Khảo nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

10, THPT

3.6. Khảo nghiệm sư phạm

3.6.1. Mục đích khảo nghiệm

Thực hiện khảo nghiệm sư phạm nhằm mục đích: Đánh giá sơ bộ tính khả thi và hiệu quả của việc lồng ghép các BTTT trong quá trình dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT.

36

3.6.2. Nội dung khảo nghiệm

Thời gian nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi vấn đề của xã hội (Dịch Covid – 19) nên chúng tôi chỉ thực hiện khảo nghiệm để đánh giá mức độ hiệu quả và tính khả thi của hệ thống các BTTT đánh giá NL vận dụng KT – KN đã học trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus” chương trình Sinh học 10, THPT.

Để giảng dạy nội dung phần kiến thức “Sinh học vi sinh vật và virus” – Sinh học 10 – THPT, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm hệ thống các BTTT xây dựng được với 3 chủ đề:

+ Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật; + Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật;

+ Virus và bệnh truyền nhiễm.

Với mỗi BTTT của từng chủ đề, chúng tôi thực hiện khảo sát, tham vấn ý kiến ĐG của các chuyên gia, các GV đã và đang giảng dạy môn Sinh học tại các trường THPT ở 5 mức độ phù hợp (Hoàn toàn phù hợp/ Phù hợp/ Bình thường/ Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp), bên cạnh đó, chúng tôi còn xin ý kiến góp ý để đi đến hoàn thiện các BTTT. Được trình bày cụ thể trong phiếu khảo nghiệm sư phạm (phụ lục).

3.6.3. Kết quả khảo nghiệm

Qua quá trình khảo nghiệm, chúng tôi đã tham vấn ý kiến ĐG của hơn 25 chuyên gia và các GV hiện đang giảng dạy bộ môn Sinh học tại các trường THPT của tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm sử dụng BTTT đánh giá NL vận dụng KT – KN

của HS trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT

STT Mã số bài tập Mức độ phù hợp Hoàn toàn phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp Hoàn toàn không phù hợp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 BTTT 1.1 10 40% 13 52% 2 8%

37 2 BTTT 1.2 15 60% 10 40% 3 BTTT 1.3 8 32% 14 56% 2 8% 1 4% 4 BTTT 1.4 18 70% 7 30% 5 BTTT 2.1 8 32% 15 60% 2 8% 6 BTTT 2.2 5 20% 15 60% 4 16% 1 4% 7 BTTT 2.3 17 68% 8 32% 8 BTTT 2.4 16 64% 9 36% 9 BTTT 3.1 18 70% 7 30% 10 BTTT 3.2 9 36% 16 64% 11 BTTT 3.3 9 36% 16 64% 12 BTTT 3.4 5 20% 20 80%

Nhìn vàobảng 3.6 cho thấy:

+ Ở BTTT 1.1: Các GV đều đánh giá ở cả 3 mức: 10/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 13/25 người – Phù hợp; 2/25 người – Bình thường, không có ĐG nào về bài tập là Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp. Mức độ có thể đưa vào sử dụng khá là cao.

+ Ở BTTT 1.2: 25/25 GV đánh giá khá cao mức độ khả thi của bài tập: 15/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 10/25 người – Phù hợp.

+ Ở BTTT 1.3: Trong tổng số lượng khảo nghiệm: 8/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 14/25 người – Phù hợp; 2/25 người – Bình thường, 1/25 người – Không phù hợp (nên đưa sang chủ đề 2).

+ Ở BTTT 1.4: 25/25 GV đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 18/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 7/25 người – Phù hợp.

→ Từ những số liệu trên, nhìn chung có thể thấy các bài tập BTTT 1.1, BTTT 1.2, BTTT 1.3, BTTT 1.4 khi đưa vào giảng dạy chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng

38

lượng ở vi sinh vật” hoàn toàn có thể sử dụng được. Một bài tập cần chỉnh sửa lại để hoàn thiện.

+ Ở BTTT 2.1: Các GV đều đánh giá ở cả 3 mức: 8/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 15/25 người – Phù hợp; 2/25 người – Bình thường, không có ĐG nào về bài tập là Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp. Mức độ có thể đưa vào sử dụng khá là cao.

+ Ở BTTT 2.2: Trong tổng số lượng khảo nghiệm: 5/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 15/25 người – Phù hợp; 4/25 người – Bình thường, 1/25 người – Không phù hợp (Nội dung dẫn dắt cho HS chú ý đến việc có mùi khai, nhất là khi trời nắng. Do đó HS sẽ suy nghĩ đến urê bị chuyển thành NH3. Không tập trung vào kiến thức sinh trưởng và ss của vi sinh vật).

+ Ở BTTT 2.3: 25/25 GV đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 17/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 8/25 người – Phù hợp.

+ Ở BTTT 2.4: Tương tự BTTT 2.3: 16/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 9/25 người – Phù hợp.

→ Từ những số liệu trên, nhìn chung có thể thấy các bài tập BTTT 2.1, BTTT 2.2, BTTT 2.3, BTTT 2.4 khi đưa vào giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” hoàn toàn có thể sử dụng được. Một bài tập cần chỉnh sửa lại để hoàn thiện.

+ Ở BTTT 3.1: 18/25 GV đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 7/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 8/25 người – Phù hợp. Mức độ có thể đưa vào sử dụng cao.

+ Ở BTTT 3.2: Tương tự 25/25 chuyên gia đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 9/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 16/25 người – Phù hợp.

+ Ở BTTT 3.3: Các GV đều đánh giá ở 2 mức: 9/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 16/25 người – Phù hợp, không có ĐG nào về bài tập là Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp.

+ Ở BTTT 3.4: Các GV đánh giá cao tính khả thi của bài tập 5/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 20/25 người – Phù hợp.

→ Từ những số liệu trên, nhìn chung có thể thấy các bài tập BTTT 2.1, BTTT 2.2, BTTT 2.3, BTTT 2.4 khi đưa vào giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” hoàn toàn có thể sử dụng được trong quá trình giảng dạy.

39

Bên cạnh những số liệu, có một số ý kiến đóng góp của các chuyên gia/ GV để hoàn thiện hệ thống các BTTT, đa số các ý kiến của các chuyên gia/ GV đều đề cập tới việc:

- Tăng tính thời sự, cập nhật thông tin mới nhất của bài tập (HIV/AIDS, Covid – 19, các bệnh truyền nhiễm hiện nay...)

- Cần chú ý tới cách đặt câu hỏi để HS có thể tiếp cận thông tin truyền đạt.

- Các BTTT thì phải cần liên hệ đến địa phương, vùng miền mà HS đang sinh sống thì sẽ dễ để HS tiếp cận.

Cuối cùng chúng tôi đi đến chỉnh sửa các dạng bài tập để đi đến hoàn thiện hệ thống các BTTT đánh giá NL vận dụng KT - KN của HS trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus” – Sinh học 10 – Trung học Phổ thông.

40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)