Ảnh hưởng tâm lí theo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quy định bỏ thi lại đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 27 - 30)

Khoa

Số Sv có ảnh hưởng tâm lí thi cử Số Sv không có ảnh hưởng tâm lí thi cử

khoa Quản trị Kinh doanh

26 12

khoa Kế toán - Kiểm toán

20 4

khoa Tài chính - Ngân hàng

16 13

khoa Kinh tế và Phát triển

23 10

khoa Kinh tế Chính trị

13 3

khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế 25 7

(Nguồn: Sốliệu điều tra năm 2017)

Về tỉ lệ nam và nữ cho thấy phần lớn các sinh viên (123 bạn) đều đồng ý rằng chính sách bỏ thi lại có ảnh hưởng đến tâm lý thi kết thúc học phần. Trong đó số lượng nam sinh cho kết quả quy định bỏ thi lại có ảnh hưởng đến tâm lý thi cứ là hơn gấp đôi số không ảnh hưởng. Sinh viên nữ thì số lượng sinh viên trả lời “có ảnh hưởng” gần gấp 3 lần so với sinh viên nữ cho kết quả “không ảnh hưởng”. Cho thấy chính sách bỏ thi lại có tác động lên nữ sinh nhiều hơn nam sinh. Cũng có thể do tâm lí của sinh viên nữ dễ nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng hơn so với sinh viên nam nên dẫn đến kết quả này.

Phân tích sâu hơn về các ngành, khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế có sự chênh lệch lớn nhất với 25 sinh viên trả lời “có” và 7 sinh viêntrả lời “không”, tiếp theo là khoa Kế toán - Kiểm toán với 20 sinh viên cho kết quả “có” trong khi chỉ 4 sinh viên cho kết quả “không”.Trong khi khoa Tài chính - Ngân hàng có 16 sinh viên nói “có” và 13 sinh viên nói “không” về việc ảnh hưởng đến tâm lý thi kết thúc học phần. Vậy khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, khoa Kế toán -Kiểm toán và khoa Quản trị Kinh doanh có tâm lý nhạy cảm hơn với chính sách bỏ thi lại. Khoa Kinh tế Phát triển có chênh lệch nhưng ít hơn. Trong khi đó, khoa Tài chính Ngân hàng và khoa Kinh tế Chính trị ít nhạy cảm nhất so với các khoa còn lại.

Từ kết quả trên cho thấy, nhận định “quy định bỏ thi lại ảnh hưởng đến tâm lí thi kết thúc học phần của sinh viên” là có cơ sở. Ảnh hưởng đó có thể là ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào cách nhìn nhận của mỗi sinh viên.

2.2.3. Ảnh hưởng của quy định bỏ thi lại đến chi phí học tập của sinh viên

Việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chi phí học tập của sinh viên sẽ tính theo số tín chỉ mà sinh viên đăng kí học. Với mức tiền 200.000- 220.000đ/1 tín chỉ, mỗi môn học có khoảng 2-3 tín chỉ (nghĩa là sinh viên phải đóng mức học phí khoảng 400.000- 660.000đ/ 1 môn học).

Khi chưa áp dụng quy định bỏ thi lại, nếu lần thi đầu tiên vì lí do nào đó mà bị điểm F thì chỉ cần đóng 50.000đ thì có thể đăng kí thi lại lần 2 để cải thiện điểm số. Vậy nên cũng có rất nhiều trường hợp sinh viên không ôn kỹ bài, cảm thấy kết quả sẽ không cao nên chấp nhận nộp bài trắng, hoặc làm sơ xài, cẩu thả để được rơi vào điểm F ở lần thi đầu tiên. Với mong muốn để được thi lại lần 2 để đạt kết quả cao hơn.

Khi áp dụng chính sách, sinh viên chỉ được thi 1 lần. Và kết quả đạt được sẽ là kếtquả cuối cùng. Vậy nên vì bất cứ lí do không chính đáng nào mà sinh viên bị điểm F thì sinh viên phải học lại học phần đó. Và phải đóng học phí tương đương như học lần đầu tiên (khoảng 400.000-600.000đ/ 1 môn học).

Đồ thị 2.2: Ảnh hưởng của quy định bỏ thi lại đến chi phí học học tập của SV

(Nguồn: Sốliệu điều tra 2017)

Từ số liệu thu thập được, trong 172 sinh viên có 111 sinh viên cho kết quả quy định bỏ thi lại có ảnh hưởng đến chi phí học học lại và học cải thiện (trong đó 79 sinh viên chiếm 45,9% cho rằng chi phí học cho việc học lại và học cải thiện tăng lên và 32 sinh viên cho kết quả chi phí học tập giảm chiếm 18,6% . Còn lại 61 sinh viên cho rằng chi phí không thay đổi khi áp dụng quy định bỏ thi lại (chiếm 35,5%).

18,60% 35,50%

Đồ thị 2.2: Ảnh hưởng của quy định bỏ thi lại đến chi phí học học tập của SV

(Nguồn: Sốliệu điều tra 2017)

Từ số liệu thu thập được, trong 172 sinh viên có 111 sinh viên cho kết quả quy định bỏ thi lại có ảnh hưởng đến chi phí học học lại và học cải thiện (trong đó 79 sinh viên chiếm 45,9% cho rằng chi phí học cho việc học lại và học cải thiện tăng lên và 32 sinh viên cho kết quả chi phí học tập giảm chiếm 18,6% . Còn lại 61 sinh viên cho rằng chi phí không thay đổi khi áp dụng quy định bỏ thi lại (chiếm 35,5%).

45,90%

18,60%

Đồ thị 2.2: Ảnh hưởng của quy định bỏ thi lại đến chi phí học học tập của SV

(Nguồn: Sốliệu điều tra 2017)

Từ số liệu thu thập được, trong 172 sinh viên có 111 sinh viên cho kết quả quy định bỏ thi lại có ảnh hưởng đến chi phí học học lại và học cải thiện (trong đó 79 sinh viên chiếm 45,9% cho rằng chi phí học cho việc học lại và học cải thiện tăng lên và 32 sinh viên cho kết quả chi phí học tập giảm chiếm 18,6% . Còn lại 61 sinh viên cho rằng chi phí không thay đổi khi áp dụng quy định bỏ thi lại (chiếm 35,5%).

tăng

giảm

không thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quy định bỏ thi lại đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)