PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
2. Nội dung nghiên cứu
2.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ
- Hướng dẫn cách chơi, các quy tắc, quy định trong khi chơi
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi
Bước 3: Tổng kết.
2.5.Ví dụ về các ô chữ được áp dụng ở một số bài học, chủ đề nổi bật của môn Tin học THPT.
2.5.1. Ô chữ hoạt động khởi động ở bài 2. Thông tin và dữ liệu (Tin học 10) a. Phạm vi áp dụng: Hoạt động khởi động ở tiết 1 của chủ đề: Thông tin và dữ liệu (Bài 2. Thông tin và dữ liệu – Tin học 10 – Thời lượng 2 tiết).
b. Kiến thức: Học sinh dựa trên những kiến thức đã học ở bài 1 và hiểu biết thực tế của mình để giải ô chữ.
Ô chữ được bố trí gồm 4 hàng ngang như sau: 1 R A D I O
2 S M A R T P H O N E 3 C O M P U T E R
4 I N F O R M A T I O N
Từ khóa hàng dọc: DATA (Dữ liệu)
CÂU HỎI TỪ HÀNG NGANG
- Hàng 1 (5 ô): Là thiết bị sử dụng sóng vô tuyến để truyền phát âm thanh - Hàng 2 (10 ô): Là thiết bị phổ biến và không thể thiếu trong đời sống hiện đại
để liên lạc thông tin
- Hàng 3 (8 ô): Là thiết bị đánh dấu sự ra đời của nền văn minh thông tin - Hàng 4 (11 ô): Là danh từ chỉ thông tin trong tiếng Anh
Hãy chỉ ra từ khóa hàng dọc? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ hàng ngang và từ hàng dọc? Nêu ý nghĩa của chúng?
c. Ý nghĩa của ô chữ: Dẫn vào bài mới
Thông qua hoạt động luyện tập bằng ô chữ, giáo viên có thể chốt lại để dẫn vào bài mới như sau: “Ở bài 1 các em đã biết vai trò quan trọng của thông tin. Trong đó, Radio hay Smartphone đều là những thiết bị thu phát thông tin. Máy tính (Computer) là thiết bị chính thu thập, xử lý, biến đổi và truyền thông tin. Vậy thông tin (Information) là gì? Dữ liệu (Data) là gì? Nó được mã hóa, biểu diễn và lưu trữ
như thế nào trong máy tính? Để làm rõ những vấn đề đó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài 2, Thông tin và dữ liệu.”
2.5.2. Ô chữ hoạt động khởi động ở chủ đề: Giới thiệu về máy tính
a. Phạm vi áp dụng:Hoạt động khởi động ở đầu tiết 1 của chủ đề “Giới thiệu về máy tính” (Bài 3. Giới thiệu về máy tính – Tin học 10)
b. Kiến thức: Dựa trên những hiểu biết thực tế và những kiến thức đã học được ở cấp THCS của học sinh về các thiết bị liên quan đến hệ thống Tin học để giải ô chữ.
Ô chữ được bố trí gồm 8 hàng ngang như sau: 1 H E A D P H O N E 2 C A M E R A 3 P R O C E S S O R 4 D E V I C E 5 S O F T W A R E 6 S A V E 7 P R O G R A M 8 M E M O R Y Từ khóa hàng dọc: HARDWARE (Phần cứng)
CÂU HỎI TỪ HÀNG NGANG
- Hàng 1 (9 ô): Tên tiếng Anh của thiết bị dùng để nghe âm thanh
- Hàng 2 (6 ô): Tên tiếng Anh của thiết bị dùng để chụp ảnh và quay phim - Hàng 3 (9 ô): Là tên gọi tiếng Anh của bộ “vi xử lý”
- Hàng 4 (6 ô): Thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ từ “thiết bị” - Hàng 5 (8 ô): Tên gọi tiếng Anh của “phần mềm”
- Hàng 6 (4 ô): Động từ chỉ hành động “lưu” trong tiếng Anh - Hàng 7 (7 ô):Từ tiếng Anh chỉ “chương trình”
- Hàng 8 (6 ô): Từ tiếng Anh dùng để chỉ “bộ nhớ”
Hãy chỉ ra từ khóa hàng dọc? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ hàng ngang và từ hàng dọc? Nêu ý nghĩa của chúng?
Thông qua hoạt động luyện tập bằng ô chữ và câu trả lời cuối cùng của học sinh, giáo viên có thể chốt lại để dẫn vào bài mới như sau: “Tập hợp các thiết bị (Device) như: tai nghe (Headphone), máy ảnh (Camera), bộ nhớ (Memory), vi xử lý (Processor), …ta gọi chung là phần cứng (Hardware) của máy tính. Nhưng máy tính muốn hoạt động được cần phải có các chương trình (Program) cài đặt sẵn trên máy, hay còn gọi là phần mềm (Software). Tập hợp phần cứng (Hardware), phần mềm (Software) cùng với sự quản lý và điều khiển của con người tạo thành hệ thống Tin học. Vậy phần cứng của hệ thống Tin học gồm có những thiết bị gì, chức năng cụ thể ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung đó thông qua chủ đề “Giới thiệu về máy tính””.
2.5.3. Ô chữ hoạt động luyện tập trong nhóm chủ đề: Bài tập về tệp và thư mục a. Phạm vi áp dụng: Hoạt động luyện tập trong tiết học thuộc chủ đề “Bài tập về tệp và thư mục” (Tin học 10)
b. Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở chương II. Hệ điều hành (Tin học 10) để giải ô chữ.
Ô chữ được bố trí gồm 15 hàng ngang như sau: 1 F O L D E R 2 C O P Y 3 D E L E T E 4 R E S T A R T 5 S E A R C H 6 P A S T E 7 F I L E 8 W I N D O W S 9 G B 10 S L E E P 11 R E C Y C L E B I N 12 S H U T D O W N 13 P A T H 14 R E N A M E 15 M I C R O S O F T
Từ hàng dọc: OPERATING SYSTEM (Hệ điều hành)
CÂU HỎI TỪ HÀNG NGANG
- Hàng 1 (6 ô): Từ tiếng Anh chỉ “thư mục”
- Hàng 2 (4 ô): Để sao chép 1 tệp hoặc thư mục, ta dùng lệnh gì? - Hàng 3 (6 ô): Để xóa 1 tệp hoặc 1 thư mục, ta dùng lệnh gì?
- Hàng 5 (6 ô): Để tìm kiếm một ứng dụng hoặc một tệp trong máy tính, ta sử dụng công cụ gì?
- Hàng 6 (5 ô): Để dán tệp hoặc thư mục, ta chọn lệnh gì? - Hàng 7 (4 ô): Thuật ngữ tiếng Anh để chỉ tệp tin?
- Hàng 8 (7 ô): Tên hệ điều hành cài đặt trên máy tính thông dụng nhất hiện nay? - Hàng 9 (2 ô): là đơn vị đo thông tin thường dùng để hiển thị dung lượng của các thiết bị nhớ ngoài hiện nay như: thẻ nhớ, USB, phân vùng ổ đĩa C,D,…
- Hàng 10 (5 ô): chế độ ngủ của máy tính trên Win10?
- Hàng 11 (10 ô): là nơi chứa các tệp và thư mục bị xóa (thùng rác) - Hàng 12 (8 ô): là lệnh tắt máy tính
- Hàng 13 (4 ô): từ tiếng Anh chỉ đường dẫn - Hàng 14 (6 ô): lệnh đổi tên tệp
- Hàng 15 (9 ô): hệ điều hành Windows là sản phẩm của hãng này
Hãy chỉ ra từ khóa hàng dọc? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ hàng ngang và từ hàng dọc? Nêu ý nghĩa của chúng?
c. Ý nghĩa: Củng cố, luyện tập lại một số kiến thức liên quan đến tệp và thư mục. Thông qua hoạt động luyện tập bằng ô chữ và câu trả lời của cuối cùng của học sinh, giáo viên có thể chốt lại: “Các thao tác với tệp và thư mục bao gồm có: sao chép (Copy), dán (Paste), xóa (Delete), đổi tên (Rename)… Bên cạnh đó còn có các thao tác khởi động, thoát khỏi hệ điều hành,... hoặc tiện ích tìm kiếm, định vị tệp, thư mục trong máy thông qua công cụ tìm kiếm (Search), đường dẫn (Path),… Tất cả các thao tác đó thực hiện được đều là nhờ có hệ điều hành (Operating System) quản lý và điều phối”
2.5.4. Ô chữ hoạt động luyện tập trong nhóm chủ đề bài tập về Word
a. Phạm vi áp dụng: Hoạt động luyện tập, củng cố trong tiết học thuộc chủ đề “Bài tập về Word” (chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ 2 – Tin học 10)
b. Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức trong nội dung chương III. Soạn thảo văn bản (Tin học 10) để giải ô chữ.
Ô chữ được bố trí gồm 4 hàng ngang như sau: 1 P R I N T 2 I N S E R T 3 O P E N 4 F O N T 5 N E W 6 S A V E 7 S I Z E 8 N U M B E R I N G 9 H O M E 10 F I N D 11 L A Y O U T 12 F I L E
Từ khóa hàng dọc: PROFESSIONAL (Chuyên nghiệp)
CÂU HỎI TỪ HÀNG NGANG
- Hàng 1 (5 ô): Để in văn bản trong Microsoft Word, ta chọn thẻ lệnh File rồi chọn lệnh gì?
- Hàng 2 (6 ô): Tên thẻ lệnh trong Microsoft Word chứa các nhóm lệnh liên quan đến chèn các đối tượng vào văn bản.
- Hàng 3 (4 ô): Để mở tệp văn bản đã có trong Microsoft Word ta chọn File rồi chọn lệnh gì?
- Hàng 4 (4 ô): Nhóm lệnh nào trong thẻ lệnh Home dùng để định dạng ký tự? - Hàng 5 (3 ô): Để tạo một tệp văn bản mới trong Microsoft Word, ta vào File,
rồi chọn lệnh gì?
- Hàng 6 (4 ô): Để lưu văn bản, ta chọn File rồi chọn lệnh gì? - Hàng 7 (4 ô): Tên nút lệnh dùng để chọn cỡ chữ cho ký tự
- Hàng 8 (9 ô): Tên nút lệnh trong Microsoft Word dùng để định dạng danh sách kiểu số thứ tự?
- Hàng 9 (4 ô): Tên thẻ lệnh trong Microsoft Word chứa các nhóm lệnh dùng để định dạng ký tự và đoạn văn bản?
- Hàng 10 (4 ô): Tên nút lệnh trong thẻ Home của Microsoft Word dùng để tìm kiếm một từ hoặc cụm từ nào đó?
- Hàng 12 (4 ô): Tên thẻ lệnh chứa các lệnh quản lý tệp văn bản trong Microsoft Word.
Hãy chỉ ra từ khóa hàng dọc? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ hàng ngang và từ hàng dọc? Nêu ý nghĩa của chúng?
c. Ý nghĩa: Luyện tập và củng cố lại các thao tác liên quan đến soạn thảo văn bản trong Microsoft Word.
Cụ thể thông qua hoạt động luyện tập bằng ô chữ và câu trả lời cuối cùng của học sinh, giáo viên có thể chốt lại nội dung như sau: “Bằng việc vận dụng thành thạo các lệnh quản lý tệp văn bản, định dạng văn bản và sử dụng một số chức năng nâng cao khác, các em hoàn toàn có thể soạn thảo được một văn bản mang tính chuyên nghiệp (Professional), đáp ứng với yêu cầu học tập đặt ra ở hiện tại và công việc trong tương lai sau này”
2.5.5. Ô chữ hoạt động luyện tập trong chủ đề bài tập về mạng thông tin toàn cầu Internet
a. Phạm vi áp áp dụng: Hoạt động luyện tập trong tiết học thuộc chủ đề “Bài tập về mạng máy tính và mạng thông tin toàn câu Internet” (Tin học 10)
b. Kiến thức: Học sinh vận dụng nội dung kiến thức đã học ở chương III. Mạng máy tính và Internet” (Tin học 10) để giải ô chữ.
Ô chữ được bố trí gồm 7 hàng ngang như sau: 1 T C P / I P 2 I N T E R N E T 3 W I F I 4 V I R U S 5 P A S S W O R D 6 C O C C O C 7 S E C U R I T Y
Từ khóa hàng dọc: PRIVACY (Quyền riêng tư)
CÂU HỎI TỪ HÀNG NGANG
- Hàng 1 (6 ô): Tên của bộ giao thức truyền thông được dùng phổ biến trong mạng toàn cầu Internet?
- Hàng 2 (8 ô): Tên của mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới?
- Hàng 3 (4 ô): Trong công nghệ không dây, đây là phương thức kết nối Internet phổ biến nhất?
- Hàng 4 (5 ô): Thuật ngữ dùng để chỉ một loại mã độc hoặc những đoạn mã chương trình được thiết kế để xâm nhập vào máy tính nhằm xóa hoặc đánh cắp dữ liệu và có thể tự nhân bản hoặc sao chép chính nó vào chương trình khác?
- Hàng 5 (8 ô): Khi truy cập vào một thiết bị, một ứng dụng hoặc một trang web, ta cần ta cần cung cấp gì cho hệ thống để xác minh danh tính của người dùng?
- Hàng 6 (6 ô): Tên của trình duyệt Internet được dùng phổ biến dành cho thị trường Việt Nam?
- Hàng 7 (8 ô): danh từ trong tiếng Anh chỉ sự an toàn, bảo mật (đảm bảo tính an ninh) ?
Hãy chỉ ra từ khóa hàng dọc? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ hàng ngang và từ hàng dọc? Nêu ý nghĩa của chúng?
c. Ý nghĩa: Luyện tập và củng cố lại cáckiến thức về mạng máy tính và mạng thông tin toàn cầu Internet, từ đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính an toàn và bảo mật thông tin, đề cao quyền riêng tư của người dùng khi sử dụng mạng Internet.
Thông qua hoạt động luyện tập bằng ô chữ và câu trả lời cuối cùng của học sinh, giáo viên có thể chốt lại như sau: “Các máy tính trên Internet giao tiếp được với nhau là nhờ bộ giao thức TCP/IP. Chúng ta có thể sử dụng mạng có dây hoặc không dây (ví dụ Wifi) để truy cập nó. Khi các em sử dụng các trình duyệt Web (ví dụ Cốccốc) để truy cập Internet, hoặc sử dụng Internet để truy cập mạng xã hội thì nguy cơ bị nhiễm Virus, nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu và tài khoản là rất cao. Bên cạnh đó, những thông tin cá nhân riêng tư cũng dễ bị rò rỉ, quyền riêng tư (Pricavy) sẽ bị xâm phạm. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin (information security) khi truy cập Internet rất quan trọng. Chẳng hạn khi sử dụng các ứng dụng, các dịch vụ tiện ích trên Internet hoặc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… các em nên sử dụng mật khẩu (Password) mạnh, xác minh danh tính bằng nhiều lớp bảo vệ để bảo đảm tính bảo mật và quyền riêng tư của mình”.
2.5.6. Ô chữ hoạt động củng cố cuối chủ đề kiểu xâu (Bài 12. Kiểu xâu - Tin học 11)
a. Phạm vi áp dụng:Hoạt động củng cố cuối chủ đề “Kiểu xâu” (Tin học 11)
b. Kiến thức:Học sinh vận dụng kiến thức về kiểu dữ liệu xâu ở bài 12 (Tin học 11) để giải ô chữ.
1 R E P L A C E 2 T O L O W E R 3 S U B S T R 4 S I Z E 5 G E T L I N E 6 S T R I N G 7 T O U P P E R 8 I N S E R T Từ hàng dọc: POSITION (Vị trí)
CÂU HỎI TỪ HÀNG NGANG
- Hàng 1 (7 ô): Thủ tục thay thế xâu
- Hàng 2 (7 ô): Hàm đổi chữ hoa thành chữ thường - Hàng 3 (6 ô): Hàm sao chép
- Hàng 4 (4 ô): Hàm xác định độ dài của xâu - Hàng 5 (7 ô): Thủ tục nhập xâu
- Hàng 6 (6 ô): Từ khóa khai báo xâu
- Hàng 7 (7 ô): Hàm đổi chữ thường thành chữ hoa - Hàng 8 (6 ô): Thủ tục chèn xâu
Hãy chỉ ra từ khóa hàng dọc? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ hàng ngang và từ hàng dọc? Nêu ý nghĩa của chúng?
c. Ý nghĩa: Củng cố lại các kiến thức liên quan đến các hàm và thủ tục xử lý trên kiểu dữ liệu xâu. Từ đó nêu vai trò quan trọng của việc truyền đúng các tham số liên quan khi sử dụng hàm và thủ tục.
Thông qua hoạt động luyện tập bằng ô chữ và câu trả lời cuối cùng của học sinh, giáo viên có thể chốt lại như sau: “Khi nhập xâu (string) các em nhớ phải dùng thủ tục getline. Bên cạnh đó khi sử dụng các hàm và thủ tục, ngoài các tham số khác thì các em nhớ chú ý truyền tham số vị trí (position) hoặc chỉ số của các phần tử phải đúng. Vì tham số vị trí (position) rất quan trọng, nếu truyền sai thì kết quả sẽ bị sai.”
2.5.7. Ô chữ hoạt động luyện tập trong chủ đề bài tập tổng hợp (Tin học 12) a. Phạm vi áp dụng: Hoạt động luyện tập trong chủ đề “Bài tập tổng hợp” sau chương II. “Hệ quản trị CSDL Microsoft Access” (cuối học kỳ 1-Tin học 12)
Ô chữ được bố trí gồm 10 hàng ngang như sau: 1 D E S I G N 2 F O R M 3 Q U E R Y 4 P R I M A R Y K E Y 5 R E C O R D 6 C R E A T E 7 I D 8 T A B L E 9 R E P O R T 10 W I Z A R D
Từ khóa hàng dọc: SOURCE DATA (Dữ liệu nguồn)
CÂU HỎI TỪ HÀNG NGANG
- Hàng 1 (6 ô): Sử dụng cách tự thiết kế để tạo mới một đối tượng mới trong Access
- Hàng 2 (4 ô): Tên của một đối tượng trong Access dùng để cập nhật và hiển thị dữ liệu?
- Hàng 3 (5 ô):Tên đối tượng dùng để truy vấn dữ liệu?
- Hàng 4 (10 ô): Là trường đóng vai trò quan trọng nhất trong một bảng? - Hàng 5 (6 ô): Khái niệm này dùng để chỉ bản ghi?
- Hàng 6 (6 ô): Thẻ lệnh chứa các lệnh tạo các đối tượng mới trong Microsoft Access 2013?
- Hàng 7 (2 ô): Tên của trường được Access chỉ định làm khóa chính tự động khi người dùng không chọn khóa chính?
- Hàng 8 (5 ô): Là đối tượng chính dùng để cập nhật, hiển thị và lưu trữ dữ liệu trong Access?
- Hàng 9 (6 ô): Là đối tượng dùng để tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuôn dạng?
- Hàng 10 (10 ô): Cách tạo đối tượng mới trong Access bằng cách sử dụng các mẫu đựng sẵn?
Hãy chỉ ra từ khóa hàng dọc? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ hàng ngang