Một số hệ quả đặt ra đối với vụ việc liên quan đến vấn đề về giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện quyền xác định lạ

2.1.3. Một số hệ quả đặt ra đối với vụ việc liên quan đến vấn đề về giớ

giới tính do bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hay giới tính chưa định hình rõ gâychấn đọng trong xã hội

đám cưới được tổ chức công khai giữa hai phụ nữ thế hệ 9X, “chú rể” làm kinh doanh còn “cô dâu” là sinh viên năm thứ nhất. Dù có ý kiến ủng hộ bên cạnh ý kiến phản đối và “chú rể” tự nhận mình là nam giới nhưng dù thế nào thì xét về khía cạnh pháp lý đây cũng là việc làm không được pháp luật cho phép.

Vụ án một nhóm nam thanh niên dùng vũ lực khống chế, thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của một người được coi là “phụ nữ” tại Thành Phố. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) ngày 7-4-2010, nhưng tại cơ quan điều tra, người “phụ nữ” này khai mình vốn giới tính là nam, 4 năm trước đã đi phẫu thuật chuyển giới thành “nữ” cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi và đau đầu các cơ quan tố tụng khi xử lý về việc định tội có phải là “hiếp dâm” hay không [20].

Anh Nguyễn Xuân H, 33 tuổi, ở Hà Tĩnh cùng vợ đến Bệnh Viện Phụ sản Trung Ương chữa vô sinh vì hai vợ chồng lấy nhau đã 3 năm chưa có con. Tại đây, các bác sĩ bất ngờ phát hiện giới tính của anh H "có vấn đề" do dị tật ống đái thấp. Lúc này, anh H mới ngại ngùng tâm sự thật là từ nhỏ đến giờ toàn... đái ngồi. Suốt những năm đi học, đến giờ ra chơi H đều phải lén đợi lúc các bạn đi vệ sinh bởi không thể đứng "làm chuyện đó" như các bạn nam khác.

30 năm, anh H chịu đựng nỗi khổ sở một mình không dám thổ lộ cùng ai. Tuy nhiên, do ngoại hình, tâm sinh lý không có gì bất thường, cộng với việc xấu hổ nếu người khác biết "bí mật" của mình nên anh không nghĩ đến chuyện đi chữa bệnh. Trường hợp chậm trễ điều trị các bất thường ở bộ phận sinh dục dẫn tới vô sinh như anh Nguyễn Xuân H không phải là hiếm gặp

Xác định lại giới tính. Chúng ta nên ủng hộ hoàn toàn việc này bởi số người bị “mù mờ về giới tính” ở Việt Nam khá nhiều. Mới đây vừa sảy ra một trường hợp rất thương tâm. Đó là một cháu bé con của hai người bị tật bẩm sinh ở mắt. Cả chồng lẫn vợ đều không nhìn thấy rõ bộ phận sinh dục của con. Khi sinh cháu ra, họ chỉ biết sờ bên ngoài rồi đặt tên con là gái.

Nhưng lúc lớn lên, cháu lại mang hình dáng con trai, các xét nghiệm khoa học cũng cho thấy cháu là con trai. Sau ba lần phẫu thuật đã “biến” cháu thành con trai song tên cháu thì vẫn con gái. Giờ đây, nếu không có qui định của pháp luật thì làm sao chúng ta có thể đổi tên cho cháu và làm sao cháu có thể sống đúng với giới tính thực của mình.

Ngoài ra, hiện nay tại một số tỉnh, thành phố lớn, đặc biệt là tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nam Bộ có hiện tượng một số người chuyển đổi giới tính trái phép đã thực hiện hành vi bán dâm trong nước hoặc đi ra nước ngoài làm gái bán dâm gây phức tạp về An ninh trật tự và khó khăn cho công tác xử lý của các cơ quan chức năng. Một số người nước ngoài chuyển đổi giới tính cũng đã vào Việt Nam theo con đường du lịch để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó phổ biến là mại dâm cũng cần phải gióng lên hồi chuông báo động.

Thông thường, có giới tính nam và giới tính nữ, nhưng do một số trục trặc nào đó trong quá trình hình thành bào thai, có người sinh ra nhìn bề ngoài thì có hình dạng, đặc điểm sinh lý của nam giới, nhưng cấu trúc các cơ quan giới tính sinh dục lại là nữ giới, họ có buồng trứng, có bộ phận sinh dục nữ, hoặc có người ngọc thể với các đặc điểm là nữ giới, nhưng trong cơ thể của họ có một số bộ phận bẩm sinh, có tính nam giới như bộ phận dương vật.

