Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp 07 (Trang 94 - 103)

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp

luật bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thanh tra, kiểm tra là chức năng không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước. Thông qua hoạt động này sẽ đánh giá được hiệu quả của các quyết định quản lý, chấn chỉnh những hành vi sai lệch của người thi hành công vụ, đồng thời giúp cho người quản lý nhận biết và đánh giá được quá trình đổi mới nhằm hoàn thiện, điều chỉnh nâng cao nội dung và chất lượng điều hành công tác quản lý. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm bảo đảm và hỗ trợ đời sống của người lao động khi gặp rủi ro trong và sau quá trình lao động. Trước thực trạng vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội ngày một gia tăng, cần tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện đúng quy định của pháp luật, cần phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểm tra của toàn ngành, tập trung chủ yếu vào các nội dung: Công tác quản lý và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc thực thi công vụ của công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội; việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện các

quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đồng thời tích cực phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các đơn vị.

Tổ chức bảo hiểm xã hội có quyền và trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội nhưng lại chỉ có chức năng kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hoặc có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng không có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật. Để giúp cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, cần trang bị đầy đủ các công cụ làm việc cần thiết, cụ thể là chức năng thanh tra chuyên ngành. Tổ chức bảo hiểm xã hội phối hợp với thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường thanh tra, ngăn ngừa vi phạm và kiến nghị sửa đổi những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện chính sách.

Kết luận chương 3

Thông qua những phân tích ở chương 2, chương 3 đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và các kiến nghị về thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể:

Trước hết, chương này đã đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật bao gồm mở rộng đối tượng, thay đổi phương thức đóng, thay đổi và bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện để tạo hành lang pháp lý phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thứ hai là một số kiến nghị về thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trình độ quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến để người lao động hiểu về lợi ích của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Qua đó, giúp cho việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thuận tiện hơn, thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia.

KẾT LUẬN

Sự ra đời của bảo hiểm xã hội tự nguyện là bước cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng về phát triển các loại hình bảo hiểm xã hội, đồng thời đáp ứng được sự kỳ vọng của số đông người lao động không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phá vỡ sự phân biệt giữa những người lao động về chính sách bảo hiểm xã hội. Mọi người lao động đều được bình đẳng về mặt pháp lý trước các chính sách xã hội. Việc tăng cường phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng tham gia, giúp cho bảo hiểm xã hội phát triển một cách rộng khắp là một vấn đề đáng được quan tâm hơn nữa khi hoạch định các chính sách phát triển đất nước.

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện, số người lao động tham gia vẫn chưa nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như tình hình kinh tế đất nước gặp khó khăn, sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ đó ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người lao động. Đồng thời, các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp để thu hút người lao động tham gia; cơ quan bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa làm tốt công tác quản lý và tổ chức thực hiện. Từ những bất cập đó, cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Cụ thể là xây dựng pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện, đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người lao động hiểu rõ được lợi ích của chính sách này. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội, vì quyền lợi của người lao động, giúp đảm bảo thu nhập cho người lao động, bước đầu triển khai tuy còn nhiều khó khăn hạn chế nhưng với sự nỗ lực và kiên trì thì mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia cũng như mong muốn đảm bảo chất lượng cuộc sống của tất cả người lao động sẽ thành hiện thực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lan Anh (2006), “38 triệu lao động tự do sẽ có lương hưu”, http://vietbao.

vn/viec-lam/38-trieu-lao-dong-tu-do-se-co-luong-huu-neu/65046095/267, (ngày 28/02/2006).

2. Ngọc Ánh - Quang Tân (2012), Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Triển khai

nhiệm vụ năm 2012, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/ansinh

_xahoi/17379/bhxh-viet-nam-trien-khai-nhiem-vu-nam-2012.htm, (ngày 09/02/2012).

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

của một số nước trên thế giới” Thông tin Khoa học bảo hiểm xã hội, (2).

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo số 366/BC-BHXH ngày

27/1/2014, “Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và phương huớng hoạt động năm 2014” của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.

5. Báo Sức khỏe - Đời sống (2010), “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế góp phần bảo đảm an sinh xã hội”, http://suckhoedoisong.vn/y-te/bao-hiem- xa-hoi-bao-hiem-y-te-gop-phan-bao-dam-an-sinh-xa-hoi-20100413040432806. htm, (ngày 14/4/2010).

6. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (2001), “Bảo hiểm xã hội - Những

điều cần biết”, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Điều tra bình quân thu nhập

đầu người 3412 hộ tại trong 10 tỉnh, thành phố gồm cả thành thị và nông thôn, Hà Nội.

8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư số 02/2008/TT-

BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.

9. Bộ Lao động Thương bình và Xã hội - Bộ Tài chính (2010), Thông tư liên

tịch số 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/12/2010 của Bộ Lao động Thương bình và Xã hội - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.

10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), “Hơn 61.000 người tham

gia bảo hiểm xã hội tự nguyện” http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/

chitiettin.aspx?IDNews=16352, (ngày 25/03/2011).

11. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2014), Báo cáo tổng kết đánh giá thi

hành luật Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2007 – 2012, (ngày 18/4/2014), Hà Nội.

12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Nghiên cứu giải pháp mở

rộng an sinh xã hội đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020, Hà Nội.

13. Chính phủ (1947), Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Chính

phủ về việc quy định việc làm công, Hà Nội.

14. Chính phủ (1993), Nghị định số 43-CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ về

việc quy định tạm thời chế độ Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

15. Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007

hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.

16. Chính phủ (2008), Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 Điều

chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.

17. Chính phủ (2009), Quyết định 2147/QĐ-TTg ngày 16/12/2009 của Thủ tướng

chính phủ ban hành về việc điều chỉnh dự toán thu chi năm 2009, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Quyết định 2426/QĐ-TTg ngày 06/05/2010 của Thủ

tướng chính phủ về việc ban hành về giao dự toán thu chi cho bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2010, Hà Nội.

19. Chính phủ (2011), Quyết định 169/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ

tướng chính phủ ban hành về việc điều chỉnh dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2011, Hà Nội.

20. Chính phủ (2011), Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ

tướng chính phủ về việc quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, Hà Nội.

21. Chính phủ (2014), Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), dự kiến

thông qua tại Kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIII, Hà Nội.

22. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch

nước về việc ban hành bản quy chế công chức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.

23. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch

nước về việc quy định quy chế lương bậc tuyển dụng, ngày công khen thưởng, …, Hà Nội.

24. Nguyễn Hùng Cường (2008), “Một số nội dung cơ bản của bảo hiểm xã

hội tự nguyện và một số điểm phân biệt với bảo hiểm xã hội bắt buộc”,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/19/1694, (ngày 19/9/2008). 25. Nguyễn Tấn Dũng (2010), “Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội

và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020”, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Bao-

dam-ngay-cang-tot-hon-an-sinh-xa-hoi-va-phuc-loi-xa-hoi-la-mot-noi- dung-chu-yeu-cua-Chien-luoc-phat-trien-kinh-texa-hoi-

20112020/20108/35292.vgp, (ngày 28/10/2010).

26. Thái Dương (2012), Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Ký thỏa thuận phối hợp tuyên

truyền Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2012, http://tapchibaohiemxahoi.

gov.vn/newsdetail/ansinh_xahoi/18529/bhxh-viet-nam-ky-thoa-thuan- phoi-hop-tuyen-truyen-bhxh-bhyt-nam-2012.htm, (ngày 19/04/2012).

27. Hồng Duyên (2009), “Vì sao người lao động không mặn mà với bảo

hiểm xã hội tự nguyện”, http://baoyenbai.com.vn/11/76249/vi_sao_nguoi_lao_

dong_khong_man_ma_voi_bhxh_tu_nguyen.htm, (ngày 01/09/2011).

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 22/4/2001, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đồng Quốc Đạt (2008), “Bảo hiểm xã hội khu vực phải phi chính thức ở Việt

Nam - Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (15), Hà Nội.

31. Lê Công Minh Đức (2013), “Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho

người lao động khu vực phi chính thức”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (4A).

32. Trường Giang (2010), “Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Vì sao ít người tham gia?”,

http://daibieunhandan.vn/?tabid=74&NewsId=124018, (ngày 11/12/2010). 33. Hoàng Thị Hà (2007), Bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Nghệ An - thực

trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật,

Hà Nội.

34. Hồ Thị Hải (2010), Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện ở

Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật, Hà Nội.

35. Lê Thị Thu Hằng (2007), Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ, trường Đại học Luật, Hà Nội.

36. Hội đồng Bộ trưởng (1985), Nghị định số 236-HĐBT ngày 18/9/1985

của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ chính sách về thương binh và xã hội, Hà Nội.

37. Hội đồng Chính phủ (1961), Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 của

Hội đồng Chính phủ về việc ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công, nhân viên chức nhà nước, Hà Nội.

38. Phùng Thị Thu Hương (2005), Bảo hiểm xã hội tự nguyện - những vấn đề lý

39. Đặng Thị Vân Khánh (2013), Bảo hiểm xã hội tự nguyện - 5 năm thực

hiện và một số kiến nghị hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học

Luật Hà Nội.

40. Thảo Lan (2011), Bài học kinh nghiệm về an sinh xã hội từ Trung

Quốc và Ấn Độ http://www.socialwork.vn/bai-h%E1%BB%8Dc-kinh-nghi%

E1%BB%87m-v%E1%BB%81-an-sinh-xa-h%E1%BB%99i-t%E1%BB% AB- trung-qu%E1%BB%91c-va-%E1%BA%A5n-d%E1%BB%99/ (ngày 18/11/2011). 41. Nhật Linh (2005), “Tổng quan về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội ở

Trung Quốc”, Tạp chí BHXH (10), Hà Nội.

42. Từ Nguyễn Linh (2007), “Tổng quan về hệ thống an ninh xã hội và bảo

hiểm xã hội của Nhật Bản”, Tạp chí BHXH, (5), Hà Nội.

43. Hồng Nhung (2010), “Bảo hiểm xã hội tự nguyện – không mấy ai mặn mà”, http://www.baohoabinh.com.vn/219/50412/Bao_hiem_xa_hoi_tu_nguye n__khong_may_ai_man_ma.htm, (ngày 27/09/2010).

44. Nguyễn Văn Phần và Đặng Đức San (1995), “Tìm hiểu về chế độ Bảo

hiểm xã hội mới”, NXB Tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

45. Nguyễn Thị Kim Phụng (Chủ biên) (2007), “Giáo trình Luật An sinh xã

hội”, NXB Tư pháp, Hà Nội.

46. Phạm Ngọc Quang (2009), “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-

Traodoi/2009/2205/Vai-tro-cua-Nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-truong- dinh.aspx, (ngày 28/4/2009).

47. Quốc hội (1946), Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.

48. Quốc hội (1959), Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.

49. Quốc hội (1980), Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.

50. Quốc hội (2006), Luật số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006, Luật Bảo

51. Lê Thị Hoài Thu (7/2007), Bàn về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt

Nam, Viện nhà nước và pháp luật, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (7),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp 07 (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)