Ngày Lứa1 Lứa 2 – 3 Lứa 4+
Trước đẻ 4 ngày 2,9 3,0 3,1 Trước đẻ 3 ngày 2,5 2,8 2,8 Trước đẻ 2 ngày 2,0 2,5 2,5 Trước đẻ 1 ngày 2,0 2,5 2,5 Đang đẻ 2,0 2,5 2,5 Sau đẻ 1 ngày 2,5 3,0 3,5 Sau đẻ 2 ngày 3,0 3,5 4,0 Sau đẻ 3 ngày 3,5 4,0 4,5 Sau đẻ 4 ngày 4,0 4,5 5,0 Sau đẻ 5 ngày 4,5 5,0 5,5 Sau đẻ 6 ngày 5,0 5,5 6,0 Sau đẻ 7 ngày 5,5 6,0 6,5 Sau đẻ 8 ngày 6 6,5 7,0 Sau đẻ 9 ngày 1,5 + 0,45 *SCN 2,0 + 0,5 *SCN 2,0 + 0,5 * SCN
Khi lợn mẹ có dấu hiệu sắp đẻ phải được vệ sinh bầu vú, mông và bộ phận sinh dục bằng nước sát trùng ấm pha loãng (tỉ lệ 1 : 3200).
Khi lợn nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi là lúc lợn con sắp ra.
Khi lợn con chui ra khỏi âm hộ lợn nái, tay hộ lý đỡ lấy lợn con một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt.
Dùng khăn khô lau sạch dịch trong miệng, mũi.
Thắt dây rốn cách bụng lợn con 2 - 3 cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine.
Xoa bột Mistral lên cơ thể heo trừ phần đầu. Thả lợn vào quây úm.
Sau 10 phút đưa lợn con ra cho bú.
Tiếp tục làm tương tự với những con tiếp theo.
Thời gian lợn ra khoảng 20 phút cho 1 con. Tổng thời gian đẻ khoảng 4 - 5h. Sau khi nái đẻ xong thì thu gom nhau thai, dịch tiết gọn vào thùng chứa. Cuối ca trực đưa đến nơi tập kết theo quy định.
Sau khi kết thúc đẻ, lau sạch vùng mông, âm hộ lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng lỗng.
Tiêm kháng sinh kéo dài phịng viêm tử cung cho lợn nái khi can thiệp trong quá trình đẻ, hoặc những trường hợp viêm nhiễm MMA, hoặc nhiệt độ heo nái trên 39,30C sau ngày đẻ, hoặc trường hợp bỏ ăn.
Tiêm oxytocin cho lợn nái đã đẻ được khoảng 8 - 9 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong nhưng cách mũi 1 ít nhất 2h.
Trường hợp tiêm oxytocin nhằm can thiệp đẻ chậm thì cần kiểm tra bằng tay trước khi tiêm.
Trường hợp nái cịn biểu hiện dặn đẻ thì q trình đẻ chưa kết thúc. Lợn mẹ đẻ xong được lau mông và cơ quan sinh dục bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ tương ứng 1: 3200) và bơi cồn iodine.
4.2.1.2. Chăm sóc lợn con mới sinh
Lợn con sau khi sinh phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt. Sữa đầu là loại thức ăn lợn con vơ cùng quan trọng, nó cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho heo con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Sữa đầu được tiết ra trong 3 ngày đầu, nó giảm nhanh sau 12h đầu, vì vậy cần giúp lợn con bú sữa đầu nhiều nhất trong 12h đầu tiên.
Chia nhóm bú với trường hợp ổ đẻ lớn, ưu tiên nhóm lợn nhỏ bú trước, sau 30 phút sẽ luân chuyển nhóm cịn lại.
Những lợn quá nhỏ, yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Có thể thu vắt sữa đầu chứa vào chai để sử dụng thêm cho những heo nhỏ.
Trường hợp lợn mẹ sau đẻ bị kiệt sức hoặc bị hội chứng MMA thì chuyển đàn lợn con cho bú sữa đầu của mẹ khác.
Ưu tiên lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ chính nó.
