2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch
2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ
2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch tài nguyên du lịch
Trước tình trạng tài nguyên du lịch đang ngày càng bị xâm phạm và mai một dần. Đảng và Nhà nước ta không chỉ ban hành nhiều chính sách cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch mà còn tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện để việc bảo vệ các loại tài nguyên du lịch đạt được kết quả cao hơn. Công tác thực hiện việc bảo vệ các loại tài nguyên du lịch đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, từ phía cơ quan chức năng cũng như ở người dân địa phương và du khách.
Thứ nhất, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp đã triển khai thực hiện các chương trình nhằm bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch. Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên, các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch
tự nhiên đã được triển khai thực hiện ở một số địa phương và đạt được thành quả nhất định. Thực hiện theo quy định pháp luật về Luật Tài nguyên nước năm 2012, các cơ quan có thẩm quyền đã quản lý về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng và còn giám sát những hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác. Ngày 17 tháng 10 năm 2014 Hội thảo và Triển lãm quốc tế lần thứ III "Công nghệ quan trắc và dự báo tài nguyên nước” - VACI 2014 do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và các tổ chức quốc tế phối hợp tổ chức tại Hà Nội. Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày Quan trắc tài nguyên nước Thế giới 18 tháng 10. Hội thảo là nơi hội tụ các công ty, tổ chức, các nhà quản lý của Việt Nam, trong khu vực và quốc tế cùng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ cơ hội hợp tác và tìm ra các giải pháp mới, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quan trắc và dự báo tài nguyên nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức các hoạt động cấp quốc gia tại Thái Nguyên từ ngày 15 đến 21 tháng 9 năm 2014, với các hoạt động chính là Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn, các hoạt động trồng cây, thu gom, xử lý rác thải, nước thải, thăm quan mô hình và các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường đều được thực hiện với chủ đề "Hãy hành động vì một môi trường không rác"; ngày 21 tháng 9 năm 2014, hơn 1.000 người đã tham gia lễ ra quân hưởng ứng chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2014 tại trường trung học cơ sở An Phú Đông, Quận 12, thành phố
Hồ Chí Minh. Buổi lễ do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cùng Ủy ban nhân dân Quận 12 phối hợp tổ chức, có sự tham gia của ông John McAnulty - Tổng lãnh sự Úc tại thành phố Hồ Chí Minh; ngày 17 tháng 9 năm 2014, tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã ra quân diệt cây mai dương với sự tham gia của hơn 1.000 tình nguyện viên. Cây mai dương vào Việt Nam từ 30 năm nay sống được trên cạn lẫn dưới nước tạo thành thảm cây bụi cao, cản trở dòng chảy, lấn chiếm đất canh tác và làm đất đai bị bạc màu gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên nước [38]; Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam với chủ đề “Together we have the power to protect the ocean” (Cùng chung sức - Chúng ta có sức mạnh bảo vệ đại dương) do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức trong hai ngày 7 và 8 tháng 6 năm 2014;...
Đối với tài nguyên khí hậu: Hầu hết các địa phương đều tiến hành công tác bảo vệ tài nguyên khí hậu, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu như xây dựng và phát triển năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai; hoàn chỉnh quy hoạch, đầu tư và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo về khí tượng thủy văn; xây dựng và phát triển năng lực chủ động phòng, tránh giảm nhẹ thiên tại phù hợp với điều kiện các vùng, địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu,… Ví dụ: Ninh Thuận là địa phương có 105 km chiều dài bờ biển, luôn phải hứng chịu với hầu hết các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Để đối phó với tình trạng này, ngày 12 tháng 8 năm 2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TU về chủ đô ̣ng ứng phó với biến đổi khí hâ ̣u , tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vê ̣ môi trường . Tiếp đó, ngày 17tháng 3 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1219/KH-UBND về việc triển khai thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết số 13/NQ-TU của Ban Thường vu ̣ Tỉnh ủy. Ủy ban nhân
dân tỉnh xác định có 31 nhóm giải pháp, nhiê ̣m vu ̣ cụ thể để phân công các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp thực hiện. Theo đó, về ứng phó với biến đổi khí hậu , Ninh Thuận huy đô ̣ng nguồn lực triển khai có hiệu quả các dự án đê biển , đê sông, phòng chống ngập lụt ; hạn chế ngập lụt các vùng: ven sông Cái, hạ lưu sông Lu, kênh Bắc, kênh Chàm, kênh Nam và vùng thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi [27]; ngày 17 tháng 10 năm 2014, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc Phòng đã tổ chức hội thảo khoa học “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong quân đội” cho các đơn vị khu vực phía Bắc;
Về tài nguyên đa dạng sinh vật cũng được các cấp quan tâm thực hiện hành động bảo vệ tài nguyên sinh vật như Ủy ban nhân dân xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bình Định và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) triển khai Chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến dịch truyền thông được tổ chức trong tháng 5 năm 2014 với những hoạt động chính được triển khai như: Xây dựng và thực hiện chuỗi bài tuyên truyền về bảo vệ rạn san hô, môi trường biển và ứng phó biến đổi khí hậu phát hàng ngày trên đài phát thanh của xã Nhơn Hải; Hoạt động làm sạch bãi biển Nhơn Hải; tổ chức cuộc thi bắt sao biển gai, bảo vệ rạn san hô; tuyên truyền thông qua hình thức thi tiểu phẩm sân khấu về đề tài bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô, môi trường biển và biến đổi khí hậu [28]. Ngày 22 tháng 5 năm 2014, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tuần lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học. Ngày 3 tháng 6 năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện huyện Gò Công Đông tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành tại Ủy ban nhân dân xã Tân Thành nhằm hưởng ứng
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2014 (từ ngày 01 - 08 tháng 6) với chủ đề “Chung tay bảo vệ Đại dương xanh” và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 tháng 5 với chủ đề “Chung tay bảo vệ đa dạng sinh học biển đảo”;...