Đến tuổi dậy thì và trưởng thành, những con người mang các khiếm khuyết do bẩm sinh, sẽ có những phát triển bất thường, về tâm sinh lý, tình cảm và đời sống lứa đôi. Đã như thế thì việc dựng vợ, gả chồng, sinh con cái sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc là không thể.

Việc kém may mắn này là thiệt thòi khó nói thành lời cho bất kỳ ai gặp phải và dư luận xã hội không phải khi nào cũng chia sẻ, thông cảm và bảo vệ họ. Chính bản thân những người khiếm khuyết giới tính không có lỗi gì, nhưng vẫn bị mặc cảm, chịu nhiều thiệt thòi, bất an trong cuộc sống.

Theo khảo sát về nhu cầu xác định lại giới tính do các cơ quan chức năng tiến hành đã cho kết quả, Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có số người muốn chuyển đổi nhiều nhất.

Tính trung bình, cứ 10.000 người thì có một 1 người có nhu cầu “tìm lại” giới. Ước tính, cả nước hiện có khoảng 7.000 người đang có nhu cầu chuyển giới.

Như vậy, Nghị định số 88/NĐ-CP về xác định lại giới tính của Chính phủ là một sự kiện cho thấy pháp luật công nhận sự hợp lý trong nhu cầu chuyển đổi giới tính của một nhóm người khá lớn trong xã hội.

Giáo sư Thu Nhạn tâm sự: “Tôi đã tiếp xúc với nhiều ca, khổ lắm, thử đặt mình vào hoàn cảnh đó mới hiểu nỗi bất hạnh khi phải sống trong một cơ thể không hoàn chỉnh về mặt giới tính. Không chỉ cá nhân họ mà còn gia đình, cha mẹ đều rất đau khổ.

Tôi đã từng tiếp xúc với những bệnh nhân tuổi 19-20, họ tìm đến tha thiết đề nghị được phẫu thuật, thậm chí bày tỏ sự mong muốn tìm đến cái chết nếu không được trả lại cho họ đúng giới tính.

Nhưng đáng tiếc là do luật pháp quy định, chúng tôi không thể can thiệp bằng phẫu thuật ở giai đoạn này. Một thực tế khác cũng được đặt ra, nhiều bệnh nhân tìm đến không vì bệnh lý mà vì rối loạn tâm lý dẫn đến rối loạn nhân cách, với dạng này phải điều trị theo tâm lý hoặc tâm thần.

“Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người chỉ được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần phải có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

Việc xác định người có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác phải do các hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền xác định.

Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo qui định của luật pháp”. Vì đây là quyền nhân thân được pháp luật quy định và được đảm bảo thực hiện trong thực tế cuộc sống.

Do đó, thiết nghỉ nên có những chẩn đoán sớm từ giai đoạn sơ sinh hay thậm chí sớm hơn để có những bước can thiệp sớm bằng phẫu thuật. Để quá muộn, một khi đã trưởng thành sẽ kéo theo nhiều hệ quả không lường được, nhất là về mặt pháp lý”.

Được biết tại Bệnh viện Nhi trung Ương từ nhiều năm qua đã tiến hành phẫu thuật xác định lại giới tính cho hơn 200 trường hợp bệnh nhi sơ sinh có những bất bình thường ở bộ phận sinh dục.

Một câu lạc bộ mang tên “Câu Lạc Bộ rối loạn giới tính do hormon thay đổi tăng sản thượng thận bẩm sinh” cũng đã hình thành, quy tụ những đứa trẻ đã phẫu thuật để các bác sĩ theo dõi quá trình trưởng thành, hình thành giới tính và được đánh giá rất khả quan trong việc can thiệp sớm của y học.

“Trong tương lai, bằng nhiều phương pháp, các bác sĩ Việt Nam sẽ tiến hành chuẩn đoán, xác định giới tính ngay trong giai đoạn người mẹ mang thai để tránh được nhiều bi kịch khi không xác định được giới tính sau này” - giáo sư Nguyễn Thu Nhạn khẳng định.