Tập phản xạ có điều kiện cho lợn con tránh bị mẹ đè bằng cách bắt heo vào quây úm trong thời gian khoảng 3 ngày đầu tiên.
Ghép lợn sau khi đã được săm tai.
Ghép lợn con là việc làm cần thiết nhằm tạo sự đồng đều về số lượng con trên bầy và đồng đều về trọng lượng, thời gian ghép chỉ được thực hiện trong thời gian không trước 24h và không quá 36 giờ với những ổ sinh cùng thời điểm, điều kiện lợn con phải được bú sữa đầu từ lợn mẹ của chính nó.
Ưu tiên ghép lợn con nhỏ cho nái lứa 2 & 3, ghép lợn to khỏe cho nái lứa 1 nhằm mục đích kích thích bầu vú.
Khơng khuyến khích ghép quá nhiều gây xáo trộn đàn, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Trước khi ghép lợn phải đếm số vú chức năng, 2 vú cuối cùng chỉ được tính 1 vú. Ghép đi những con to nhất đàn đến ổ mới.
4.2.1.3. Chăm sóc lợn con được 1 ngày tuổi
Cân lợn con, mài nanh, cắt đuôi, săm tai thực hiện vào 1 ngày tuổi. Mài nanh (giảm thiểu tổn thương vú mẹ) bằng máy mài, đảm bảo 8 răng ở 4 hàm được mài bằng phẳng, không làm tổn thương lợi hoặc răng khác.
Cắt đi (để phịng lợn con cắn đi khi ni thịt) bằng kìm điện, vị trí cắt cách gốc đi 3cm, khơng để chảy máu.
Bấm số tai bằng kìm bấm, theo quy định của cơng ty lợn thương phẩm bấm tai vị trí số 9 trên tai phía bên trái của con lợn.
4.2.1.4. Chăm sóc lợn con được 3 ngày tuổi
Tiêm sắt, uống cầu trùng, thiến lợn được thực hiện lúc 3 - 5 ngày tuổi: Tiêm sắt: phòng thiếu máu trên cơ thể mẹ. Nếu thiếu máu lợn con bị lạnh, bị tiêu chảy, giảm sức đề kháng và tăng tỷ lệ chết lúc theo mẹ. Có hai nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trên lợn con theo mẹ: Thiếu máu do thiếu sắt, do lợn mẹ không cung cấp đủ sắt cho lợn con. Lợn con theo mẹ được xem là thiếu sắt khi trọng lượng Hb thấp hơn 7 - 8 g/100 ml máu, hàm lượng Hb bình thường của lợn con theo mẹ là 10 - 12 g/100 ml máu. Thiếu máu do cuống rốn bị chảy máu, do đứt cuống rốn trong tử cung mẹ và lúc đẻ ra ngồi. Để phịng thiếu sắt, tiêm ferro 2000, với liều 1 ml/con lúc 3 ngày tuổi.
Cho uống vắc xin cầu trùng: phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho lợn con dùng diacoxin 5% mỗi con 1 ml.
Thiến lợn đực: Tránh được mùi hôi steroid (mùi nọc) xâm nhập vào thịt lợn. Thiến lợn được thực hiện lúc 3 - 5 ngày tuổi. Kỹ thuật thiến: ở trại thiến lợn con được được thực hiên trong 3 - 5 ngày tuổi. Thiến hoạn bằng dao thiến, yêu cầu vết thiến nhỏ và lấy hết 2 dịch hoàn và thừng dịch hồn, ít chảy máu. Lưu ý trường hợp ruột chui ra khi thiến hoạn (hecni bẹn) cần được phẫu thuật. Cách thiến được tiến hành như sau: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao
cho dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hồn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hồn và bơi cồn vào vị trí thiến. Sau khi thiến cần bôi cồn vết thiến và tiêm 0,5 ml vetrimoxin LA để chống bị viêm vết thiến.
Quan sát sự phân bố lợn con trong quây úm, trường hợp nếu lợn tránh xa bóng úm là do nóng quá, lợn chất đống là do quá lạnh, điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tăng hoặc giảm nhiệt độ bóng nấc 1 hoặc 2 phụ thuộc vào cảm nhiệt của lợn con.