Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp 07 (Trang 48 - 50)

2.2. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

2.2.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại khoản 5, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định

này đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện một cách tối đa, phân biệt với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo quy định tại điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện và tại Phần I Thông tư số 02/2008/TT- BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 190/2007/NĐ-CP, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ), bao gồm:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố; Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân; Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; Người tham gia khác [15].

Với cách quy định liệt kê rõ từng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội dễ dàng làm việc và giải thích cụ thể cho người tham gia. Đồng thời, quy định về đối tượng là người tham gia khác là quy định mở, mang tính linh hoạt để cập nhật và có bổ sung phù hợp với sự phát triển không ngừng của tình hình kinh tế xã hội và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mặt khác, từ quy định trên có thể thấy, chỉ công dân Việt Nam mới được tham gia bảo hiểm

xã hội tự nguyện. Quy định này đã “bỏ ngỏ” đối tượng người nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có nhu cầu tham gia, hạn chế một nguồn thu quỹ. Có thể thấy, căn cứ vào hai chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện chi trả là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất- đây là hai chế độ bảo hiểm dài hạn, điều kiện hưởng quyền lợi bảo hiểm quy định khắt khe về thời gian đóng bảo hiểm thì người nước ngoài có thể lựa chọn những hình thức bảo hiểm thương mại khác. Tuy nhiên, trong tương lai, khi bảo hiểm xã hội tự nguyện Việt Nam dần hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp 07 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)