PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
6. Tính khoa học, tính sư phạm, tính mới
6.1. Tính khoa học
Đề tài được nghiên cứu từ nhiều năm học trước dựa trên những luận cứ khoa học của môn học. Hoạt động khởi động, hoạt động củng cố, luyện tập bằng cách cho học sinh giải trò chơi giải ô chữ thuộc phương pháp dạy học trò chơi. Phương pháp này thuộc danh sách các phương pháp dạy học hiện đại giúp tăng sự kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh.
Chúng tôi đã dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng đề tài này. Việc cho học sinh làm bài kiểm tra đối chứng và khảo sát ý kiến học sinh bằng phần mềm Quizizz đã thể hiện được kết quả thực nghiệm khách quan của đề tài. Từ đó phân tích và rút ra được những kết luận chính xác khi sử dụng phương pháp dạy học này.
6.2. Tính sư phạm
Đề tài được nghiên cứu và triển khai dạy học phù hợp với tâm sinh lý của học sinh của trường THPT Đô Lương 1, phù hợp với đơn vị kiến thức mà học sinh đã được tiếp nhận và việc dạy học thực nghiệm tại các lớp học ở khối 10,11,12 đã mang lại hiệu quả nhất định, .
Thông qua việc khái quát hóa các đơn vị kiến thức bằng các ô chữ hàng ngang và mở rộng ý nghĩa của từ khóa hàng dọc, việc giải các ô chữ có tính giáo dục cao và giúp học sinh khắc sâu kiến thức, có sự hứng thú, yêu thích môn học.
Tính sư phạm của đề tài còn thể hiện ở việc giáo viên đã biết sử dụng và kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học khác nhau nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất cho người học.
6.3. Tính mới
Trò chơi giải ô chữ không phải là trò chơi mới lạ, đây là trò chơi kinh điển được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù vậy nó vẫn luôn thu hút người chơi vì mang tính trí tuệ và giải trí cao. Bản thân mỗi ô chữ là một nội dung mới, chứa đựng các đơn vị kiến thức mới, một trải nghiệm mới nên sẽ kích thích được sự hứng thú và tò mò ở người tham gia. Trong phạm vi môn Tin học nói riêng và các môn học khác nói chung ở trường chúng tôi, thì đây là đề tài mới vì ít người áp dụng. Tính mới của đề tài còn thể hiện ở cách tiếp cận nội dung mới, đó là các ô chữ đều mang tính đặc thù của ngành “Tin học”. Tính đặc thù thể hiện ở đây là tất cả nội dung từ khóa đều là những thuật ngữ Tin học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Thông qua hoạt động giải ô chữ, chúng ta sẽ xây dựng cho học sinh có thói quen tiếp cận những thuật ngữ Tin học bằng tiếng Anh cơ bản để khi có điểu kiện học lên bậc cao hơn thì các em sẽ hội nhập nhanh hơn.
Cuối cùng, tính mới của đề tài còn thể thiện ở điểm, đó là sau khi trò chơi kết thúc, chúng tôi đã cho học sinh làm bài test trực tiếp nhanh trên hệ thống Quizizz để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây cũng là một cách đánh giá nhanh kết quả học tập của học sinh ở từng lớp sau khi áp dụng đề tài.
7. Kết quả thực hiện
Tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học đã có sự thay đổi nhiều theo chiều hướng tích cực về chất lượng dạy học, với sự chuẩn bị chu đáo về thiết kế, tổ chức trò chơi của giáo viên, giờ học đã không còn cứng nhắc, đơn điệu, truyền đạt kiến thức một chiều mà giờ học đã trở nên sinh động, học sinh rất tích cực tham gia
Kết quả thực nghiệm sư phạm khi vận dụng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học cho thấy:
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.
- Học sinh ngày càng yêu thích môn học.
- Học sinh khắc sâu được kiến thức bài học, đa số các em thuộc và hiểu bài ngay tại lớp.
-Những học sinh trước kia còn yếu thì giờ cũng đã nắm được các kiến thức quan trọng trong nội dung bài học.
- Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, lôi cuốn học sinh luôn tham gia vào các hoạt động của giờ học.
- Học sinh tự tin xây dựng bài, không còn rụt rè, có tinh thần tự giác. - Giáo viên hài lòng, tự tin vào bài giảng.
PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận
Trò chơi ô chữ là một trong những trò chơi kinh điển, trí tuệ, hỗ trợ hữu ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. Đây không phải là trò chơi đơn thuần mà còn là một hình thức học tập khả năng tư duy của người chơi nếu được thiết kế và sắp xếp phù hợp với chương trình học. Bên cạnh đó, hình thức vừa học vừa chơi này mang lại cho người học sự hứng thú, tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức. Đồng thời còn giúp học sinh ôn luyện kiến thức nhanh phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm mà Bộ Giáo dục đào tạo đã lựa chọn cho việc kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay.
Việc vận dụng linh hoạt trò chơi ô chữ sẽ giúp cho không khí lớp học vui tươi, học sinh có cảm giác nhẹ nhàng, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng và sâu sắc.
Tóm lại: Sử dụng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.