Đối với tài nguyên nhân văn, việc thực hiện cơ chế, biện pháp nhằm phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch như: bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch đã được triển khai tốt. Ở một số địa phương, các công trình, di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp, Nhà nước đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm sửa chữa hỏng hóc, tôn tạo lại, nhằm khôi phục hiện trạng ban đầu, tránh việc mai một, làm mất đi giá trị văn hóa lịch sử của các di tích đó. Ví dụ: Ngôi nhà của ông Trần Đình Khánh, nguyên là Trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến đầu tiên của tỉnh Yên Bái tại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, hiện đang xuống cấp nặng, nhiều hạng mục đã bị mối xông. Đây là một trong bốn điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia ngày 4 tháng 9 năm 1995. Ngay sau khi được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên giao cho Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng quản lý và khai thác 3 điểm, trong đó có di tích nói trên. Ngày 29 tháng 9 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái có Quyết định về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Chiến khu Vần, trong đó có di tích nhà ông Trần Đình Khánh với trị giá gần 8 tỷ đồng, sau đó có Quyết định điều chỉnh bổ sung vốn vào năm 2009 lên mức 12,7 tỷ đồng. Công trình phục dựng nhà ông Trần Đình Khánh do Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ương thực hiện, khởi công từ tháng 9/2009. Con trai ông Trần Đình Khánh là Trần Đình Quát trực tiếp tham gia việc phục dựng di tích theo trí nhớ về ngôi nhà trước đây. Công trình hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 12 tháng 2011 với tổng giá trị trùng tu là 7 tỷ đồng [29]; di tích chiến trường Điện Biên Phủ - một trong 10 di tích lịch sử quốc gia
đặc biệt - trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của trung ương, địa phương. Tỉnh Điện Biên đã tiến hành khoanh vùng, cắm mốc,tập trung vào việc trùng tu, tôn tạo, phục hồi và đưa vào sử dụng, phát huy giá trị của các điểm di tích. Các di tích cứ điểm Đồi A1, khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (trong đó có dự án cải tạo nâng cấp các đường nhánh thăm quan trong khu di tích) được quan tâm tu bổ, tôn tạo nhiều hạng mục. Tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, cải tạo, nâng cấp Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tu sửa, xây dựng hệ thống bia biển giới thiệu các điểm di tích [34]; di sản văn hóa vật thể của huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang bao gồm các di vật, di tích của các thế hệ cha ông trong lịch sử để lại, được các nhà khảo cổ học đã phát hiện ở vùng Bo, vùng Phồn Xương, vùng Xuân Lương, đó là các di vật đồ đá, đồ đồng... đã được trưng bày tại nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế;...
Bên cạnh đó, Nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như: chèo, hát ả đào, ca trù, quan họ,… Ví dụ: ở Hưng Yên xây dựng các nhà hát chèo, thành lập 3 đoàn chèo, các đoàn chèo thường xuyên xây dựng các vở chèo mới để đi phục vụ nhân dân các huyện, đồng thời tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước, phục vụ du khách trên tàu thuyền du lịch ở các con sông [9, tr.71]; tỉnh Phú Thọ cũng đang triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại “Hát Xoan Phú Thọ” theo từng giai đoạn cụ thể. Trong đó, năm 2014 tỉnh tập trung truyền dạy và thực hành hát Xoan thông qua tổ chức đào tạo lớp nghệ nhân kế cận, đặc biệt là nghệ nhân trẻ, truyền dạy cho lớp trẻ trong cộng đồng các phường Xoan gốc và cán bộ văn hóa xã, phường, hạt nhân văn nghệ các câu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh. Đây là nội dung quan trọng, quyết định tính bền vững cho sự bảo tồn lâu
dài của di sản hát Xoan; đồng thời, phát huy vai trò của các nghệ nhân cao tuổi đào tạo các nghệ nhân trẻ để đến năm 2015, có thể trở thành lớp nghệ nhân kế cận các lớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay làm nhiệm vụ truyền dạy cho các thế hệ sau này. Đặc biệt, hiện hát Xoan Phú Thọ đã được ngành giáo dục đưa đến tận trường học theo chương trình giáo dục của tỉnh [30];… Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ được ban hành quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có hiệu lực từ ngày 7 tháng 8 năm 2014, được xem là một bước ngoặt quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Điều đáng chú ý trong Nghị định này quy định “Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo quy định của Chính phủ” điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người có công gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc, cũng là nhằm nâng cao công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch.
Tại các làng nghề truyền thống, Nhà nước có chính sách phát triển làng nghề, tạo điều kiện cho người dân kinh doanh nghề truyền thống của quê hương, hạn chế tình trạng mai một nghề. Với sự ra đời của Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn. Theo đó, Nhà nước khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền: Đối với những làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi, xác định bảo tồn là chính, coi đó là tài sản văn hóa quốc gia, tiến
hành điều tra, xác định và xây dựng dự án để duy trì một vài hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nghề nhằm phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa; đối với những làng nghề có khó khăn, phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm đơn chiếc (đặc trưng), có giá trị kinh tế và hàm lượng văn hóa cao làm hàng dân dụng, phổ thông, hàng phục vụ du lịch; tăng cường công tác thu thập, bảo tồn và lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề, hỗ trợ xây dựng các phòng và nhà trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề truyền thống; xây dựng các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ…; chuyển đổi một số ngành nghề, làng nghề khó khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện