dụng áp dụng đối với cả khách hàng DN và khách hàng cá nhân. Dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính mà cán b ộ khách hàng thu thập được hệ thống sẽ xếp hạng khách hàng vào các nhóm A, B, C, D. Ngân hàng sẽ tập trung vào phát triển nhóm khách hàng xếp hạng A, hạn chế cho vay nhóm khách hàng x ếp hạng B, và dừng cho vay với các khách hàng xếp hạng C, D. Tuy nhiên, cách làm này v ẫn còn một số hạn chế như thông tin cán bộ khách hàng thu thập không đấy đủ hoặc thiếu chính xác, báo cáo tài chính c ủa nhiều khách hàng không được kiểm toán với độ tin cậy thấp dẫn đến kết quả xếp hạng cũng không hoàn toàn chính xác.

Một điều kiện bắt buộc đối với hầu hết các đối tuợng vay vốn đó là có đảm bảo tiền vay. Theo QĐ 30/VCB.CSTD ngày 20/01/15 về việc huớng dẫn chính sách bảo đảm tín dụng, Ngân hàng TMCP Ngoại Thuong có quy định rõ tỷ lệ cho vay tối đa đối với từng loại TSBĐ cho từng loại

Một phần của tài liệu 0145 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47)