PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TIN TỨC THỜI SỰ TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (CHƢƠNG TRÌNH LỚP 12) NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ (Trang 76 - 79)

Câu 1. Nêu nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc .Đánh giá vai trò

của tổ chức Liên hợp quốc trong nửa sau thế kỷ XX đến nay.

Câu 2. Theo em Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào trong các nguyên tắc

hoạt động của Liên Hợp quốc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Đáp án Tự Luận.

Câu 1.* Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là(1đ)

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước + Chung sống hòa bình

+ Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc *Vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong nửa sau thế kỷ XX đến nay (1,0đ) +Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. (0,25)

+Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trog việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực ,tiến hành giải trừ quân bị,hạn chế chạy đua vũ trang... (0,25)

+Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác,giúp đỡ các dân tộc về kinh tế,văn hóa,giáo dục(0,25)

+Tuy nhiên bên cạnh đó Liên hợp quốc cũng còn tồn tại nhiều hạn chế;không thành công trong việc giải quyết các vụ xung đột,tranh chấp... (0,25)

Câu 2. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp

+ Thứ nhất, tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đó là mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.

+ Thứ hai, đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ đó khẳng định mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

+ Thứ ba, không làm tình hình trở nên căng thẳng, không mở rộng phạm vi tranh chấp, tiền hành đàm phán với Trung Quốc nhằm tìm kiếm một biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12

Câu 1.(4đ) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mĩ từ

sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này ?(3đ)

a) Tình hình kinh tế Liên Xô…(1,5)

- Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh; các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành Chiến tranh lạnh. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân Liên Xô đã hoàn thành xuất sắc công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế.

- Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 – 1950), khôi phục kinh tế trước thời hạn 9 tháng. Năm 1950, công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh; nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc dân tăng 66% so với năm 1940…

- Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và đã đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế: Về công nghiệp, đến nửa đầu những năm 70 trở thành cường quốc công nghiệp đứng vào hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; Nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình khoảng 16% mỗi năm.

b) Tình hình kinh tế của Mĩ…(1,5)

- Sau chiến tranh, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.

- Biểu hiện:

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948, chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới).

+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trên 50% tàu biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới.

+ Kinh tế Mĩ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

c) Nhận xét (1,0)

- Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của hai nước khác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tế.

- Trở thành hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập.

- Hai nước đều trở thành trụ cột của trật tự “2 cực Ianta”, chi phối các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai…

Câu 2.(5đ)

a,Có đúng không khi khẳng định rằng : Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai từng bước giải trừ chủ nghĩa thực dân ? Vì sao ?

b, Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay các quốc gia đang phát triển đứng trước những cơ hội nào ? Và cần có biện pháp gì để tận dụng những cơ hội đó

a,Nhận định (3,0đ)

Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai từng bước giải trừ chủ nghĩa thực dân là nhận định đúng. (0,75đ) Vì:

- Ở châu Á: Hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập trong cuộc đấu tranh

xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Dẫn đến sự ra đời của các quốc gia độc lập như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Lào, Philippin, Miếu Điện, Mã Lai, Inđônêxia, Singapo, Bru-nây…(0,75đ)

- Ở châu Phi: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất là ở Bắc Phi, sau

đó lan rộng sang các vùng khác. Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla đã đánh dấu về cơ bản chấm dứt sự tồn tại chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai), một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ bị xóa bỏ hoàn toàn. (0,75đ)

- Ở Mĩ Latinh: Phong trào ngày càng phát triển. Thắng lợi của cách mạng Cuba

(1-1959) đã mở ra bước phát triển mới. Mỹ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”. Chính quyền độc tài ở nhiều nước lần lượt bị sụp đổ, các chính phủ dân tộc được thiết lập. (0,75đ)

b) Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, các quốc gia đang phát triển đứng trước những cơ hội nào và cần có biện pháp gì để tận dụng những cơ hội đó?

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TIN TỨC THỜI SỰ TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (CHƢƠNG TRÌNH LỚP 12) NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ (Trang 76 - 79)