Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam 07 (Trang 103 - 112)

3.3. Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả bảo vệ tài nguyên

3.3.2. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch: Sau khi xây dựng các dự án khả thi và tiến hành đánh giá tác động của con người, của môi trường thì nhà quản lý triển khai các dự án phát triển du lịch. Cần phải có sự phối hợp tham gia của các ban ngành có liên quan và cộng đồng địa phương trong suốt quá trình quy hoạch và thực hiện dự án. Xây dựng các chương trình giáo dục ý thức pháp luật cho các đối tượng (khách du lịch, người dân địa phương và du khách). Nội dung giáo dục ý thức pháp luật phải phù hợp với các đối tượng và dựa trên các vấn đề tồn tại hiện có của môi trường, nguồn lực, phong tục tập quán, lối sống văn hóa và tình hình cụ thể của từng địa bàn. Các nội dung chủ yếu cụ thể là: nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của tài nguyên du lịch: đó là nơi bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, những kho dự trữ thiên nhiên quý giá, bảo tồn những cảnh quan độc đáo, các loài động vật và thực vật đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, nơi nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch, điều hòa dòng chảy, hạn chế lũ lụt, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…; giáo dục một số kỹ năng bảo vệ tài nguyên du lịch bằng việc bảo vệ môi trường như phòng chống cháy rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, giáo dục về đạo đức với tài nguyên du lịch và việc đối xử thân thiện, tôn trọng đối với tài nguyên du lịch.

Việc lựa chọn phương tiện, phương pháp áp dụng đối với mỗi nhóm đối tượng phải rất linh hoạt và đa dạng. Đối với nhóm đối tượng là người địa phương phải lựa chọn các phương pháp giáo dục, tuyên truyền hướng tới cộng đồng bao gồm: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền thanh, báo tường, bảng tin nơi công cộng, thi viết, thơ, nghệ thuật về một số vấn đề của môi trường, của tài nguyên du lịch…; bổ sung và sử dụng rộng rãi các thiết bị nghe, nhìn: Chiếu phim tư liệu ngoài trời…; giao tiếp

giữa mọi người trong tổ dân phố, biểu diễn ca nhạc, múa rối, kể chuyện…; sinh hoạt câu lạc bộ với các chủ đề và tên hấp dẫn như: Câu lạc bộ bảo tồn Sao La, Hổ, quan họ…; tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân nhân dịp các sự kiện đặc biệt như lễ hội, phong trào thể thao, ngày môi trường thế giới, ngày đa dạng sinh học, ngày được công nhận di sản văn hóa…; và các phương tiện hướng tới cộng đồng khác như áp phích, quà lưu niệm (dây đeo chìa khóa, lịch, tem thư…).

Đối với học sinh, sinh viên: Tùy vào từng đối tượng mà lựa chọn các hình thức giáo dục cho phù hợp: Lồng ghép các chương trình giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch vào chương trình giáo dục chính khóa như môn đạo đức, hoạt động ngoại khóa; biên soạn giáo trình giáo dục về bảo vệ tài nguyên du lịch và tài liệu tham khảo cho giáo viên các cấp, tổ chức đi tham quan thực tế ở các khu du lịch thiên nhiên; tổ chức các câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ bảo tồn, câu lạc bộ nghiên cứu về nét đẹp văn hóa và lịch sử của các tài nguyên thiên nhiên trên cả nước…; tổ chức các chương trình sáng tác văn, thơ, kịch, vẽ… về bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương; tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc… mang nhiều nội dung bảo vệ tài nguyên du lịch.

Đối với du khách: Người hướng dẫn viên phải có lương tâm nghề nghiệp và thực sự hiểu tường tận về văn hóa xã hội của thành phố nơi có điểm du lịch để giúp cho du khách dễ gần với môi trường, yêu mến, tôn trọng môi trường văn hóa, thái độ gần gũi với con người bản địa hơn, như vậy sẽ tránh được sự xung đột một cách đáng tiếc. Đồng thời phải có những chỉ dẫn hoặc những quy định cụ thể đối với du khách tham gia du lịch tại địa phương, nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên du lịch của đất nước cũng như là nâng cao lòng tự trọng của du khách.

