Xuất phương án sử dụng bài tập thực tiễn để đánh giá năng lực vận dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

10, THPT

3.3. xuất phương án sử dụng bài tập thực tiễn để đánh giá năng lực vận dụng

kiến thức, kĩ năng đã học

3.3.1. Đề xuất phương án sử dụng

Trong logic trên, BTTT chính là “ngôn ngữ” mã hóa tình huống thành vấn đề, nhiệm vụ nhận thức hay thực hành ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.Trong luyện tập, củng cố cuối mỗi bài học hoặc bài tổng kết, GV có thể sử dụng BTTT vận dụng mở rộng và nâng cao.

Trên cơ sở tham khảo quy trình sử dụng BTTT của tác giả Lê Thanh Oai [32], chúng tôi có sửa đổi và đề xuất quy trình sử dụng BTTT để ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT gồm các bước như sau:

Hình 3.2. Quy trình sử dụng BTTT nhằm ĐG năng lực VDKT – KN đã học trong dạy

học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT

Cụ thể các bước:

Bước 1: Đặt vấn đề

Mục đích của bước này là giới thiệu cho HS xác định được kiến thức và NL mà HS có thể đạt được sau khi giải quyết xong bài toán được giao.

Bước 2: GV giao BTTT cho HS

GV giao BTTT và nêu rõ nhiệm vụ, thời gian cụ thể và các nguyên tắc HS phải thực hiện trong quá trình giải quyết BTTT.

Bước 3: Tổ chức HS giải BTTT

Bước 1: Đặt vấn đề

Bước 2: GV giao BTTT

Bước 3: Tổ chức HS giải BTTT

Bước 4: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT

Bước 5: Đánh giá và kết luận về cách giải quyết BTTT

28

Tổ chức cho HS giải quyết BTTT theo nhiều hình thức khác nhau:

- Làm việc cá nhân từng HS: HS phân tích yêu cầu BTTT, tìm hiểu nội dung bài học, lựa chọn, thu thập thông tin, xác định giải pháp và thực hiện. GV theo dõi, có thể dẫn dắt HS giải quyết BTTT bằng các câu hỏi gợi mở, định hướng cách giải quyết vấn đề, bổ sung thông tin khi cần thiết. HS chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện.

- Tổ chức HS làm việc theo nhóm: Tùy tình huống cụ thể mà theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp hoặc cả hai hình thức xen kẽ. Dù hình thức nào thì cũng cần kết hợp học cá nhân với học hợp tác, trong đó đảm bảo mỗi HS tự lực tối đa. Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để đánh giá, tổ chức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

- Thảo luận cả lớp: GV cố gắng tạo điều kiện để nhiều HS được tham gia thảo luận chia sẻ ý kiến. GV cần tạo môi trường tâm lí dân chủ, cởi mở để mọi HS mạnh dạn tham gia bình luận kết quả thực hiện bài tập. Đó là cách làm cho BTTT được sử dụng đạt được nhiều mục tiêu sư phạm nhất.

Bước 4: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT

Nếu BTTT được tổ chức làm việc theo nhóm thì GV cho HS đại diện từng nhóm báo cáo. GV nên yêu cầu HS lập luận, giải thích vì sao em chọn cách giải quyết đó để HS trình bày quan điểm của mình. Đó cũng là biện pháp hiệu quả kích thích được chú ý lắng nghe và tích cực tham gia thảo luận của cả lớp. GV nên hướng dẫn HS các hình thức trình bày kết quả giải bài tập, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Bước 5: Đánh giá và kết luận về cách giải quyết BTTT

Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra ra cách giải quyết BTTT hợp lí nhất và có lời động viên, khuyến khích các em đã tích cực tham gia cùng nhau giải quyết.

3.3.2. Ví dụ minh họa

Để tiến hành ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS, tôi sử dụng BTTT được thiết kế trong phiếu học tập với bài tập vừa xây dựng ở trên trong minh họa dưới đây được sử dụng trong chủ đề: “Virus và bệnh truyền nhiễm”, sinh học 10, THPT.

PHIẾU BÀI TẬP Trường:

29

Tên nhóm/ học sinh:

“Nỗi khiếp sợ với HIV/AIDS”

Nỗi khiếp sợ trước một căn bệnh không có thuốc chữa là chính đáng, thế nhưng nếu nỗi khiếp sợ ấy đẩy những đứa trẻ vô tội vào một cuộc sống tối tăm, bị đánh đập, bị ghẻ lạnh, bị cô lập… thì nỗi sợ hãi ấy đang giết chết tình người.

