Quan điểm của pháp luật Việt Nam về quyền xác định lại giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 69 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Phương hướng về quyền xác định lại giới tính theo quy định của

3.1.1. Quan điểm của pháp luật Việt Nam về quyền xác định lại giới tính

Hiện tại Pháp Luật Việt Nam chỉ chấp nhận Quyền xác định lại giới tính chứ không cho phép Phẫu thuật chuyển đổi giới tính theo “ý thích”, nên khi đã mất rất nhiều tiền để qua Thái Lan "tìm lại mình" thì những người đã chuyển đổi giới tính lại gần như bị mất đi quyền nhân thân, khi mà trong các giấy tờ họ là một người, nhưng sau khi đã chuyển đổi giới tính họ lại là một người mang giới tính và ngoại hình khác so với các giấy tờ trước đây. Chính điều này đã khiến những người đã chuyển đổi giới tính lâm vào cảnh "ta chẳng là ai". Vì thế pháp luật phải có biện pháp hiểu hiệu điểu chỉnh kịp thời để giải quyết triệt để vấn đề trên.

Luật sư Lưu Văn Tám, Trưởng văn phòng Luật sư Thái Hà cho rằng, nhu cầu chuyển đổi giới tính là một xu hướng tất yếu. Ở một số nước phát triển, vấn đề này đã được luật hóa, thậm chí họ còn cho phép 2 người đồng giới kết hôn với nhau vì đó là quyền tự do của con người. Luật sư Tám đặt vấn đề: "Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của truyền thống Á Đông nên pháp luật vẫn chưa thừa nhận chuyện chuyển đổi giới tính. Thế nhưng, không cho phép làm trong nước thì người ta vẫn đi nước ngoài làm, pháp luật mình đâu có cấm người dân đi nước ngoài để giải phẫu ? Vấn đề này pháp luật hiện nay chưa thừa nhận nhưng cấm thì cũng chưa, tức là còn thả nổi”.

Thực tế cho thấy sau khi phẫu thuật trở thành người khác giới, người chuyển đổi giới tính gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Mong muốn duy

nhất của những người đã chuyển giới là được công nhận giới tính thực tế. Trường hợp của Thái Tài là một ví dụ thái tài cho biết, cô đã từng liên hệ với Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp để xin chứng nhận hộ tịch từ nam thành nữ nhưng không được giải quyết. Hiện Thái Tài đã lấy chồng nhưng không thể đăng ký kết hôn. Tương tự, những bệnh nhân phẫu thuật chỉnh giới tính tại Bệnh viện Bình Dân cũng phải đối diện với hàng loạt khó khăn trong việc chỉnh đổi toàn bộ hồ sơ lý lịch, bằng cấp, bảo hiểm y tế...

Mục đích duy nhất của những người sau khi xác định lại giới tính là muốn “xã hội chấp nhận bản thân mình, và chấp nhận cả những người giống như mình". "Đã bao nhiêu người bị mắc chứng bệnh này không dám lên tiếng, chỉ vì áp lực xã hội. Họ không muốn mình lại trở thành người hèn nhát. Mong muốn của họ hết sức đơn giản đó là họ tự tin công nhận mình để người khác công nhận họ".

Vì thế cần tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trong nước thực hiện việc phẫu thuật giới tính một cách hợp pháp. Ngoài ra cần có những qui định riêng về việc xác định lại giới tính cho người chưa thành niên: cần có hành lang pháp lý riêng cho người chưa thành niên, trong đó cần làm rõ quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong trường hợp có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)