3.2.1. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch
Có thể nhận định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, đa lĩnh vực và mang nội dung văn hóa sâu sắc. Do đó, quá trình thực hiện việc bảo vệ tài nguyên du lịch phải có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước, từ đó phát triển du lịch trong nước theo hướng bền vững trên cơ sở phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống và bảo vệ tốt môi trường cảnh quan. Vì vậy Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần sớm hoàn chỉnh và ban hành chiến lược quy hoạch và phát triển ngành Du lịch của nước ta đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để thống nhất quản lý và phát triển ngành Du lịch.
Bên cạnh đó, việc kết hợp hài hòa giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan nhà nước khác, trong đó có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên du lịch nhưng vẫn cần có các Thông tư liên tịch để xác định cơ chế pháp lý phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các bên có liên quan. Trên cơ sở đó Thông tư liên tịch phải cụ thể
hóa các nội dung phối hợp được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật Du lịch năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật trên…, có sự phân công cụ thể về trách nhiệm giữa các bên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình môi trường, tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch về kết hợp giải quyết các vấn đề vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch phát sinh.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch
Luật Du lịch năm 2005 cần bổ sung một số điều quy định cụ thể về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Các quy định về quyền lợi, chính sách hỗ trợ... mà người dân được hưởng khi tham gia bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa tự nhiên, nhất là những văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của dân tộc đang ngày càng bị phai mờ, lãng quên. Đưa ra khái niệm về bảo vệ tài nguyên du lịch để thể hiện rõ được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch, là nguồn không thể thiếu trong sự phát triển của ngành Du lịch nói riêng và nằm trong sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia nói chung.
Trên thực tế cũng đã có những văn bản quy định về vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ chung hoặc chú trọng vào vấn đề cụ thể như bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các văn bản này mặc dù đã đề ra những yêu cầu về trách nhiệm của tổ chức, cán nhân bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch song không phản ánh được hết những nét đặc trưng, cụ thể. Do đó, cần xây dựng hệ thống văn bản để cụ thể hóa các yêu cầu quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng đặc trưng của hoạt động du lịch. Những quy định có thể được thể hiện dưới hình thức các “quy chế”. Trong đó, các
quy chế chứa đựng quy định pháp luật sao cho phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động của du lịch. Như vậy, hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch sẽ đạt hiệu quả cao hơn vì có sự phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan.
3.2.3. Hoàn thiện các quy chuẩn về tài nguyên du lịch
Nhà nước cần xây dựng quy chuẩn về tài nguyên du lịch; quy định như thế nào là tài nguyên du lịch đạt chuẩn chất lượng. Không chỉ xây dựng các quy chuẩn này bằng các quy phạm an toàn mang tính quản lý mà cần có những quy phạm kỹ thuật. Việc xây dựng hệ thống quy chuẩn quốc gia cho tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất to lớn. Nó không chỉ là nền tảng để đánh giá chất lượng du lịch mà còn là thước đo sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và từ đó làm cơ sở xác định hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và có biện pháp xử lý.
Hiện nay, đã có nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch song không thể đi vào thực tiễn cuộc sống vì thiếu các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện. Chính vì vậy, cần phải bổ sung các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên du lịch. Đây chính là những biện pháp đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch. Cụ thể cần bổ sung các quy định về cơ chế đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, quy định cụ thể về xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tài nguyên du lịch. Đối với các quy phạm về xử lý vi phạm cần được bổ sung trong cả pháp luật môi trường, pháp luật di sản văn hóa và pháp luật du lịch, trao cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, di sản và du lịch quyền năng xử lý vi phạm. Đồng thời cần xây dựng các chế tài phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục ý thức, thuyết phục nhưng cũng đủ mạnh mẽ để răn đe, tránh tình trạng coi thường pháp luật.