Những đứa trẻ có HIV và mất bố mẹ vì HIV có lẽ giống như “đoá hoa không Mặt Trời, trẻ thơ không nụ cười”. Những đứa trẻ ấy không chỉ mất đi người chăm sóc, che chở mà còn mất đi cơ hội được đối xử bình thường như những đứa trẻ khác.

Như bao đứa trẻ có HIV tôi được gặp, L.T.R (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), một bé gái mồ côi cha mẹ vì HIV toát lên một vẻ mạnh mẽ, kiên cường thậm chí khá lỳ lợm. Thế nhưng khác với vẻ lạnh lùng ban đầu, chỉ sau vài câu hỏi han, R bất ngờ yếu đuối òa khóc ấm ức như một đứa trẻ thơ khiến tôi ngỡ ngàng.

R bình thản khi được hỏi em có khỏe không, đi đường có mệt không nhưng bỗng bật khóc nức nở khi trả lời câu hỏi “Tại sao con lại nghỉ học?” R khóc và nói không thành tiếng rằng em bị cô giáo không cho vào lớp bắt ngồi ngoài, bị cô giáo mắng, cô giáo đánh. R nói em sợ lắm!

Trong suốt cuộc nói chuyện, người bà đứng bên cạnh em cũng thương cháu mà nước mắt rơi lã chã. Người bà già yếu thương em vô cùng nhưng cũng bất lực. Bà sợ cháu bà không được đi học, nhưng bà còn sợ cháu bà đến lớp bị đánh, bị chửi, bị kỳ thị hơn cả nỗi sợ không biết chữ.

Ở trường đã vậy, ở làng bản mọi người cũng xa lánh em. Những ngày mới nghỉ học, R ở nhà giúp ông bà, cậu mợ chăn trâu nhưng không ai cho con đi chăn trâu cùng R, em lầm lũi làm gì cũng một mình, trong khi các bạn đi học thì em chỉ loanh quanh làm việc ở nhà. Dần dần năm tháng qua đi, trẻ em trong làng không xa láng nhưng cũng không quá thân thiết với em. R vẫn không có đủ dũng cảm để quay trở lại lớp học.

(Nguồn:http://vaac.gov.vn/ChuyenTrang/Detail/Bai-2-Giot-nuoc-mat-so-hai-cua-be- gai-bi-ky-thi-vi-nhiem-HIV)

1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì?

……… ………. 2) Kiến thức nào liên quan để giải thích vấn đề trên?

30

………. ………. ………. 3) Tại sao người dân lại thể hiện thái độ xa lánh đối với em bé trong câu chuyện? ………. ……….. 4) Theo em, có những biện pháp nào nhằm làm giảm tình trạng: “Kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”?

………. ………. ………. ……….

Hình 3.3. Phiếu bài tập BTTT 3.1 trong dạy học chủ đề “Virus và bệnh truyền nhiễm” Bước 1: Đặt vấn đề

GV giới thiệu BTTT cho HS. Xác định cho HS những kiến thức và NL mà HS có thể đạt được sau khi giải quyết xong bài tập này:

- Xác định được biểu hiện và nguyên nhân của sự kì thị người nhiễm HIV. - Phân tích được lý do không nên kì thị người nhiễm HIV.

- Đề xuất được các biện pháp sống chung an toàn với người nhiễm HIV.

Bước 2: Giao BTTT cho HS

- Giao BTTT trước khi dạy kiến thức mới và yêu cầu HS làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm hoặc thảo luận cả lớp trên phiếu hình thành và xác định kiến thức.

- Hướng dẫn HS cách vận dụng KT – KN bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý trong phiếu hình thành và xác định kiến thức.

Bước 3: Tổ chức HS giải BTTT

31

- Tổ chức HS làm việc theo nhóm: Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để ĐG, tổ chức tự ĐG và ĐG đồng đẳng:

+ Lớp được chia thành nhiều nhóm. Khi các nhóm làm việc, GV cần quan sát và trợ giúp các nhóm nếu thấy cần thiết.

+ GV cần thiết kế và đưa cho các nhóm phiếu tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng kết quả thực hiện BTTT.

- Thảo luận cả lớp.

Bước 4: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT

GV yêu cầu cá nhân HS hoặc HS đại diện các nhóm báo cáo. GV nên yêu cầu HS lập luận, giải thích vì sao em chọn cách giải quyết đó để HS trình bày quan điểm mình.

Bước 5: Kết luận về cách giải quyết BTTT

Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra ra cách giải quyết BTTT hợp lí nhất và có lời động viên, khuyến khích các em đã tích cực tham gia cùng nhau giải quyết.

3.4. Kết quả hệ thống bài tập thực tiễn dùng trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT nhằm đánh giá năng lực vận dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)