Nội dung và thủ tục xác định lại giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung và thủ tục xác định lại giới tính

1.2.1. Nội dung xác định lại giới tính

Xác định lại giới tính là một quyền nhân thân được quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005. Để cụ thể hóa quyền này, ngày05/8/2008Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/NĐ- CP về xác định lại giới tính [7] áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, theo đó chỉ áp dụng việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trên nguyên tắc bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.

Như vậy xác định lại giới tính là quyền nhân thân có điều kiện, nó làm xuất hiện, thay đổi một số trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của con người.

Do vậy, chúng ta cần tiếp cận các quy định liên quan vấn đề đang trình bày, để nhận biết một hiện tượng pháp lý, xã hội tồn tại khá phổ biến xung quanh ta hàng ngày.

Pháp luật cũng qui định, những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trước và sau khi xác định lại giới đều hoàn toàn bình đẳng về quyền nhân thân với những người bình

thường khác. Có nghĩa, họ có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, tôn trọng bí mật đời tư... Đặc biệt, việc xác định lại giới tính là vấn đề tương đối nhạy cảm, nên bí mật về các thông tin liên quan đến xác định lại giới tính sẽ được pháp luật tuyệt đối bảo vệ, trừ những trường hợp đặc biệt.

Sau khi xác định lại giới tính, cơ quan Tư pháp căn cứ vào Giấy chứng nhận y tế để giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã xác định lại giới tính.

Xác định lại giới tính là một quyền nhân thân được quy định tại điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005. Để cụ thể hóa quyền này, ngày 05/8/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/NĐ- CP về xác định lại giới tính, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, theo đó chỉ áp dụng việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trên nguyên tắc bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.

Xác định lại giới tính không chỉ là một quyền nhân thân có điều kiện mà còn là một quyền dân sự của con người. Về mặt xã hội, thì việc xác định giới tính liên quan đến thay đổi hộ tịch, các quyền và nghĩa vụ dân sự như: nghĩa vụ lao động, thời hạn phục vụ trong cơ quan Nhà nước, khám chữa bệnh, tuổi nghỉ hưu...

Như vậy ta có thể đi đến kết luận một điều rằng “Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”.

1.2.2. Trình tự thủ tục xác định lại giới tính

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05.8.2008 có quy định về hồ sơ, thủ tục về y tế đề nghị xác định lại giới tính như sau:

1.2.2.1. Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:

a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó; b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc giấy Chứng Minh Nhân Dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.

1.2.2.2. Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:

a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh) được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;

b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản. Theo điều 8 Nghị định này thì Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh, Sở Y tế và các Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)