Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp 07 (Trang 91)

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

3.3.2. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chuẩn mực đạo đức của toàn ngành bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam được cô đọng, tập trung vào 5 tiêu chuẩn, thể hiện qua 05 chữ “Tâm, Tầm, Trí, Tín, Trung”: có tâm trong sáng, yêu ngành, yêu nghề nghiệp, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân; có tầm bao quát lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, có phương pháp làm việc khoa học và tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo; có trí tuệ, chuyên môn cao, bản lĩnh chính trị vững vàng; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bằng việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng và khẳng định uy tín, thương hiệu ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam với vị thế là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội quốc gia và phải trung thực, khách quan, đặt quyền lợi của nhân dân, người tham gia, người thụ hưởng lên trên hết, thực hiện phương châm “của dân, do dân, vì dân phục vụ”, vì an sinh đất nước. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng ở nước ta cần bám sát năm tiêu chuẩn đó. Để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện cần liên tục mở các lớp bồi dưỡng tập huấn nhằm nâng cao chất lượng theo hướng có năng lực chuyên môn cao, thái độ phục vụ tận tụy, chu đáo. Xác định công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính vì vậy cần chủ động đào tạo, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ để vận hành các chương trình phần mềm trong việc quản lý công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp 07 (Trang 91)