Cần phải quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, xây dựng các trung tâm diễn giải, giới thiệu chuyên nghiệp về các tài nguyên du lịch hiện có ở mỗi địa

phương, xây dựng các chương trình diễn giải lưu động để tất cả mọi người cùng biết đến qua đó nâng cao được lòng tự hào của người dân đối với tài nguyên du lịch của địa phương, đất nước từ đó ý thức bảo vệ sẽ tự nâng lên; đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên diễn giải chuyên trách, có am hiểu sâu để có thể giải thích một cách rõ ràng nhất, cụ thể nhất để tránh những cách hiểu sai lầm về tài nguyên; làm bảng hướng dẫn các tuyến thăm quan, tờ rơi, tờ gấp, bản đồ du lịch và các sách hướng dẫn du lịch.

Việc sử dụng các nguồn năng lượng mới như gió, ánh sáng mặt trời, khí sinh học sẽ giúp giảm chi phí cho các khu du lịch đồng thời cũng giám được lượng tiêu thụ gỗ củi… và giảm lượng phát khí thải nhà kính. Xây dựng các công trình vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch để bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch.

Xây dựng các mô hình quản lý với sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng địa phương. Vấn đề đặt ra là muốn xây dựng mối quan hệ, phối hợp, liên kết ở cấp nào và quy mô ra sao để đạt được mục tiêu bảo tồn để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, phát triển nhanh chóng, góp phần hỗ trợ cộng tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương. Cũng nhờ cơ chế này mà nhiều nguồn vốn của trung ương và địa phương được huy động để phát triển cơ sở hạ tầng như phục hồi các khu di tích cổ, các khu nhà cổ, làm đường mòn thiên nhiên, làm đường điện trong các khu du lịch, người dân địa phương đó được huy động tham gia và hưởng lợi trong việc thu gom giác thải, bảo vệ rừng, bảo vệ biển và các tài nguyên du lịch khác. Vì vậy, mặc dù vào mùa du lịch nhưng các điểm du lịch ở đây vẫn có chất lượng tốt nên thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch hơn.

Tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật được Chính phủ và các ngành liên quan ban hành. Cho đến nay có đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ và quản lý tài nguyên du lịch được ban hành nhưng đối với

các tài nguyên du lịch thiên nhiên như động vật hoang dã vẫn chưa thực sự được bảo vệ chặt chẽ. Nhiều cửa hàng ăn với các món ăn đặc sản từ thú rừng vẫn ngang nhiên hoạt động. Một số công ty tự gắn cho mình mác “sinh thái” hoặc “du lịch sinh thái” để lôi kéo khách. Vì vậy công tác giáo dục để người dân hiểu và thực hiện đúng các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bên cạnh những công tác và phương pháp giáo dục nêu trên còn cần đến sự tham gia của đài truyền hình, phát thanh trung ương và địa phương vào công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên du lịch cũng mang lại nhiều kết quả.

Kết luận chương 3

Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch là vô cùng cấp bách, cần thiết để đưa các quy định pháp luật vào thực tiễn giải quyết. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý các nguồn tài nguyên du lịch và giám sát cơ quan chức năng. Công tác bảo vệ tài nguyên du lịch còn cần sự chỉ đạo sâu sát; sự tham gia tích cực, đóng góp của các cấp, ngành liên quan cùng với ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của người dân cũng cần được nâng cao để các nguồn tài nguyên du lịch được lưu giữ, tồn tại lâu dài.

KẾT LUẬN

Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mặt khác, du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và ngành nghề thủ công truyền thống; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong nước và với nước ngoài. Tuy nhiên, ngành Du lịch phát triển cũng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại tài nguyên du lịch nên việc bảo vệ tài nguyên du lịch là vấn đề cấp thiết cần phải được tiến hành để thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam phát triển bền vững. Đề tài: “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam” được đặt ra do yêu cầu cấp thiết đó mà trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch.

Luận văn đã đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra và có những đóng góp mới vào việc phát triển lý luận cũng như thực tiễn về pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch; đồng thời góp phần tích cực hoàn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Để giải quyết những vấn đề đặt ra, đòi hỏi cần phải nghiên cứu, đánh giá sâu sắc, toàn diện tất cả các văn bản pháp luật khác nhau có liên quan trong hệ thống pháp luật. Trong khuôn khổ có giới hạn của luận văn, tác giả chỉ đề cấp đến vấn đề cơ bản nhất, liên quan trực tiếp đến đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 6/6/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hà Nội.

2. C.Mac và Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Chính phủ (2010), Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học, Hà Nội. 4. Chính phủ (2012), Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12/3/2012 quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng và phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội. 7. Chính phủ (2013), Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 quy định

về nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2000), Tập bài giảng về Nhà nước và Pháp luật, tập 1 – Lý luận chung, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Hội văn học nghệ thuật Hưng Yên (1998), Phố Hiến lịch sử văn hóa, Nxb Sở Văn hóa Thông tin, Hưng Yên.

10. Phạm Trung Lương và nhóm tác giả (2000), Tài nguyên và môi trường di lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Quốc Hội (2001), Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ ngày 1/1/2002, Hà Nội.

12. Quốc Hội (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004, có hiệu lực từ ngày 1/4/2005, Hà Nội.

13. Quốc Hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, Hà Nội.

14. Quốc Hội (2005), Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 1/1/2006, Hà Nội.

15. Quốc Hội (2008), Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, Hà Nội.

16. Quốc Hội (2009), Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, Hà Nội. 17. Quốc Hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa

số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, Hà Nội. 18. Quốc Hội (2012), Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21/6/2012,

có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, Hà Nội.

19. Quốc Hội (2012), Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, Hà Nội.

20. Quốc Hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, Hà Nội.

21. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 23/2014/QĐ-TTg ngày 13/3/2014 quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

24. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL- UBTVUQH10 ngày 8/2/1999, có hiệu lực từ ngày 1/5/1999, Hà Nội. 25. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục.

Trang Web 26. http://vov.vn/doi-song/mat-trom-3-pho-tuong-phat-tai-chua-chan-tien- 139988.vov, cập nhật ngày 6/4/2004. 27. http://tintuc.wada.vn/e/5208277/Chu-dong-ung-pho-voi-bien-doi-khi- 30hau-va-bao-ve-tai-nguyen-moi-truong, cập nhật ngày 3/6/2014. 28. http://mcdvietnam.org/mcd-cung-nhon-hai-bao-ve-ran-san-ho-va-moi- truong-bien-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau/, cập nhật ngày 23/5/2014. 29. http://www.vietnamplus.vn/bao-ton-di-tich-uy-ban-hanh-chinh-khang- chien-dau-tien-o-yen-bai/268273.vnp, cập nhật ngày 30/6/2014. 30. http://baotintuc.vn/van-hoa/phu-tho-bao-ton-di-san-van-hoa-phi-vat-the- 20140904084637545.htm, cập nhật ngày 4/9/2014. 31. http://baobacninh.com.vn/news_detail/84584/ubnd-tinh-so-ket-cong-tac- xu-ly-o-nhiem-moi-truong-tai-phuong-phong-khe-va-xa-phu-lam.html, cập nhật ngày 5/11/2014. 32. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/giam-thieu-o-nhiem- lang-nghe-de-phat-trien-du-lich-2394526.html, cập nhật ngày 13/6/2012. 33. http://www.dulichvn.org.vn/index.php?category=20&itemid=21423, cập nhật ngày 31/11/2013. 34. http://btdienbienphu.svhttdldienbien.gov.vn/Article/115/Cong-tac-bao- ton-di-tich-tinh-Dien-Bien-Thuc-trang-va-giai-phap.html. 35. http://nhatrangxanhsachdep.vn/bao-ve-moi-truong-bao-ve-he-sinh-thai-bien- la-van-de-can-quan-tam_72_183_2_vca.html, cập nhật ngày 3/3/2014.

36. http://www.mientay24h.vn/archive/index.php/t-469025.html, cập nhật ngày 25/11/2013. 37. http://agro.gov.vn/news/tID15276_Bien-doi-khi-hau-de-doa-truc-tiep- den-nen-an-ninh-luong-thuc.htm, cập nhật ngày 25/8/2009. 38. http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=89638, cập nhật ngày 18/9/2014. 39. http://hoalu.ninhbinh.gov.vn/news.do?action=detail&id=596, cập nhật ngày 29/11/2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam 07 (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)