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm pháp luật về tài nguyên du lịch phạm pháp luật về tài nguyên du lịch
Có thể thấy mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch hiện nay tồn tại rất nhiều bất cập như đã phân tích ở trên. Do vậy, trước mắt cần phải nâng cao mức xử phạt tiền, Nghị định 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch để đủ sức răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, bởi mức phạt cao nhất tại Nghị định này là 40.000.000 đồng là chưa đủ lớn và chưa đủ đủ sức răn đe. Mặt khác, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm còn quá ngắn vì những thiệt hại đối với tài nguyên du lịch thường không bộc phát ngay, nhất là đối với lĩnh vực môi trường du lịch thì biểu hiện của nó lại từ từ trong một thời gian dài. Vì vậy, pháp luật cần có quy định kéo dài thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường để có thể xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân một cách thỏa đáng. Vấn đề xử lý hành vi xâm phạm đến tài nguyên du lịch được quy định rải rác trong quá nhiều các văn bản liên quan từ Luật Du lịch, Luật Môi Trường, Luật Di sản văn hóa… nên việc áp dụng các chế tài này gặp khó khăn khi nhà quản lý tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, thiết nghĩ cần bổ sung thêm các điều luật quy định về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.
Như trên đã phân tích việc xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch cụ thể thì lại quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ như hành vi sử dụng trái phép thực vật, động vật hoang dã quý hiếm vào mục đích kinh doanh du lịch thì áp dụng theo quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để xử phạt. Có thể nhận định đây là một khó khăn lớn đối
với các cơ quan có thẩm quyền bởi cùng là hành vi sử dụng trái phép thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm nhưng nếu sử dụng vào mục đích khác nhau thì mức xử phạt hoặc hình thức xử phạt đối với những hành vi này cũng khác nhau. Do đó, nếu áp dụng Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để xử phạt đối với các hành vi vi phạm nhưng trong lĩnh vực du lịch thì sẽ không đủ mạnh để răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Mặt khác, các hệ thống động vật, thực vật là một nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch nên hành vi xâm hại đến hệ thống các tài nguyên này càng cần được quy định cụ thể và rõ ràng hơn để tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009) đã có nhiều điểm mới trong phần các tội phạm môi trường. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về tội phạm môi trường trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, một số tội như tội hủy hoại rừng (Điều 189), tội xâm phạm các quy định về quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191)… chỉ mới nêu chung chung mà vẫn chưa có một quy định đặc thù, cụ thể về việc hủy hoại rừng hoặc các khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong trường hợp tài nguyên rừng hoặc các khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được đưa vào khai thác trong lĩnh vực du lịch bởi hành vi phạm tội trong lĩnh vực này mang lại hậu quả rất lớn và lớn hơn nhiều so với các hành vi phạm tội cùng loại khác. Các hành vi cố ý tuyên truyền sai lệch bản chất văn hóa Việt, làm ảnh hưởng tới các tài nguyên nhân văn cũng cần được xem xét, nghiên cứu để xử phạt hình sự ở tùy mức độ khác nhau. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch như hiện nay thì việc pháp luật thiếu quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên du lịch như nêu trên là một lỗ hổng lớn. Vấn đề bức thiết đặt ra cho các nhà làm luật là cần hoàn thiện các quy định về pháp luật hình sự để dễ
dàng khi áp dụng pháp luật trên thực tế, không bỏ sót bất cứ hành vi phạm tội nào có liên quan đến tài nguyên du lịch.
Hiện nay, nước ta đã xây dựng được hệ thống các chế tài xử phạt các hành vi xâm phạm tài nguyên du lịch song do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nên trên thực tế có rất ít các tội phạm xâm phạm tài nguyên du lịch được đưa ra xét xử. Vì vậy, vấn đề trước mắt phải đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung những quy định trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và về lâu dài pháp luật cần có quy định rõ ràng và cụ thể về tội phạm xâm phạm tài nguyên du lịch. Có như vậy nền du lịch của nước ta mới có điều kiện hơn nữa để phát triển, góp phần phát triển kinh tế.
3.3. Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam