Tình hình chăn ni lợn tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn thuộc công ty tnhh chăn nuôi thái thụy, xã thụy duyên, huyện thái (Trang 32 - 34)

STT Loại lợn Tháng 12/2020 Tháng 1/2021 Tháng 2/ 2021 Tháng 3/2021 Tháng 4/2021 Tháng 5/2021 1 Lợn đực giống 34 34 32 31 36 39 2 Lợn nái sinh sản 2024 2256 2392 2360 2453 2577 3 Lợn nái hậu bị 625 903 676 585 1229 1186 4 Lợn con 8129 9434 9695 13558 13014 14366

(Nguồn: Nhập liệu công ty chăn nuôi Thái Thụy)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu lợn tại trại có sự thay đổi qua từng tháng. Đối vơi lợn đực giống (bao gồm lợn đực thí tình) có xu hướng tăng theo số lượng nái của trang trại, đảm bảo yêu cầu 2% trên tổng số nái. Tháng 12/2020 lợn đực giống tại trại là 34 con đến tháng 5/2021 lợn đực giống tại trại là 39.

Số lượng nái sinh sản cũng tăng dần theo thời gian đáp ứng công suất của trại. Điển hình là nái sinh sản tháng 12/2020 có 2024 con, sang tháng 5/2021 là 2577 con tăng 553 trong 5 tháng đầu năm. Đối với lợn nái hậu bị cứ 7 tuần trại sẽ nhập vào 1 lần, mỗi lần khoảng 700 - 750 con. Cơ cấu lợn tại

trại tuy có sự thay đổi nhưng ln ổn định là do có nhiều nguyên nhân khác

nhau như: đực giống đã quá tuổi khai thác nên chất lượng tinh dịch không đạt yêu cầu, chất lượng tinh dịch kém. Nái sinh sản bị loại nhiều do khơng cịn khả năng nuôi con, bị bệnh dạ dày, đau chân, mắc các bệnh về sinh sản như: viêm tử cung, viêm vú, sảy thai, sót nhau.... Tuy nhiên, tất cả nhưng con không đủ tiêu chuẩn đều được loại và thay thế ngay.

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại ngày tuổi tại trại

4.2.1. Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi ngày tuổi

Kỹ thuật chăn nuôi lợn khâu khó nhất, quan trọng nhất chính là chăm sóc ni dưỡng lợn con theo mẹ. Chăm sóc lợn cịn theo mẹ là khâu vơ cùng quan trọng đánh giá sự thành hay bại của lứa lợn. Đòi hỏi người chăm sóc làm đúng quy trình kỹ thuật, tận tâm với nghề, yêu nghề, yêu thương động vật, giảm thiểu những ảnh hưởng của ngoại cảnh đến lợn con. Mục tiêu trang trại đặt ra là tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa đạt trên 95%, trọng lượng lợn cai sữa ở 21 - 28 ngày tuổi thấp nhất 5,5 kg/con, trung bình đạt 7 kg/con. Thực hiện quy trình như sau:

4.2.1.1. Chuẩn bị ô chuồng cho lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái

Chuồng trại được vệ sinh, tẩy xút, rửa sạch, xông formol sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Sử dụng máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong suốt quá trình vệ sinh chuồng.

Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 3 ngày.

- Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường.

- Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. - Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu.

- Kiểm tra, liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vaccine, úm lợn,...

- Làm úm cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07m2/con, quây úm có cửa ra vào rộng 25cm, cao 25cm. Úm kín tránh gió lùa.

- Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 30 phút.

- Nái chuyển đến 5 - 7 ngày trước lúc đẻ, phải đảm bảo chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch đạt yêu cầu.

Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 - 220C. - Áp lực nước 4 lít/phút.

- Thức ăn yêu cầu kích cỡ hạt nghiền thức ăn lợn nái:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn thuộc công ty tnhh chăn nuôi thái thụy, xã thụy duyên, huyện thái (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)