Còn theo các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, trong thời gian qua cũng chỉ thực hiện một vài trường hợp (như trường hợp vận động viên K. ở An Giang), nhưng đó chỉ có thể gọi là “chỉnh giới tính” chứ chưa có ca nào phẫu thuật để xác định lại giới tính mặc dù đã có hàng chục bệnh nhân đến yêu cầu, các bác sĩ không thể thực hiện đơn giản chỉ vì luật pháp không cho phép.

Như trường hợp Nguyễn Thái Tài đã chạy khắp cửa, từ sở ra tới bộ, nhưng nơi nào cũng lắc đầu. Khi Thái Tài phẫu thuật từ Thái Lan về thì địa phương cũng không có ý kiến gì nhưng các quyền về nhân thân là không thể chứng minh được!

Có những nỗi đau không biết chia sẻ cùng ai, chỉ biết cam chịu, tủi hổ và tự trách mình kém may mắn. Đó là tình cảnh chung của những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính.

Một người phụ nữ (xin được giấu tên) với gương mặt buồn bã, hai mắt mọng nước đến tìm gặp các bác sĩ khoa Phẫu thuật Nhi – Bệnh viện Việt Đức. Một lần, tình cờ phát hiện con mình có bất thường ở bộ phận sinh dục, chị giấu chồng, lặng lẽ đưa con đi khám. Cũng như chị, xuất phát từ tâm lý e ngại, xấu hổ, sợ sự đàm tiếu của xã hội nên những gia đình chẳng may có con/cháu bị dạng khuyết tật này thường giấu giếm mọi người.

Có người âm thầm tìm hiểu thông tin những mong tự “cứu mình”, trong khi những người khác thì hy vọng trong nỗi phấp phỏng rằng con/cháu mình lớn lên sẽ phát triển đúng giới. Nhưng, không ít trường hợp, vì những khuyết tật rất khó nhận biết bằng mắt thường hay bằng cảm nhận nên để lỡ mất cơ hội khám chữa kịp thời cho trẻ.

Mới đây, khoa Phẫu thuật Nhi Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận trường hợp một phụ nữ được chuyển từ bệnh viện khác tới. Chị đã 23 tuổi mà chưa có kinh nguyệt nên đi khám chữa. Và, kết quả thật không ngờ, thay vì phải có hai buồng trứng, chị lại có... hai tinh hoàn. Chị bàng hoàng, ngơ ngác, hóa ra “chị” không phải là nữ mặc dù bộ phận sinh dục ngoài trông hoàn toàn như nữ giới...

Mặt khác Đã có trường hợp, hôn nhân tan vỡ cũng vì vợ chồng đổ lỗi cho nhau trong việc có con bị khuyết tật. Tâm lý người trong cuộc nặng nề vô tình khiến đứa trẻ rơi vào trạng thái tủi thân, cô độc, ngày càng thu mình trong những “ốc đảo” riêng.

Trên thực tế, các Bệnh Viện Nhi Trung Ương, Việt Đức, Xanh Pôn (Hà Nội), Bệnh Viện Từ Dũ, Chợ Rẫy (Thành Phố Hồ Chí Minh)... có thể phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá phức

tạp. Người muốn chuyển đổi giới tính phải làm đơn và được chính quyền địa phương xác nhận, sau đó đem nộp tại cơ sở y tế chuyên khoa chữa trị các bệnh về giới.

Các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để có kết luận chính xác bệnh nhân bị lệch lạc về giới. Sau đó, tùy theo kết luận hội chẩn mà bệnh nhân được áp điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật. Trường hợp phải can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân hoặc gia đình phải có đơn cam kết tình nguyện thực hiện phẫu thuật. Cuối cùng, cơ sở y tế sẽ cấp giấy xác nhận đã chuyển đổi giới cho bệnh nhân.

Còn những người chưa định hình rõ giới tính thì sao liệu họ có phải sống như một cái bóng và có khả năng vượt qua rào cản đời thường để đi tìm niềm vui niềm hạnh phúc cho bản thân không đây là một câu hỏi không phải là dễ; tìm hiểu và khám phá thực tế chúng ta mới cảm nhận được một nổi đau chứa đựng đầy nổi thương tâm và nước mắt.

Trường hợp chưa định hình rõ về giới tính người ta thường gọi với cái tên người lưỡng tính có nghĩa là không phân biệt được thực hư người đó là đàn ông hay đàn bà kể cả chính bản thân người mắc căn bệnh này chỉ nhờ đến sự can thiệp về mặt y khoa mới nhân biết một cách chắc chắn.

Lưỡng tính (còn gọi là ái nam ái nữ, á nam á nữ, bán nam bán nữ) là một hiện tượng về giới tính (nam/nữ) ít gặp trong cuộc sống. Thường thì hiện tượng này chỉ phát hiện khi một đứa trẻ vào giai đoạn tiền trưởng thành. Vào giai đoạn này, đứa trẻ bắt đầu phát triển hoàn thiện cơ quan sinh dục chính, thì cơ quan sinh dục phụ của chúng cũng bắt đầu hình thành và tồn tại song song với nhau. Những người lưỡng tính thực sự, trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh hoàn, rất hiếm. Phần lớn các trường hợp ái nam ái nữ thường gặp là lưỡng tính giả.

hoàn toàn khác với khái niệm người đồng tính (người có cấu tạo cơ thể bình thường) do đó khái niệm người lưỡng tính giả cũng không liên quan đến khái niệm đồng tính luyến ái giả.

Có các dạng người lưỡng tính sau đây, tất cả các dạng người này đều có cấu tạo cơ quan quan sinh dục bất thường:

Lưỡng tính giả ở nữ: Bệnh nhân là nữ, có buồng trứng hẳn hoi, nhưng do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hoóc môn nam androgen nên bộ phận sinh dục ngoài bị nam hóa, như âm vật phì đại, 2 môi lớn to và dính nhau như bìu. Trường hợp nam hóa nặng có thể tạo nên đoạn niệu đạo - âm vật giống như người nam có tinh hoàn ẩn. Nguyên nhân thường gặp nhất là hội chứng thượng thận sinh dục. Một số trường hợp do mẹ có dùng thuốc chứa androgen khi mang thai, mẹ bị u nam hóa buồng trứng.

Lưỡng tính giả ở nam: Bộ nhiễm sắc thể vẫn là 46 XY như mọi đàn ông khác, nhưng bộ phận sinh dục lại giống nữ. Nguyên nhân là hoóc môn nam testosteron và MIS - một chất cần cho sự phát triển giới tính nam - không được tiết ra đủ.

Bệnh nữ hóa có tinh hoàn: Người bệnh có tinh hoàn và có bộ nhiễm sắc thể XY, là đàn ông nhưng cơ quan sinh dục ngoài không nhạy cảm với testosteron nên không biệt hóa thành dương vật. Họ có âm đạo (thường bị tịt một đầu, không có tử cung, vòi tử cung có nhưng kém phát triển). Đến khi dậy thì, ngực lớn lên nhưng không hành kinh, lông mu ít hay không có. Các tinh hoàn thường ở trong bụng hay ống bẹn, cũng có khi ở môi lớn.

Về phương diện phôi thai học, những người này giống lưỡng tính giả ở nam, song họ không có cảm giác lưỡng tính mà coi mình hoàn toàn là phụ nữ do bộ phận sinh dục ngoài như người nữ bình thường, được nuôi dạy như nữ. Thông thường họ được xử lý mổ lấy tinh hoàn ngay sau khi phát hiện bệnh để tránh xáo trộn tâm lý

Lưỡng tính thật: Hầu hết các trường hợp lưỡng tính thật sống ngoài xã hội bề ngoài có dạng nữ. Họ có cả tinh hoàn và buồng trứng (tách riêng hay nhập chung thành tuyến tinh hoàn - buồng trứng) nhưng chúng thường không có tính năng hoạt động. Nguyên nhân gây lưỡng tính thật là có bất thường trong quá trình phân định giới tính.

Loạn sinh tuyến sinh dục kết hợp: Những trường hợp này cũng rất hiếm: Bệnh nhân có tinh hoàn một bên, bên kia không rõ ràng. Cấu trúc đường sinh dục thường là nữ, song đôi khi cũng có vài cấu trúc dạng nam. Các bộ phận sinh dục ngoài có thể là nữ, nam hay pha trộn cả hai. Khi dậy thì, bệnh nhân không phát triển vú, không hành kinh.

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự “lệch lạc” giới tính có khi do loạn sản sinh dục. Trong thời kỳ bào thai phát triển, các nhiễm sắc thể quy định giới tính X, Y không biệt hóa được; một số trường hợp hỏng hẳn nhiễm sắc thể quy định giới tính nam (Y) nên đứa trẻ sinh ra có hiện tượng lưỡng giới. Có cậu bé sinh ra, nhìn bên ngoài là con trai, song bên trong cơ thể lại tồn tại cả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)